Kinh Cầu An
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng luôn mong muốn có được một cuộc sống bình an, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và cám dỗ trong cuộc sống. Để đạt được điều này các phật tử không nên bỏ qua những bộ kinh cầu an. Bài viết dưới đây hãy cùng với Lôi Phong khám phá những bộ kinh cầu an hiệu quả nhất hiện nay nhé.
1. Tại sao được gọi là kinh cầu an?
Kinh cầu an chính là những bộ kinh được viết ra để giúp cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được an vui, hạnh phúc, hưởng được sự bình yên để vượt qua mọi khó khăn trắc trở của cuộc đời. Việc cầu bình an cũng góp phần nói lên tinh thần nhân bản đẹp đẽ về đạo đức của các Phật tử trong Đạo Phật.
Khi họ gặp phải những khó khăn, thử thách, thiếu thốn và bệnh tật thì liền nghĩ ngay tới kinh cầu an. Nó sẽ giúp làm giảm được những nỗi đau và sự bất hạnh trong mỗi người.
Kinh cầu an được viết ra để cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được an vui và hạnh phúc
2. Tụng kinh cầu an mang tới nhiều ý nghĩa sâu sắc
Để tìm hiểu về ý nghĩa của kinh cầu an trước tiên bạn cần nắm được cầu an sẽ được chia thành 2 xu hướng khác nhau. Đó là:
● Cầu an dựa vào hướng nội: Nó mang ý nghĩa quay về bên trong và người cầu an sẽ luôn mong muốn cho tâm của mình sẽ được an bình nhất.
● Cầu an dựa vào hướng ngoại: Đây là việc cầu những thứ ở bên ngoài tâm như công danh, sự nghiệp, danh vọng cũng như đời sống về vật chất của chúng người. Họ luôn mong muốn mọi việc luôn được thuận lợi, hanh thông và phát triển tốt đẹp nhất.
Ngày nay phần lớn các phật tử khi tới chùa thường sẽ cầu bình an hướng ngoại. Họ mong muốn cho gia đình của mình được hạnh phúc, con cái thành đạt, nên người, có sự nghiệp mở rộng hơn. Đối với công danh sự nghiệp thì được lên cao xa và nổi tiếng trong thiên hạ… Rất ít người để ý tới cầu an hướng nội là cầu cho bản thân của mình sẽ được thanh thản và thoải mái hơn.
Cầu an hướng ngoại là cầu về công danh, sự nghiệp và danh vọng
Với cách cầu an này vô hình dung mọi người đã bỏ đi cốt lõi mà chỉ theo hiện tại. Họ đang quên mất bình an trong tâm hồn mới chính là yếu tố quan trọng để mang chúng ta tới một cuộc sống bình an nhất. Phần lớn luôn mong muốn sự bình an về vật chất để rồi tâm tư lại phải lo âu. Như vậy dù có vật chất thì họ cũng chẳng phải là người hạnh phúc. Vì thế mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về ý nghĩa của việc cầu an và kinh cầu an là như thế nào và thực hiện sao cho đúng nhất.
>>> XEM NGAY: Kinh A Di Đà là gì? Những lợi ích mà kinh A Di Đà mang lại
3. Lý do nên nghe kinh cầu an
Tất cả chúng sinh sinh sống trên trần gian này đều luôn mong muốn có được sự bình an. Họ sẽ cầu an cho chính bản thân, cho gia đình, cho người thân trong dòng tộc…Hoặc cũng có những người cầu bình an rộng hơn là mong muốn cho quê hương đất nước của mình được bình an. Chính vì vậy kinh bình an đã được ra đời và việc nghe kinh bình an sẽ mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời.
Hàng ngày khi nghe kinh cầu an sẽ giúp cho tâm hồn của mỗi người sẽ được thanh thản và thoải mái nhất. Đây được xem là cách để giúp mọi người thay đổi tư duy theo chiều hướng tốt nhất và xem xét lại được chính bản thân của mình. Nhờ vào sự tư duy và quán chiếu sẽ giúp cho bản thân thấy được những lỗi lầm mình đang mắc phải trong cuộc sống và nhận ra được chỗ mà mình đang vấp ngã.
Nếu như con người thường xuyên nghe kinh cầu an và nghe những lời Phật dạy thường sẽ trở nên hanh thông và sáng suốt hơn. Họ sẽ hiểu được cái gì đúng, cái gì sai của cuộc đời này này. Nhờ vậy tâm của mỗi người sẽ được an nhiên, thoải mái và bình an hơn rất nhiều.
