bàn thờ ông táo

Lọc
Lọc
Đã từ lâu trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cứ đến ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch) là ngày tiễn ông Táo về trời. 

Ông Táo hay còn gọi là Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời, bẩm báo cho Ngọc Hoàng mọi việc của gia đình trong năm và cầu may mắn vào năm tới. Ngày này, gần như tất cả các gia đình Việt đều làm cỗ, mua cá chép để tiễn ông Táo về trời báo hiệu kết thúc một năm, mong năm mới nhiều tài lộc và hạnh phúc hơn.

 

Thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo là một trong những nghi thức cúng ông Công, ông Táo phổ biến tại Việt Nam

Phong tục này đã có từ rất lâu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thờ ông Táo như thế nào. Nhiều gia đình muốn lập bàn thờ nhưng chưa rõ được cách lập và nghi lễ thờ Ông Táo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách lập bàn thờ Ông Táo và nghi lễ phù hợp. 

1. Bàn thờ Ông Táo thờ ai? Sự tích Ông Táo

Sự tích ông Táo được dân gian kể lại tuy đã có nhiều dị bản nhưng cốt truyện chung như sau: Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo do xảy ra nhiều mâu thuẫn nên đã bỏ nhau. Được ít lâu, người vợ lấy chồng mới còn người chồng cũ vấn sống một mình trong cảnh nghèo hèn. 

Trong một lần người chồng cũ đi xin ăn gặp lại vợ của mình, ông đã được người vợ đưa về hậu đãi. Người chồng mới về bắt gặp cảnh tượng đó thì sinh lòng nghi ngờ, ghen tuông. Uất ức, người vợ đã đâm đầu vào đống lửa quyên sinh, người chồng cũ thấy vậy cảm thương chết theo. Quá đau lòng, người chồng mới cũng nhảy vào lửa chết. 

Ngọc Hoàng cảm động trước câu chuyện trên nên phong cho 3 người là Táo Quân - Vua bếp để quán xuyến và cai quản việc bếp núc ở dương gian. Người dân ngưỡng mộ lòng chung thủy và sự hi sinh của Táo Quân nên lập đền thờ cúng hi vọng có thể “giữ lửa” trong gia đình để gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc.

>>> XEM NGAY: Những mẫu bàn thờ ông táo đẹp nhất tại Lôi Phong

Bàn thờ ông Táo từ xưa đến nay thờ các vị Táo Quân theo dân gian thường nói là thờ 2 ông táo và 1 bà táo - những vị thần bếp để trông coi nhà cửa, giữ lửa bếp núc.

2. Lập bàn thờ Ông Táo trong nhà thế nào? 

Bàn thờ Ông Táo được xem như nét đẹp văn hóa và tín ngưỡng trong mỗi gia đình. Ý nghĩa của việc này là tạo nên vị thần Bếp, giúp giữ lửa và cai quản bếp núc cho gia đình. Điều này giúp cho gia đình được sung túc và hòa thuận theo quan niệm xưa.

 

Bàn thờ ông Công, ông Táo thường được đặt trên bếp nấu

Khi lập bàn thờ Ông Táo gia chủ cần hết sức lưu ý đến cách đặt bàn thờ, lập bàn thờ và hướng bàn thờ phù hợp. Bàn thờ ông Táo có thể đặt bao gồm kệ gỗ, hoặc trong một gian tủ sạch sẽ và cao ráo.

Lập bàn thờ Ông Táo trong nhà là nghi lễ rất quan trọng mà gia chủ cần chú ý những điều như :
- Lựa chọn ngày lành tháng tốt để đặt bàn thờ
- Trên bàn thờ Ông Táo cần có bài vị của các ngài, đĩa sứ, đèn nến và bát hương nhỏ.
- Gia chủ cần nhớ  những bài văn cúng, cách thỉnh và các bước cầu lễ. 

3. Đặt bàn thờ Ông Táo ở đâu?

Bàn thờ Ông Táo nên được đặt dưới bếp của mỗi gia đình. Các gia đình cần để ý đến việc hướng đặt bàn thờ Ông Táo vì đặt sai sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh. Vị trí tốt nhất là gia chủ nên đặt đầu bàn thờ cùng với hướng hoặc song song với hướng bếp .

