Tượng Phật

Lọc
Lọc

Đối với người Việt, tượng Phật giống như hiện thân của Đức Phật. Bởi vậy, những bức tượng này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo. Mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thường chỉ được thờ cúng tại các đền, chùa, miếu, mạo.

Tuy nhiên, theo sự phát triển của điều kiện kinh tế và văn hóa, đến nay đã có rất nhiều gia đình đã thỉnh tượng Phật về nhà để thờ cúng. Thậm chí là dùng tượng Phật để trang trí.

Với mỗi mục đích khác nhau, tượng Phật cũng sẽ có các đặc điểm và ý nghĩa khác nhau. Do vậy, cần phải phân biệt rõ ràng tượng Phật để thờ cúng và tượng Phật để trang trí. Trong bài viết này, Lôi Phong sẽ giúp quý khách tìm hiểu thêm thông tin về tượng Phật.

Từ đó hiểu rõ được ý nghĩa cũng như sự khác biệt giữa các kiểu tượng Phật, và có thể lựa chọn được tượng Phật phù hợp với mục đích thỉnh tượng của mình.

1. Ý nghĩa của tượng Phật

Đối với người Việt ta, hoạt động tạc tượng chính là một trong những hoạt động bày tỏ sự biết ơn, niềm tin và tình cảm chân thành sâu sắc. Mà Phật giáo lại là tôn giáo có nhiều nét tương đồng với văn hóa, thuần phong mỹ tục của người Việt. Nên những vị Phật trong Phật giáo đã sớm nhận được sự tôn kính, biết ơn và tin tưởng của người Việt ngay.

Cũng bởi vậy, tượng Phật đã xuất hiện rất sớm trong đời sống của người Việt. Ban đầu là trong các đền, chùa. Sau đó là đến từng gia đình. Và thậm chí hiện nay có rất nhiều mang theo tượng Phật như một món đồ trang sức tôn giáo để cầu bình an.

>>> CHIÊM NGƯỠNG NGAY : Những mẫu tượng phật Di Lặc đẹp nhất hiện nay

1.1. Tượng Phật trong thờ cúng tại gia

Trong Phật giáo, dù là thờ Phật tại đền, chùa hay thờ Phật tại gia cũng đều để thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật và để răn mình làm theo điều Phật dạy. Không những thế, việc thờ Phật trong nhà còn là động lực để người tu hành tích cực làm điều tốt, dựa vào hình tượng và ánh sáng Phật pháp để tu thân tích đức.

Tượng Phật thờ cúng tại nhà

Tượng Phật thờ cúng tại nhà

Khi thờ Phật một cách thành tâm, gia chủ sẽ nhận được nhiều điều lành từ Đức Phật. Gia đình nhờ đó không chỉ bình an, hạnh phúc mà còn được bảo vệ tránh khỏi tạp niệm, uế khí. Càng chuyên tâm tu thân tích đức, làm theo điều Phật dạy thì gia chủ càng được nhận lại nhiều bình an từ Phật.

1.2. Tượng Phật trong phong thủy

Bản chất của tượng Phật trong phong thủy với thờ cúng không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, nếu tượng Phật trong thờ cúng giống như lời răn, nhắc nhở người tu hành hướng thiện thì tượng Phật trong phong thủy giống như một lá bùa hộ mệnh.

Tượng phật Phong Thủy

Tượng phật Phong Thủy

Người Việt ta tin rằng mỗi bức tượng Phật đều mang năng lượng tâm linh từ Đức Phật. Bởi thế sẽ giúp gia chủ bình an, tránh khỏi tai họa. Đồng thời giúp gia chủ làm ăn phát đạt, công thành danh toại. Và quan trọng nhất là đem lại sự an tâm cho gia chủ vì đã có Đức Phật bảo vệ khỏi những điều xấu.

Vậy nhưng, để được như vậy thì người mang tượng Phật bên mình hay đặt tượng Phật trong nhà vẫn phải tu thân tích đức như người tu hành. Có như vậy thì mới nhận được sự độ trì của Đức Phật.

2. Tượng Phật trong cuộc sống thường ngày

Trong cuộc sống thường ngày, Đức Phật là hình tượng tượng trưng cho đức hạnh sáng ngời, tinh thông mọi sự. Quá trình tu hành khổ hạnh của Người được nhiều người dân ca ngợi, học tập.