Hằng ngày nghe kinh cầu an sẽ giúp cho tâm hồn của mình được thanh thản và cảm thấy thoải mái nhất
>>> XEM NGAY: Chuông mõ tụng kinh - pháp khí quan trọng trong đạo phật
4. Bộ kinh cầu an nào nên nghe và nên đọc nhất
Trong Kinh phật có rất nhiều bộ kinh khác nhau và nó khiến cho mọi người gặp phải khó khăn trong việc băn khoăn không biết nên chọn bộ kinh nào là thích hợp nhất. Do đó nếu bạn đang tìm kiếm những bộ kinh cầu an cho bản thân và gia đình mình thì đừng bỏ qua chia sẻ dưới đây.
4.1. Bộ Kinh A Di Đà
Bộ kinh này đã được xây dựng dựa vào nền tảng của niềm tin của những người hành tri. Tụng kinh này sẽ giúp dẫn đường chỉ lối cho con người đến với thế giới Tịnh Độ, đây là một thế giới không xuất hiện đau khổ, khó khăn, không có sinh lão, bệnh tử mà nơi đây chỉ tồn tại những niềm vui và niệm hạnh phúc vô biên.
Bài Kinh này được hình thành với mục đích muốn thu hút những phật tử thoát được cảnh nghèo khó, khổ sở ở hiện tại để phát tâm tu hành và tái sinh trở về với cõi cực lạc để được hưởng sự an yên và niềm vui mãnh liệt.
Để đạt được những điều mà mình mong muốn khi tụng kinh cầu an này bạn cần phải chăm chú vào việc cầu nguyện. Cần phải thật chú tâm và không để cho tâm bị sao nhãng. Như vậy đức Phật A Di Đà sẽ cùng với những vị thánh sẽ hiện ra ngay trước mắt bạn. Nếu những ai tụng kinh mất tập trung thì sẽ bị điên đảo lập tức được vãng sanh.
Bộ kinh A Di Đà giúp cầu bình an cho gia đạo và giúp siêu độ cho những người đã quá cố. Vì vậy bạn hãy tìm cách nhất tâm bất loạn mỗi khi tụng kinh này nhé.
Kinh A Di Đà giúp cho người tụng thoát khỏi được cảnh nghèo khó và khổ sở để hưởng an yên và niềm vui
4.2. Bộ Kinh Báo Ân
Kinh Báo Ân hay còn được gọi đầy đủ là Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân. Bộ kinh này đã được Đức Phật đề cập tới công đức sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời nó muốn giáo dục tới con cháu cần phải có bổn phận để đền đáp về công ơn của cha mẹ sao cho xứng đáng nhất.
Thông thường bộ Kinh Báo Ân sẽ được tụng vào ngày lỗ hay ngày lễ vu lan báo hiếu. Những phật tử khi tụng kinh này sẽ thề nguyện rằng từ nay trở về sau cần phải ăn ở sao cho phải đạo đối với cha mẹ cũng như các bậc tôn trường của mình. Tất cả các thành viên của gia đình khi nghe được kinh này cần phải giữ gìn theo đúng như thứ bậc, trên ra trên và dưới ra dưới. Mọi người cần phải hiếu thuận với nhau.
Kinh Báo Ân thường được sử dụng trong báo hiếu cha mẹ
4.3. Kinh Phổ Môn
Đây là bài kinh nói tới hạnh nguyện độ sanh của phật Bồ Tát Quan Thế Âm. Loại kinh này còn được gọi với các tên gọi khác đó là Kinh Phẩm Phổ Mô, kinh Quan Thế Âm. Dựa vào đây sẽ giới thiệu đến việc quán chiếu về cuộc đời sao cho tất thảy chúng sanh sẽ được giác ngộ và tất cả được giải thoát nhờ vào phương pháp tu tập phổ biến.
Bài kinh này sẽ giúp cho con người sẽ khởi duyên và tự giải thoát được khỏi đau khổ. Khi đó bản thân sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng và thanh tịnh nhất. Đồng thời bài kinh còn thể hiện cho sự bao dung và tinh yêu thương mà Quan Âm Bồ Tát muốn gửi gắm tới chúng sanh thông qua cách thức độ sinh.
