Bàn thờ gỗ gụ là loại bàn thờ có giá trị cao từ xưa đến nay. Thậm chí, vào thời phong kiến, chỉ những gia đình quyền quý mới sử dụng gỗ gụ để làm bàn thờ. Điều đó chứng tỏ giá trị và ý nghĩa của bàn thờ gỗ gụ là rất lớn.
Ngày nay, bàn thờ gỗ gụ đã trở lên phổ biến hơn. Không chỉ có độ bền tốt, bàn thờ gỗ gụ còn có tính thẩm cao. Sử dụng bàn thờ gỗ gụ trong việc thờ cúng không chỉ đem lại cảm giác yên tâm cho gia chủ, mà còn giúp làm đẹp không gian thờ cúng tại gia.
Cây gỗ gụ là cây thân lớn, có tuổi thọ lâu năm. Theo quy định của nhà nước Việt Nam, cây gỗ gụ thuộc loại thực vật rừng quý hiếm. Cây cho gỗ chất lượng cao, bền chắc, khó bị mối mọt xâm nhập. Hiện tại, số lượng cây gỗ gụ truyền thống ở Việt Nam không còn nhiều nên giá trị của đồ thờ gỗ gụ càng ngày càng tăng cao.
Hình 1: Hình ảnh cắt lát một khoanh gỗ gụ tự nhiên
Gỗ gụ tự nhiên cho chất lượng gỗ tốt nhất là loại gỗ gụ mọc ở Quảng Bình. Tuy nhiên, hiện nay loại gỗ gụ này không còn nhiều. Vậy nên, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng gỗ gụ của thị trường, gỗ gụ hiện nay đã được phát triển giống mới để trồng công nghiệp.
>>> CLICK NGAY: Những mẫu bàn thờ đẹp nhất tại Lôi Phong
Gỗ gụ có giá trị cao không chỉ vì độ hiếm và quý của loại cây này. Mà còn bởi các đặc điểm độc đáo của nó. Không những thế, đây cò là loại gỗ có vẻ đẹp tăng dần theo năm tháng, càng dùng càng đẹp, nên đồ gỗ gụ càng cổ, càng cũ thì lại càng có giá trị cao.
Chất của gỗ gụ là một trong số những chất gỗ tốt nhất trong các loại cây lấy gỗ ở Việt Nam. Gỗ gụ tự nhiên khi mới khai thác sẽ có màu vàng hoặc trắng. Sau khi xử lý thì hoặc để lâu sẽ chuyển thành màu nâu thẫm. Gỗ gụ có tuổi càng lớn thì màu sắc càng thẫm.
Thớ gỗ thẳng và đều, vân gỗ mịn, một số cây gỗ gụ còn có vân uốn lượn mềm mại. Bề mặt của gỗ gụ tự nhiên không có hề có các vết rỗ, nên sau khi xử lý sẽ đạt được độ bóng mịn hoàn hảo.
Màu sắc tự nhiên của gỗ gụ là màu trắng ngả vàng, gỗ càng già thì màu vàng đậm dần đến nâu đỏ. Người chơi gỗ gụ thường dựa vào đặc điểm màu sắc này để đánh giá chất lượng gỗ gụ: Gỗ có màu càng đậm thì càng lâu năm, chất lượng càng tuyệt hảo.
Hình 2: Màu sắc tự nhiên của gỗ gụ
Tuy nhiên, với công nghệ xử lý gỗ hiện nay thì khó để có thể nhận biết được màu sắc của gỗ gụ. Hầu hết các sản phẩm sau khi xử lý và gia công đều có màu sắc rất đẹp mắt và tự nhiên. Chỉ có người chơi lâu năm hoặc người thợ mới có thể nhận ra được màu gốc của gỗ gụ sau khi sản phẩm đã được xử lý hoàn thiện.
Vân gỗ gụ là một trong những kiểu vân đẹp và sang trọng. Loại vân thường thấy ở gỗ gụ khá ngắn, đều và không liền mạch. Màu sắc của vân gỗ gụ thường nhạt hơn màu của thớ gỗ, có màu vàng, trắng đan xen đen.
Hình 3: Vân gỗ gụ tự nhiên rất độc đáo
Ở các phần thân có mắt gỗ thì vân hơi cong, tạo thành hình cánh hoa nên hay được gọi là vân hoa. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm đã xử lý hoàn thiện và được sơn phủ thì rất khó để nhận biết màu sắc vân gỗ.
>>> Những mẫu khung ảnh thờ đẹp tại Lôi Phong
Trên thị trường hiện nay có 4 loại gỗ gụ thường được sử dụng để chế tác đồ thờ, bàn thờ và đồ nội thất. Đó là gỗ gụ ta, gỗ gụ mật, gỗ gụ Lào và gỗ gụ Nam Phi.
