Kinh A Di Đà là gì? Làm thế nào để hiểu được Kinh a Di Đà
Kinh A Di Đà là một trong những bản kinh Đại thừa được nhiều tụng nhất hiện nay, đặc biệt là những phật tử theo trường phái Tịnh Độ. Bản kinh này mang ý nghĩa rất quan trọng dẫn tới thế giới Tịnh độ. Vậy Kinh A Di Đà là gì? Làm sao để hiểu được bản kinh này? Để có câu trả lời hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Kinh A Di Đà là gì?
Kinh A Di Đà là một bản kinh phổ biến, được truyền tụng mỗi ngày và đặc biệt quen thuộc đối với các phật tử ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bản kinh này thuộc vào hệ tư tưởng Đại Thừa và được ra đời vào thời kỳ phát triển Đại thừa Phật Giáo. Đây là 1 trong 3 bài kinh quan trọng nhất của Tịnh Độ Tông. Nội dung của bản kinh miêu tả về cõi Tây Phương cực lạc, một vùng đất thanh tịnh của Phật A Di Đà.
Kinh A Di Đà được xây dựng dựa trên nền tảng của một niềm tin trong lòng của những người hành tri. Việc tụng kinh này sẽ là con đường dẫn dắt mọi người đến với thế giới Tịnh độ, ý chỉ về một thế giới không tồn tại sự đau khổ, không có sinh lão, bệnh, tử mà chỉ có niềm phúc lạc vô biên.
Bản kinh được từ từ tiếng Phạn sang bản tiếng Hán thuộc vào thời Diêu Tần và được dịch bởi Pháp sư Cưu Ma La Thập. Đây là người có nguồn gốc ở Ấn Độ và là một dịch giả Phật Giáo nổi tiếng chuyên dịch về kinh sách tiếng Phạn sang tiếng Hán. Tại Việt Nam, bản kinh A Di Đà mà các phật tử thường tụng là bản dịch của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành được dịch bởi bản tiếng Hán của ngài Cưu Ma La Thập.
Kinh A Di Đà là bản kinh phổ biến với mọi phật tử được truyền tụng mỗi ngày
2. Ý nghĩa của kinh A Di Đà
Phần lớn về nội dung trong kinh A Di Đà đều đề cập tới cuộc trò chuyện giữa Phật Thích Ca và Ngài Xá Lợi Phật về vùng đất Tây Phương với những điều diệu kỳ mà không có bất kỳ nơi đâu trên trái đất này có thể có được. Kể cả từ cỏ cây, chim, hoa lá cho tới các loài sinh vật cư ngụ ở đó đều biểu lộ một sự vi diệu trong giáo phái. Đồng thời bản kinh cũng mô tả về những gì mà các vị Phật tử cần làm để có thể tái sinh ở đó.
Có một số người đã cho rằng, kinh A Di Đà không phải do Phật Thích Ca nói lại mà được lại là Kinh Phật Thuyết A Di Đà. Họ cho rằng đây chỉ là một trong những bài kinh có mục đích thu hút các phật tử có ước muốn được thoát khỏi cảnh khổ ở hiện tại để phát tâm tu hành và tái sinh về cảnh giới cực lạc, hưởng an yên, niềm vui và tràn đầy sự hạnh phúc.
Thế nhưng có một số khác lại tin rằng kinh A Di Đà đã truyền tải nội dung sâu sắc hơn so với những gì mà người thường đang nghĩ. Họ cũng tin rằng kinh này do Phật A Di Đà thuyết giảng.
Niệm Phật chỉ là nơi tâm mà hành trì, nó không qua trung gian phương tiện nào để giúp con người nhất tâm bất loạn. Cõi tĩnh độ của Phật A Di Đà được mô tả ẩn dụ cho sự vô thủy vô chung hay còn được gọi là vô lượng thọ, vô lượng quang. Khi mô tả về một vị Phật nào đó dựa vào căn bản giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi tới một lý tưởng hướng về Phật nghĩa.
Cùng nghe Kinh A Di Đà
Một khi hạnh phúc của con người hiện hữu và chỉ dừng lại tại việc thỏa mãn những nhu cầu về vật chất thì kinh A Di Đà đã trở thành giải pháp giúp khai mở, dẫn dắt con người trở về với cội nguồn của hạnh phúc chân chính. Việc tụng kinh A Di Đà sẽ giúp soi sáng cho trí tuệ, giúp nâng cao về hiểu biết. Nên nhớ tụng kinh A Di Đà không phải là niềm tin mô hồ liên quan tới cảnh giới Tịnh độ Tây Phương.