Bàn thờ ông Táo cần là nơi cao ráo và sạch sẽ trong gian bếp, vậy nên gia chủ có thể đặt bàn thờ ông táo trên gian tủ cao hoặc thiết kế bàn thờ treo tường để làm bàn thờ ông Táo. Như vậy sẽ rất hợp lý về vị trí và dễ dàng hơn trong việc chọn hướng cho bàn thờ.

3.1. Những điều cấm kị cần lưu ý khi đặt bàn thờ Ông Táo

- Không để bàn thờ đối diện nhà vệ sinh
- Không để bàn thờ xa bếp nấu quá và gần bồn rửa vì theo mệnh Thủy sẽ khắc Hỏa, gia đình không thuận hòa, khó giữ lửa.
- Theo ngũ hành âm dương, nên để bàn thờ Ông Táo ở Hướng Nam, hướng này là hướng tốt nhất cho bàn thờ giúp gia chủ may mắn và tài lộc quanh năm.

4. Bàn thờ Ông Táo có phải bàn thờ gia tiên không? 

Hiện nay do diện tích nhà cửa, nhiều nhà vào ngày 23 tháng chạp thường cúng ông Công ông Táo tại bàn thờ gia tiên vì không lập bàn thờ riêng trong nhà. Trên thưc tế thì đây là 2 vị thần khác nhau nên cúng và thờ chung là chưa đúng.

Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công cúng trên nhà có thể cúng cùng bàn thờ gia tiên. Bàn thờ ông Táo thì sẽ không thờ chung và không phải bàn thờ gia tiên. Các gia đình nên nhớ để tránh phạm là để thờ Ông Táo chung thờ gia tiên. 

5. Hướng dẫn thờ Ông Táo

Thờ Ông Táo như thế nào để gia đình yên ổn, thịnh vượng mang lại tài lộc? Nhiều gia đình vẫn luôn có bàn thờ Ông Táo riêng chứ không cùng bàn thờ Thổ Địa và bàn thờ gia tiên. Trên bàn thờ Ông Táo thường cũng sẽ đầy đủ bát hương, bài vị và nến đèn.  

 

Bày trí bàn thờ ông Công, ông Táo không cần quá nhiều đồ thờ cúng

5.1. Tại sao nên thờ riêng bàn thờ Ông Táo?

Theo phong tục người xưa , ông Táo là thần trông coi bếp núc, quán xuyến gia đình. Nên đặt bàn thờ riêng ông Táo sẽ giúp gia đình yên ấm và mang lại tài lộc, bình an và may mắn cho gia chủ. 

Các gia đình nên thờ riêng bàn thờ Ông Táo riêng với bàn thờ gia tiên để thờ cúng Ông Táo để gia đình luôn được giữ lửa, công việc thuận lợi, nhà cửa yên ấm hơn. 

5.2. Nghi lễ thờ Ông Táo

Bàn thờ Ông Táo phải luôn sạch sẽ và lau chùi thường xuyên. Vào ngày mùng 1 hay ngày rằm cần thắp hương, cắm hoa có hoa quả để cúng các Táo Công. Đặc biệt ngày 23 tháng Chạp, gia chủ cần làm lễ thịnh soạn và cúng ông Táo trước 12 giờ trưa để kịp giờ ông Táo về trời. Thường niên, vào ngày này các Táo sẽ về bẩm với Ngọc Hoàng về công việc của gia chủ, xin cho may mắn thịnh vượng vào năm mới. 

Đố cúng Ông Táo thông thường khá đơn giản như trà, bánh và kẹo với mong muốn Táo Quân sẽ “ngọt giọng” khi bẩm báo Ngọc Hoàng. Ngoài ra còn cần có 3 chiếc mũ quan, 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông, và tiền vàng tùy theo từng gia chủ. Từ xưa, dân ta luôn cúng kèm cá chép cùng để coi là “phương tiện” đưa các Táo Quân về trời. Chúng ta vẫn thường thấy sau khi cúng Ông Táo xong thường mang cá chép ra phóng sinh, như một hình thức đưa Ông Táo về trời.

Trên đây là những chia sẻ của Nội Thất Lôi Phong về bàn thờ ông Táo và nghi lễ thờ Ông Táo. Hi vọng đây là bài viết hữu ích dành cho các gia đình muốn đặt bàn thờ Ông Táo tại nhà.

Chat messenger