Gỗ gụ ta: Đây là loại gỗ gụ có chất gỗ chất lượng nhất trên thị trường hiện nay. Gỗ gụ ta còn có tên khác là gỗ gụ lau, thường mọc tự nhiên tại Quảng Bình.
Gỗ gụ công nghiệp: Tên thường gọi của gỗ gụ công nghiệp là gỗ gụ mật. Chất gỗ gụ mật tuy không đẹp và mịn như gỗ gụ lau nhưng vẫn đảm bảo độ cứng và chắc.
Gỗ gụ Lào, gỗ gụ Nam Phi: Đây là hai dòng gỗ gụ nhập khẩu từ Lào và Nam Phi, chất lượng gỗ tương đương như gỗ gụ mật.
Để phân biệt bàn thờ gỗ gụ với các loại gỗ khác, người mua hàng cần đánh giá dựa theo các đặc điểm của gỗ thô chưa qua xử lý, hoặc gỗ trước khi được xử lý màu. Vì đặc điểm phân biệt của gỗ gụ chủ yếu dựa vào màu sắc và mùi hương.
Gỗ gụ tự nhiên có màu nâu đỏ, sau khi xử lý, đánh vecni hoặc phủ bóng thì có màu nâu thẫm hoặc đen.
Mùi của gỗ gụ hơi chua nhẹ, không hăng, tuy nhiên sau khi xử lý hoàn thiện thì sẽ khó để nhận biết được mùi của gỗ gụ.
Do vậy, để nhận biết và kiểm định chính xác gỗ gụ thật hay giả thì bạn nên kiểm tra sản phẩm thô chưa hoàn thiện, chưa sơn phủ.
Với các đặc điểm nổi trội của gỗ gụ như: bản gỗ to, thớ thẳng, vân đẹp, ít cong vênh, mối mọt, ít co ngót... mà dùng làm bàn thờ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Thậm chí, với đặc tính "càng dùng càng bóng đẹp" của gỗ gụ thì bàn thờ gỗ gụ càng dùng lâu sẽ càng tăng tính thẩm mỹ và giá trị.
Hình 4: Bàn thờ gỗ gụ tại bàn thờ Lôi Phong
Sử dụng gỗ gụ làm bàn thờ treo tường hay bàn thờ chân đứng, bàn thờ chân quỳ cũng đều phù hợp. Gỗ gụ tuy chất gỗ chắc nhưng cũng không quá nặng, nên khi treo tường sẽ không tác động quá nhiều lực đến tường. Hơn nữa, với chất gỗ chắc, cứng của gỗ gụ làm chân đỡ thì có thể chịu lực rất tốt.
Với sự phát triển của công nghệ và kinh tế, hiện nay, bất cứ gia đình nào cũng có thể sử dụng bàn thờ gỗ gụ.
Thay vì sử dụng gỗ gụ ta truyền thông, các sản phẩm bàn thờ gỗ gụ hiện nay thường được chế tác từ gỗ gụ công nghiệp, gỗ gụ nhập khẩu. Nhờ đó mà giá thành không quá cao, lại vẫn đảm bảo được độ bền, chắc và độ thẩm mỹ của sản phẩm.
Một số loại bàn thờ gỗ gụ phổ biến nhất hiện nay là:
Bàn thờ gỗ gụ liền chân kiểu cuốn thư
Bàn thờ gỗ gụ liền chân, chân trổ họa tiết, mặt bàn thờ kiểu cuốn thư
Bàn thờ gỗ gụ chân đứng
Bàn thờ gỗ gụ chân quỳ
Bàn thờ gỗ gụ đẹp
Gỗ gụ là loại gỗ chất lượng cao, lại quý hiếm nên giá thành bàn thờ gỗ gụ không hề rẻ. Do đó, khi mua bàn thờ gỗ gụ, bạn cần kiểm tra chất lượng sản phẩm thật cẩn thận. Tránh trường hợp mua phải gỗ gụ chất lượng thấp, gỗ gụ nhập nhưng phải trả tiền theo giá của gỗ gụ ta.
Bàn thờ gỗ gụ sơn son thếp vàng
Tốt nhất khi mua bàn thờ gỗ gụ, bạn nên đến tận xưởng để xem bàn thờ mộc chưa qua xử lý. Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá sẽ chính xác hơn. Đồng thời chọn mua bàn thờ gỗ gụ do những thương hiệu đồ mộc thờ cúng uy tín để mua hàng. Như vậy sẽ tránh được rủi ro mua phải sản phẩm chất lượng thấp với giá đắt.
Ngoài ra, gỗ gụ là loại gỗ khá cứng và nặng. Nên khi chọn bàn thờ treo tường bằng gỗ gụ, bạn nên chọn mẫu bàn thờ có chân liền. Mẫu bàn thờ treo tường có chân liền sẽ có khả năng chịu lực tốt hơn, giảm tải cho tường nhà. Tránh được nguy cơ bị lở tường hoặc sập bàn thờ - hai điều đại kỵ khi sử dụng bàn thờ treo tường.