Nói tóm lại ý nghĩa của Kinh A Di Đà mục đích là muốn tạo dựng nên sự trang nghiêm, hướng tâm trở về sự tinh khiết của thời nguyên thủy. Khi mà không sinh, không diệt, không có sự giới hạn và sự phân biệt… Bản chất nguyên thủy của chúng sanh còn được gọi là Phật tính, Niết Bản.
Khi con người đã nhận ra được Phật tính rồi thì sẽ biết nơi mình ở chính là nơi cực lạc - kim cương, vàng bạc, châu báu và cảnh đẹp… tất cả sẽ biểu tượng cho sự giàu sang, cho cái đẹp mà phàm phu vẫn thường ngộ nhận đó là hạnh phúc để họ có thể dễ dàng hình dùng và nương theo mà tu tập.
Kinh A Di Đà có ý nghĩa tạo dựng nên sự trang nghiêm, hướng tâm trở nên tinh khiết hơn
>>> XEM NGAY: Top mẫu tượng A Di Đà đẹp nhất hiện nay
3. Tín - Hạnh - Nguyện trong kinh A Di Đà
Tín - Hạnh - Nguyện là ba yếu tố mà những người tu theo pháp môn tịnh độ cần phải có. Đây được xem là ba thứ tư lương rất cần thiết để có thể sinh về cõi Tây Phương. Trong Kinh A Di Đà, Tín - Hạnh - Nguyện có nghĩa là gì, cùng điểm qua nhé.
● Tín: có nghĩa là niềm tin của chúng sanh chỉ dành cho Phật. Chúng sanh niệm phật chắc đặng vãng sanh, rốt ráo để thành Phật. Tín cũng là sự tự tin về bản thân sẵn có tự tánh giống Phật Di Đà, duy tâm tịnh độ.
● Hạnh: Có nghĩa là thực hành bằng cách giữ gìn cho danh hiệu của Phật A Di Đà và niệm mãi mãi cho tới khi nhất tâm bất loạn. Điều này có nghĩa là cái tâm chỉ trung thành một khối niệm Phật mà không còn niệm gì nữa xâm luyện. Hiểu đơn giản hành là vì nguyện, không phải là sự nguyện suông mà cần phải thường hành tinh tấn mỗi câu niệm nối nhau và không gián đoạn. Hành cũng là hành động, cần cố gắng thực hành.
● Nguyện: Trong kinh A Di Đà, Đức Phật đã có rất nhiều lần khuyên chúng sanh nên phát nguyện sinh liên quan tới giới cực lạc của Phật A Di Đà.
Tín - Hạnh - Nguyện được xem như chiếc kiềng ba chân không thể nào thiếu đi được một chân vì nếu thiếu sẽ không thể vãng sinh. Tuy nhiên trong 3 yếu tố đó thì Tín và Nguyện giữ vai trò tiên quyết cho sự vãng sinh. Hành sẽ giúp đưa đến quả vị cao hay thấp trong chín phẩm liên hoa.
Tin sâu, Nguyện thiết là quan trọng nhưng nếu hành chuyên, nghĩa là việc tu tập, hành trì theo một cách chuyên nhất sẽ mang tới hiệu quả vô cùng mỹ mãn. Tín - Hạnh - Nguyện là một trong những biểu hiện khác của Giới - Định - Tuệ. Trong đó Tín tương đương với Định, thể hiện cho niềm tin vững vàng, kiên cố không bị lay chuyển. Hạnh tương ứng với Giới, thể hiện cho sự thực hành, công phu tu tập. Nguyện tương ứng với tuệ ý chỉ là trí tuệ luôn sáng suốt, soi đường dẫn lối để cho hành giả đi đúng con đường đến giải thoát.
Tín - Hạnh - Nguyện là ba yếu tố mà người tu theo Pháp môn tịnh độ cần phải có
>>> Link tải file pdf nội dung sách: Kinh A Di Đà của thầy Thích Nhật Từ soạn dịch - Tủ sách đạo phật ngày nay - nhà xuất bản Hồng Đức
4. Để thấu hiểu được kinh A Di Đà cần làm gì?