Chính vì thế, trong cuộc sống thường ngày, Đức Phật không những mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh mà còn là hình tượng để con người noi theo. Đồng thời, cũng là chỗ dựa tinh thần để giúp con người vững tin hướng thiện, mong cầu bình an trên đường đời.


Tượng Phật trong cuộc sống thường ngày

Tượng Phật trong cuộc sống thường ngày

Bởi vậy cho nên, tượng Phật xuất hiện ngày càng phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Không chỉ để thờ cúng, tượng Phật còn được ứng dụng vào trang trí phong thủy, làm trang sức… với đa dạng hình thức, mẫu mã khác nhau.

2.1. Tượng Phật để xe ô tô

Đây là một trong những ứng dụng thường thấy nhất của tượng Phật trong cuộc sống thường ngày. Nhiều người thường chọn tượng Phật Quan Âm dáng ngồi để đặt trên taplo ô tô hoặc treo trên gương trước của xe ô tô.

Người Việt tin rằng đặt tượng Phật trong xe sẽ giúp họ tránh được các tai nạn trong khi di chuyển, thêm phần yên tâm khi lái xe. Nhất là đối với các tài xế đường dài. Không chỉ đặt tượng Phật trên ô tô, mà các tài xế còn có thể dán hình ảnh tượng Phật ở vị trí trang trọng trong xe.

Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật Di Lặc, tượng Phật A Di Đà là những bức tượng phổ biến nhất thường được đặt trên xe ô tô.

Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát để trong xe ô tô

Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát để trong xe ô tô

2.2. Tượng Phật trang trí nhà cửa

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng tượng Phật để trang trí nhà cửa. Tuy nhiên, theo quan điểm của Phật giáo, sử dụng hình ảnh tượng Phật trang trí nhà cửa là điều hết sức bình thường. Đặt tượng Phật trong nhà chính là thể hiện niềm tin yêu, kính trọng với Đức Phật.

Tuy nhiên cần đảm bảo đặt tượng ở những nơi trang nghiêm, lịch sự. Như phòng khách, phòng làm việc. Tránh đặt tại phòng ngủ, phòng ăn là những nơi được coi là xú uế, thiếu tôn nghiêm.

Những kiểu tượng Phật thường dùng để trang trí nhà cửa là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nằm ngủ, tượng Phật Di Lặc, tượng Đầu Phật Thích Ca.

2.3. Tượng Phật trang sức phong thủy

Không chỉ dùng làm đồ trang trí, hình ảnh Phật còn được sử dụng làm đồ trang sức. Tượng Phật trang sức thường được chế tác bằng các loại gỗ quý, đá quý tự nhiên hoặc vàng, bạc và thường được dùng để làm mặt vòng cổ, dây chuyền.

Người Việt tin rằng, mang tượng Phật bên mình sẽ được phù hộ độ trì, vượt qua các hoạn nạn trong cuộc sống. Hơn nữa, với người tu hành, khi mang Phật bên mình sẽ càng chuyên tâm tu hành, vì luôn có Phật đồng hành trong cuộc sống.

Tượng Phật làm đồ trang sức phong thủy cũng rất đa dạng. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là tượng Phật Di Lặc, tượng Phật Quan Âm, tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay, tượng Phật Bản Mệnh.

 

3. Các loại chất liệu dùng để làm tượng Phật phổ biến

Tùy vào từng mục đích sử dụng khác nhau mà người ta sẽ sử dụng các loại chất liệu khác nhau để làm tượng Phật.

Thông thường, tượng Phật thờ cúng sẽ được làm bằng gỗ, đúc bằng đồng, tạc bằng đá tự nhiên. Tượng Phật trang trí thì có thể sử dụng các chất liệu tổng hợp, dễ xử lý và sản xuất hơn. Còn tượng Phật trang sức thì thường làm bằng các chất liệu quý giá.

3.1. Tượng Phật bằng gỗ

Gỗ là chất liệu vốn đã hết sức quen thuộc đối với người Việt. Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã sử dụng gỗ để làm tượng Phật. Chất liệu gỗ không chỉ dễ khai thác, đa dạng chủng loại, mà còn có tuổi thọ lâu bền. Tùy vào loại gỗ, tuổi thọ của tượng gỗ có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.

