Hoàng Diệu - Ngàn năm sáng ngời chính khí, vì nước, vì dân
Hoàng Diệu là nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, sống vì dân, chết cũng vì dân. Thay vì đầu hàng trước giặc Pháp ông lựa chọn tuẫn tiết “quyết tử vì Hà Nội”. Khâm phục trước tấm gương của quan Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu, nhân dân và sĩ phu Hà thành đã lập bàn thờ ông bên cạnh vị quan tiền nhiệm Nguyễn Tri Phương tại đền Trung Liệt ở gò Đống Đa.
1. Hoàng Diệu là ai? Tiểu sử về Tổng đốc Hoàng Diệu
Hoàng Diệu là ai? Tiểu sử về Tổng đốc Hoàng Diệu
Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai. Sinh ngày 10 tháng 2 năm Kỷ Sửu (tức ngày 14/3/1829), quê tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, tỉnh Quảng Nam (nay là thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông là một trong các nhà khoa bảng yêu nước ở đất Quảng.
Xuất thân trong một gia đình nông dân và có truyền thống nho học. Cha ông là Hoàng Văn Cự làm hương chức, qua đời năm 54 tuổi; thân mẫu là bà Phạm Thị Khuê, tần tảo làm ruộng, chăn tằm nuôi dạy con cái. Gia đình có 11 người con, 8 trai và 3 gái. Anh em Hoàng Diệu nổi tiếng là hiếu học, học giỏi. Lớn lên có 6 người đỗ đạt: một phó bảng, 3 cử nhân và 2 tú tài.
Trên con đường làm quan, theo Đại Nam chính biên liệt truyện, Hoàng Diệu được đánh giá là một vị quan “tính tình cương trực, thanh liêm, lâm sự quyết đoán, có phong độ bậc đại thần”. Bởi vậy, trong suốt 30 năm làm quan ở nhiều nơi mà cảnh nhà của ông vẫn thanh bạch, nghèo túng. Một khía cạnh khác về Tổng đốc Hoàng Diệu đó là tại các nơi, ông cai quản trật tự xã hội rất nghiêm minh, không có tình trạng nhũng lạm, trộm cướp hay áp bức dân lành.
Vua Tự Đức từng khen Hoàng Diệu: “Chăm lo cho dân Bắc Hà, ngoài Hoàng Diệu ra thì không ai hơn”.
2. Cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Diệu
Hoàng Diệu là người nổi bật nhất trong số các anh em trong gia đình. Năm 20 tuổi ông đỗ cử nhân với anh trai Hoàng Kim Giám khoa Mậu Thân (1848) trong kỳ thi Hương tại Thừa Thiên. Năm 25 tuổi, ông đỗ Phó bảng khoa Qúy Sửu (1853), dưới thời vua Tự Đức.
Năm 1954, Hoàng Diệu được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tri huyện Tuy Phước rồi làm Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định).
Năm 1864, xảy ra vụ nổi dậy của Nguyễn Phúc Hồng Tập - con hoàng thân Miên Áo, em chú bác của Hồng Nhậm (tức vua Tự Đức) cùng với một số người khác. Bại lộ, Hồng Tập và Nguyễn Văn Viện bị án chém. Hoàng Diệu đến nhận chức Tri huyện Hương Trà thay Tôn Thất Thanh. Sau đó, các quan Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ, Biện Vĩnh tâu vua Tự Đức đề nghị nhà vua nên theo gương Hán Minh Đế, thẩm tra lại vụ án. Tự Đức phán vụ án đã được đình thần thẩm xem xét, ngay nghe Phan Huy Kiệm và Hoàng Diệu kể lại lời trăng trối của Hồng Tập liền giáng chức Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ, Biện Vĩnh và Hoàng Diệu.
Sau khi “tẩy oan” vụ Hồng Tập, Hoàng Diệu được phục chức. Năm 1869, Hoàng Diệu ra Bắc làm Tri phủ Đa Phúc rồi Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), Án sát Nam Định, Bố chính Bắc Ninh. Trong 9 năm, ông lập nhiều quân công, dẹp trộm cướp, an dân. Ở đâu ông đều được nhân dân yêu mến.