Niệm Kinh A Di Đà mỗi ngày là một việc nên làm để giúp cho cõi lòng mỗi người được thanh thản. Việc niệm kinh này có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi.
Để thấu hiểu được kinh A Di Đà việc quan trọng nhất đó chính là cái tâm của mỗi con người khi tụng kinh. Để cho việc niệm kinh này được đạt hiệu quả và thấu hiểu sâu sắc nhất bản thân mỗi người cần phải có tâm trong sáng, một lòng hướng tới Phật và không có tạp niệm. Đồng thời trong quá trình tụng kinh niệm Phật chúng ta cũng phải rũ bỏ được hết những tham lam, sân si, phải bỏ qua hét thất tình lục dục. Trong lòng chỉ còn hướng tới Phật.
Đồng thời số lần đọc kinh A Di Đà trong ngày không thể quá ít. Bởi nếu thời gian đọc kinh ngắn thì sẽ không thấm nhuần được tư tưởng của Phật giáo. Người đọc kinh A Di Đà cần luyện tập chuyên tâm để cho kết quả tốt nhất. Định khóa cho mỗi lần đọc kinh là 1 giờ, mỗi ngày 3 định khóa là sáng, trưa, chiều. Nếu như có điều kiện thì đọc kinh càng nhiều càng thấu hiểu.
Khi đọc kinh A Di Đà cần lưu tâm tới từng dòng chữ của quyển kinh để thể hiện một thái độ đúng mực của người theo Phật. Đọc chính xác từng chữ, không được sai lệch, không thêm bớt. Đây cũng là cách giúp rèn luyện được tính nhẫn nại và cẩn trọng, tỉ mỉ cho người tu hành.
Đọc Kinh A Di Đà cần lưu tâm tới từng dòng chữ và đọc mỗi ngày 3 định khóa là sáng trưa chiều để thấu hiểu hơn
>>> XEM NGAY: Kinh Địa Tạng và những tác dụng mà bạn chưa biết
5. Những điều tâm niệm sau khi thực hiện xong nghi thức tụng kinh A Di Đà
Sau khi thực hiện xong nghi thức tụng kinh A Di Đà sẽ có những điều tâm niệm sau:
● Nếu nghĩa tới thân thể thì không nên cầu bệnh khổ, bởi không bệnh khổ thì dễ sanh dục vọng.
● Sống trên đời đừng cầu không hoạn nạn bởi không hoạn nạn sẽ nổi dậy sự kiêu sa.
● Nếu cứu xét tâm tính thì đừng cầu không có uẩn khúc, khúc mắc, bởi không khúc mắc thì sở học sẽ không được thấu đáo.
● Nếu xây dựng đạo hành thì không cầu không bị ma chướng bởi không bị ma chướng thì chỉ nguyện sẽ không kiên cường.
● Mọi việc làm đừng mong muốn dễ thành công, bởi những việc càng dễ dành công thì thường sinh khinh thường và kiêu ngạo.
● Trong giao tiếp đừng cầu lợi mình bởi lợi mình thì sẽ mất đạo nghĩa.
● Mỗi người đừng cầu mong tất cả sẽ thuận theo ý mình, vì khi đã thuận theo ý mình thì lòng sẽ nảy kiêu hãnh.
● Thi ân đừng cầu mong đền đáp, bởi cầu mong đền đáp đồng nghĩa với thi ân đang có mưu đồ.
● Nếu thấy lợi đừng nhúng vào bởi nhúng vào thì sẽ si mê phải động.
● Bị oan ức không cần thanh minh, biện bạch vì biện bạch là nhân quả chưa được xả.
Tham khảo những điều tâm niệm sau khi tụng kinh A Di Đà để tụng kinh, niệm Phật được đúng nhất
>>> TÌM HIỂU THÊM: Phật A Di Đà và những sự thật ít ai biết về ngài
Trên đây là những thông tin về Kinh A Di Đà và cách thấu hiểu Kinh A Di Đà mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết sẽ là chia sẻ hữu ích giúp các phật tử có thể tham khảo để tụng kinh, niệm Phật hàng ngày tại nhà đạt được kết quả như mong muốn. Hãy kiên trì và luyện tập thường xuyên để thấu hiểu hơn về bản kinh này bạn nhé.