Gỗ hương, gỗ trầm, gỗ mít là những loại gỗ thường được sử dụng nhiều nhất để được làm tượng Phật. Bởi đây là những loại gỗ bền, chất gỗ tốt và chắc, có khả năng chống mối mọt cao. Ngoài ra, những loại gỗ này cũng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Bởi vậy được ưa chuộng để làm tượng Phật hơn cả.

Tượng Phật bằng gỗ

Tượng Phật bằng gỗ

3.2. Tượng Phật bằng đá

Bên cạnh gỗ, đá cũng là chất liệu phổ biến để tạc tượng Phật. Từ các loại đá quý, đá bán quý đến đá tự nhiên đều có thể sử dụng để làm tượng Phật.

Đối với tượng Phật dùng trong thờ cúng, trang trí thì thường sử dụng tượng Phật làm từ đá tự nhiên. Đối với tượng Phật dùng trong trang sức hoặc làm để trang trí với kích thước bé thì thường được dùng đá quý, đá bán quý, đá có tính chất phong thủy để tạc tượng.

Tượng Phật bằng đá

Tượng Phật bằng đá

3.3. Tượng Phật bằng đồng

Từ xa xưa, đồng đã là chất liệu làm tượng Phật vô cùng độc đáo. Đây là chất liệu thường dùng để là tượng Phật thờ cúng từ kích thước nhỏ, vừa đến cực đại.

Đồng có độ bền cao, tính thẩm mỹ độc đáo. Hơn nữa, năng lượng tâm linh từ đồng cũng rất lớn. Nên đồng cũng là một chất liệu phổ biến để làm tượng Phật thờ cúng.

Tượng Phật bằng đồng

Tượng Phật bằng đồng

4. Những vị Phật thường được tạc tượng để thờ, ý nghĩa và các dáng tượng Phật để thờ

Khi gia chủ có ý định thờ Phật, việc đầu tiên cần làm là phải tìm hiểu rõ ràng ý nghĩa của tượng Phật đó. Yếu tố quan trọng nhất khi thờ Phật là sự thành tâm thờ cúng và am hiểu ý nghĩa, từ đó mới có thể thờ cúng đúng phương pháp, lễ nghi.


Tượng Phật thường được dùng để thờ

Tượng Phật thường được dùng để thờ

Dưới đây, Lôi Phong xin được giới thiệu tới quý khách một số tượng Phật phổ biến thường được sử dụng để thờ cúng. Quý khách có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với niềm tin và điều kiện thờ cúng của gia đình.

4.1. Tam Thế Phật

Tam Thế Phật là bộ ba hình ảnh quá khứ - hiện tại - tương lai của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sở dĩ có Tam Thế Phật là bởi theo điển tích nhà Phật, khi tu hành thì Phật Thích Ca Mâu Ni dùng ba thân thế khác nhau để truyền bá đạo Phật.

Tam Thế Phật mang ý nghĩa củng cố đức tin cho người tu hành, nhắc nhở người tu hành phải ý thức rõ ràng được dòng chảy thời gian. Từ đó biết trân quý cuộc sống hiện tại, tu thân tích đức làm nhiều việc thiện.

Tượng Tam Thế Phật

Tượng Tam Thế Phật

4.2. Tây Phương Tam Thánh

Tây Phương Tam Thánh là bộ ba tượng Phật gồm Bồ Tát Quán Thế Âm, Đức Phật A Di Đà và Bồ Tát Đại Thế Chí. Đây là bộ tượng mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, gồm sự sáng suốt của Đức Phật A Di Đà, sự từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm và ánh sáng trí tuệ của Bồ Tát Đại Thế Chí.

Tượng Phật Tây Phương Tam Thánh

Tượng Phật Tây Phương Tam Thánh

4.3. Tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc là bức tượng đã quá quen thuộc với người Việt. Phật Di Lặc là vị Phật tượng trưng cho sự hạnh phúc, vui vẻ và tài lộc. Với dáng vẻ vui vẻ, hạnh phúc và nụ cười đầy phúc khí, tượng Phật Di Lặc là bức tượng Phật thường thấy ở các gia đình làm kinh doanh, buôn bán.