Kinh Phổ Môn nói đến hạnh nguyện độ sanh của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Sẽ không có một vị Bồ Tát nào có thể cứu giúp cho tất cả chúng ta cầu gì, ước gì được đó mà luật nhân quả sẽ đến giống như nghiệp báo. Thông qua bài kinh này sẽ giúp mỗi người hiểu rõ về cuộc đời của mình sẽ gồm có 5 loại âm thanh luôn song hành và hiện hữu với nhau đó là Diệu Âm, Phạm Âm, Quán Thế Âm, Hải Triều Âm và Siêu Việt Thế Gian Âm. Cùng với đó là 5 pháp quán chiếu bao gồm Chân Quán, Bi Quán, Từ Quán, Thanh Tịnh Quán và Quảng Đại trí tuệ quán… Dựa vào những điều này để giúp cho bản thân của bạn thoát ra được khỏi đau khổ để tu tập, cứu vãn chính mình và vị tha nhân tránh khỏi bất hạnh.
Nếu bất kỳ ai đang gặp phải khó khăn, trắc trở, gặp tai nạn thì tụng kinh Phổ Môn sẽ giúp giải trừ được những khổ nạn này. Tuy nhiên điều quan trọng nhất mà bạn cần phải nắm trong quá trình tụng kinh Phổ Môn đó là phải nhất tâm và phát nguyện, làm nhiều việc thiện, bố thí thì mới có hiệu lực.
Kinh Phổ Môn giúp mọi người vượt qua được tai nạn, khó khăn và trắc trở
4.4. Bộ kinh Lương Hoàng Sám
Nếu bạn đang tìm kiếm bộ kinh cầu an thì không lên bỏ qua kinh Lương Hoàng Sám hay còn được gọi là Kinh Đại Sám. Toàn bộ bài kinh này sẽ nói về các lời sám nguyện giải trừ những điều tội lỗi. Nội dung của bộ kinh tương đối dài do trước khi thuật kinh này vua Lương Võ Đế không tin tưởng và Phật Pháp mà chỉ tin vào ngoại đạo.
Bộ kinh Lương Hoàng Sám được ra đời do hoà thượng Chí Công đã biên tập nên từ thời nhà vua Lương Võ Đế. Thời đấy có một bà hoàng hậu rất được nhà vua yêu mến có tên là Hy Thị. Chính điều này đã khiến cho Hy Thị ngày càng đố kỵ với các cung phi khác. Bà ganh tị với tất cả các cung phi, độc ác với mọi người và xuất ra những lời phỉ báng Tam Bảo. Ở trong Triều ngoài quận lúc bấy giờ ai cũng biến đến danh bà Hy Thị là một quái phi.
Sau đó bà bị lâm bệnh nặng, các lương y đều thúc thủ và bà đã từ trần. Vào một đêm khuya khi đang ngồi trong cung vô cùng tĩnh mịch nhà vua nghe tiếng kêu vô cùng thảm thiết. Gặng hỏi một lúc thì hoàng đế biết được đây là Hy Thị. Do quá độc ác nên khi chết đi bà đã bị đọa làm rắn mãng xà. Ngày đêm phải chịu sự đau khổ, toàn thân thì tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa đến nhức nhối nên đã tìm tới đây để mong Hoàng Đế tìm được phương pháp cứu chữa.
Nhà vua nghe được điều này đã chí tâm thân hành bái lễ. Sau đó, Hy Thị được hiện thân là một thiên nữ đẹp đẽ để tỏa lòng biết ơn tới nhà vua. Bà cho biết rằng mình đã thoát được nạn và được sinh lên Đao Lợi Thiên Cung nhờ vào công đức sám hối. Kể từ đó Sám Pháp đã được truyền tụng khắp mọi nơi.
Bộ kinh này được xem là những lời nguyện giải trừ tất cả những điều tội lỗi. Ngày nay đây cũng là bộ kinh cầu an thường được sử dụng trong các dịp lễ báo hiếu cha mẹ hoặc trong những ngày giỗ chạp gia tiên.
Kinh Lương Hoàng Sám được xem như lời nguyện để giải trừ tất cả những điều tội lỗi
Như vậy qua bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh cầu an. Với những bộ kinh cầu bình an này sẽ rất có ích cho các bạn và người thân để giúp bản thân có thể thoát được những trịnh trạng đau khổ, khó khăn nhất. Vì thế đừng quên tụng kinh mỗi ngày để đạt được những điều tốt đẹp nhất cho bản thân mình bạn nhé.