Người Việt tin rằng, khi thờ tượng Phật Di Lặc, gia đình không chỉ bình an, mà còn phát tài phát lộc. Hơn nữa, thờ Phật Di Lặc cũng không cần quá nhiều lễ nghi, nên tượng Phật Di Lặc là một trong số những bức tượng Phật bán chạy nhất hiện nay.

Tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc

4.4. Tượng Phật Quan Âm

Phật Quan Âm là vị Phật tượng trưng cho sự từ bi, đức kiên nhẫn, nên người Việt cũng rất chuộng thờ Phật Bà Quan Âm trong nhà. Thờ Phật Bà Quan Âm cũng chính là một hình thức để người tu hành tự nhắc nhở bản thân mình sống hướng thiện, luôn làm việc tốt.

Tượng Phật Quan Âm

Tượng Phật Quan Âm

4.5. Tượng Phật A Di Đà

Trong tiếng Phạn, Phật A Di Đà chính là “ánh sáng vô lượng”. Điều đó có nghĩa là sống lâu không có số lượng tuổi tác, lại có ánh hào quang sáng suốt không lường. Bổn nguyên của Ngài là cứu độ chúng sinh, tịnh hóa thế giới và biến nhân gian thành chốn đẹp đẽ nhất cho muôn vàn chúng sinh.

Chính vì ý nghĩa từ bi như vậy, nhiều người lựa chọn thờ tượng Phật A Di Đà để mong thoát khỏi muộn phiền, quay về với sự từ bi của Đức Phật.

Tượng Phật A Di Đà

Tượng Phật A Di Đà

4.6. Tượng Phật Dược Sư

Tượng Phật Dược Sư mang ý nghĩa đại diện cho sự trọn vẹn. Ngài có bổn nguyện cứu khổ, cứu nạn cho muôn kiếp chúng sinh. Nên người tu hành thờ tượng Phật Dược Sư với mong muốn được bảo vệ khỏi sự đau khổ về cả tâm hồn lẫn thể xác.

 

4.7. Tượng Phật Thích Ca

Phật Thích Ca là vị Phật đã tìm đường giải thoát cho con người khỏi khổ đau. Tương truyền rằng, từ ngài tỏa ra ánh sáng hào quan giúp soi sáng mọi người, mọi vật trên muôn cõi. Thờ Phật Thích Ca trong nhà, người tu hành sẽ sớm thoát được u mê đời thường mà tiến đến sự tỉnh thức, thanh tịnh trong tâm hồn.

Tượng Phật Thích Ca

Tượng Phật Thích Ca

5. Những vị Phật thường được tạc tượng để làm trang sức, trang trí phong thủy, ý nghĩa và các dáng tượng Phật để trang trí

Khi chọn tượng Phật để trang trí hay làm trang sức, người ta thường chọn những vị Phật mang ý nghĩa phổ quát và gần gũi với cuộc sống. Những vị Phật dưới đây là những vị Phật mang ý nghĩa như vậy. Nên người Việt thường lựa chọn để làm tượng Phật trang trí, tượng Phật trang sức.

5.1. Tượng Phật Di Lặc

Không chỉ dùng để thờ cúng, tượng Phật Di Lặc với dáng vẻ vui tươi, hạnh phúc nên với người Việt, Phật Di Lặc còn là bức tượng trang trí tâm linh mang nhiều năng lượng tích cực. Phật Di Lặc trang trí thường được tạc theo dáng ngồi, nằm trên thỏi vàng hoặc hai tay nâng thỏi vàng.

5.2. Tượng Phật Bản Mệnh

Theo điển tích nhà Phật, 12 con giáp trên cõi này sẽ được cai quản, bảo vệ bởi 8 vị Phật, gọi là “Phật Bản Mệnh” hay “Phật Hộ Thân”.  8 vị Phật đó là:

● Thiên Thủ Thiên Nhãn

● Hư Không Tạng Bồ Tát

● Văn Thù Bồ Tát

● Phổ Hiền Bồ Tát

● Đại Thế Chí Bồ Tát

● Như Lai Đại Nhật

● Bất Động Minh Vương

● Phật A Di Đà

Những vị Phật này thường được dùng để làm trang sức, mặt vòng cổ, dây chuyền. Người Việt tin rằng khi mang những vị Phật này bên mình, sẽ được phù hộ độ trì, nhận được bình an, may mắn trong cuộc sống.

Tượng Phật ứng với bản mệnh

Tượng Phật ứng với bản mệnh

5.3. Tượng Phật A Di Đà

Với ý nghĩa như đã trình bày ở phần trên, tượng Phật A Di Đà đã quá thân thuộc với người Việt. Nên không chỉ dùng để thờ cúng, người Việt còn sử dụng hình ảnh tượng Phật A Di Đà để làm tượng trang trí, tranh ảnh trang trí cầu may.

Tượng Phật A Di ĐÀ ngồi thiền

Tượng Phật A Di ĐÀ ngồi thiền

5.4. Tượng Phật Thích Ca

Tương tự như Phật A Di Đà, Phật Thích Ca cũng là hình ảnh tượng Phật phổ biến, mang ý nghĩa bình an, cầu may nên người Việt cũng rất chuộng sử dụng hình ảnh Phật Thích Ca để tạc tượng phong thủy trang trí nhà.

Theo nhiều người, bằng việc ngắm nhìn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tâm trí của chúng ta cũng sẽ được bình an, thanh tịnh và thoát khỏi những cám dỗ đời thường.

Tượng Phật Thích Ca ngồi thiền

Tượng Phật Thích Ca ngồi thiền

6. Những câu hỏi thường gặp về tượng Phật

Với những thông tin trên, Lôi Phong tin rằng quý khách đã nắm rõ về tượng Phật và những ứng dụng của tượng Phật. Dưới đây là một số câu hỏi Lôi Phong sưu tầm trong quá trình tìm kiếm thông tin, cũng là những câu hỏi thường gặp khi thỉnh tượng Phật.

Hy vọng sẽ giải đáp được các thắc mắc  ngoài lề của quý khách.

6.1. Tượng Phật dùng trong trang trí có được không?

Sử dụng tượng Phật, các hình ảnh của Phật trong trang trí nhà cửa không phải là chuyện xa lạ đối với người Châu Á nói chung và người Việt nói riêng. Tuy có nhiều ý kiến trái chiều về việc này, nhưng nhìn chung thì những người tu hành vẫn đồng tình rằng sử dụng hình tượng Phật để trang trí không phải là điều cần kiêng kỵ.

Bởi vậy, có thể sử dụng tượng Phật để trang trí. Tuy nhiên cần chú ý đặt đúng vị trí, tránh nơi tối tăm ẩm thấp và thiếu sự tôn nghiêm.

6.2. Vị trí đặt tượng Phật đúng cách?

Đối với tượng Phật để thờ cúng, nếu gia chủ kết hợp bàn thờ Phật với bàn thờ gia tiên thì tượng Phật phải được đặt trên tầng cao nhất của bàn thờ. Nếu kết hợp thờ nhiều tượng thì tượng Phật luôn phải đặt vị trí cao nhất và chính giữa.

Nếu để trang trí nhà cửa, thì tùy loại hình tượng mà gia chủ chọn vị trí đặt. Với tượng Di Lặc, nên đặt ở phòng khách, bàn làm việc, những nơi sáng sủa, đón khí tốt. Với tượng Phật nằm ngủ, có thể đặt ngoài sân, ở vị trí cao ráo, trang nghiêm. Với tượng đầu Phật, nên đặt ở phòng khách, trên các giá - kệ trang trí.

Tuyệt đối không đặt tượng Phật ở những nơi ồn ào, không đủ thanh tịnh, trang nghiêm như phòng ngủ, phòng bếp.

6.3. Chọn tượng Phật như thế nào để hợp tuổi, hợp mệnh?

Theo phong thủy thực hành, mỗi tuổi, mệnh của con người đều được một vị Phật phù hộ độ trì. Bởi vậy, muốn được Phật phù hộ độ trì thì nên mang đúng vị Phật hợp mệnh với mình. Hoặc để hình tượng vị Phật hợp mệnh với mình trong nhà.

Tuy nhiên, theo đạo lý Phật giáo, Phật đã tu thân tích đức để phổ độ muôn cõi chúng sinh. Nên không cần đặt nặng vấn đề chọn tượng Phật hợp tuổi, hợp mệnh. Bởi vậy, khi thỉnh tượng Phật, chỉ cần thành tâm là được.

6.4. Đeo tượng Phật trên người có được không?

Tượng Phật làm bằng gỗ, bằng đá, bằng đồng hay bất cứ chất liệu gì cũng có thể đeo được trên người. Việc mang tượng Phật bên mình chính là một hình thức thể hiện tình yêu với Phật pháp. Cũng chính là một cách để luôn nhắc nhở bản thân tu thân tích đức theo lời Phật dạy.

Bởi vậy, đeo tượng Phật trên người hoàn toàn không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi đeo tượng Phật thì nên tâm niệm hướng về Phật để được phù hộ độ trì.

6.5. Đặt tượng Phật trong nhà có phải kiêng gì không?

Nếu đơn giản là đặt tượng Phật trong nhà nhằm mục đích trang trí, thì quý khách không cần phải bận tâm quá nhiều. Khi bức tượng chưa được khai quang, thì hoàn toàn chỉ là bức tượng trang trí. Tuy nhiên, vì tượng Phật là loại tượng đặc thù, nên tránh đặt ở những nơi tăm tối.



Nên đặt tượng Phật ở những nơi sáng sủa, sạch sẽ, ít bụi bặm. Đồng thời nên đặt ở các vị trí trang trọng để thể hiện được vẻ đẹp và sự tôn nghiêm của bức tượng.

Đối với tượng Phật thờ cúng, nên thực hiện nghi thức thỉnh tượng và khai quang trước khi đặt lên bàn thờ. Khi thờ Phật trong nhà, đặt tượng Phật trong nhà để thờ cúng, gia chủ cần chú ý thắp hương, cúng bái đúng thủ tục. Bát hương, lễ vật thờ cúng… cũng cần đảm bảo đúng nguyên tắc.

7. Địa chỉ thỉnh tượng Phật thờ cúng và trang trí phong thủy

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở tượng Phật với đa dạng mẫu mã, hình dáng. Vậy nhưng không phải cơ sở nào cũng đảm bảo cung cấp tượng chất lượng cao với mức giá xứng đáng chất lượng. Bởi vậy, để đảm bảo thỉnh được tượng Phật đẹp, đúng giá, khách hàng cần lựa chọn - tham khảo thật kỹ lưỡng.


Tại Lôi Phong, chúng tôi có xưởng sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, các sản phẩm được thực hiện bởi các nghệ nhân lâu năm, có tay nghề cao. Vậy nên tượng Phật do các nghệ nhân Lôi Phong chạm trổ sẽ đảm bảo chất lượng đẹp, cân đối nhất. Đồng thời chất lượng gỗ được sử dụng là các loại gỗ chất lượng, được xử lý cẩn thận. Nhờ vậy, tượng sẽ có độ bền lâu dài.

Không chỉ đảm bảo yếu tố chất lượng, tượng Phật tại Lôi Phong còn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cao. Mọi đường nét đều được các nghệ nhân chăm chút tỉ mỉ nhất có thể. Từ đó đem lại bức tượng chân thực, sắc nét nhất. Đảm bảo quý khách sẽ hài lòng với chất lượng của tượng Phật tại Lôi Phong.

7.1. Thông tin liên hệ Lôi Phong

Để giúp quý khách mua hàng, thỉnh tượng Phật dễ dàng hơn, chúng tôi có chính sách giao hàng tận nơi. Tuy nhiên do nhân lực có hạn nên chính sách này hiện chỉ triển khai tại các khu vực miền Bắc.

Ngoài ra, Lôi Phong cũng nhận cung cấp sản phẩm cho đại lý hoặc nhà bán sỉ trên toàn quốc, để có thể lan tỏa sản phẩm chất lượng cao đến nhiều người hơn.


 

 

Để được tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm đôn kê tượng bằng gỗ đẹp và các sản phẩm nội thất, thờ cúng khác, mời quý khách liên hệ:

Xưởng bán sỉ đồ thờ cúng, đồ trang trí nội thất bằng gỗ Lôi Phong

Địa chỉ cửa hàng: La Khê, Hà Đông, Hà Nội.

Địa chỉ xưởng: QL21B, Mã Não, Kim Bảng, Hà Nam.

Số điện thoại: 096.393.7586

Email: dotholoiphong@gmail.com.

Chat messenger