Năm 1873, Hoàng Diệu được triệu về kinh đô Huế giữ chức Tham tri Bộ Hình rồi Tham tri Bộ Lại, kiêm quản Đô Sát Viện, dự bàn những việc ở Cơ Mật Viện.
Năm 1878, đổi làm Tuần phủ Quảng Nam, thăng Tổng đốc An Tịnh (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay) nhưng vì Tổng đốc Nguyễn Chính vẫn lưu nhiệm nên ông ở lại Huế, làm Tham tri Bộ Lại. Một thời gian sau, Hoàng Diệu được sung chức Phó toàn quyền Đại Thần đàm phán với Sứ thần Tây Ban Nha về hiệp ước giao thương.
Năm 1880, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, lãnh chức hàm Thượng thư bộ Binh, kiêm quản việc thương chính.
Biết rõ được dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, Hoàng Diệu đã bắt tay ngay vào việc chuẩn bị chiến đấu, kinh lý, biên phòng. Đại Nam chính biên liệt truyện đã nêu, Tổng đốc Hà Ninh đã “cùng với Tổng đốc Sơn Tây Nguyễn Hữu Độ dâng sớ nói về việc bố phòng, lại cùng với Nguyễn Đình Nhuận mật tâu về chước phòng bị sẵn”. Vua Tự Đức khen “nhưng sau đó, vua lại trách cứ lưu binh…vì sợ giặc…chế ngự không đúng cách”
Bên cạnh đó, Hoàng Diệu vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống nhân dân trong sự công bằng, trật tự. Ngày nay, ở Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu còn lưu lại tấm bia Lệnh cấm trừ tệ năm 1881 của Tổng đốc Hoàng Diệu và Tuần phủ Hà Nội Hoàng Hữu Xứng để ngăn chặn các tệ nạn nhũng nhiễu với nhân dân trong các dịp ma chay, cưới xin cũng như nạn vòi tiền, cướp bóc,....kèm theo đó là các quy định cụ thể thi hành đến nơi đến chốn.
Ô Quan Chưởng ở đầu phố Hàng Chiếu còn lưu lại tấm bia Lệnh cấm trừ tệ
Từ năm 1879 - 1882, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và các vùng lân cận. Ông đã chỉ đạo nhân dân Hà Nội chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đầu hàng.
Ngày 25/4/1884 (tức ngày 8/3 năm Nhân Ngọ), thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự vẫn tại Võ Miếu để không rơi vào tay giặc.
Trước cái chết của ông, người dân Hà Nội đã họp lại, sắm sửa nền niệm, rước quan tài của Hoàng Diệu từ trong thành ra, tổ chức khâm liệm và mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học.
Một tháng sau, hai người con của ông ra Hà Nội lo liệu, đưa thi hài Hoàng Diệu về quê an táng.
Ngày 25/1/1994, Khu lăng mộ Hoàng Diệu dược Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa.
>>> XEM NGAY: Những thông tin bạn chưa biết về Nguyễn Trãi
3. Hoàng Diệu - “Quyết tử vì Hà Nội”
Hoàng Diệu - Vị Tổng đốc tuẫn tiết cùng thành Hà Nội
Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Bộ, Pháp chuẩn bị tiến công ra Bắc Bộ. Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh. Ngay khi tới Hà Nội, ông đã chú tâm xây dựng thành lũy, chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Từ năm 1880 - 1882, ông đã 2-3 lần dâng sớ xin triều đình nhà Nguyễn chi viện để củng cố phòng tuyến chống giặc tại Hà Nội nhưng không nhận được hồi âm.
Năm 1882, lấy cớ Việt Nam không tôn trọng hiệu ước năm 187 mà đi giao thiệp với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen, ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng của người pháp, Đại tá Henri Rivière của Hải quân Pháp cho tàu chiến cùng hơn 400 quân đóng trại tại Đồn Thủy nhằm uy hiếp Hà Nội. Thấy vậy, Hoàng Diệu ra lệnh giới nghiêm tại Hà Nội, bố cáo các tỉnh xung quanh sẵn sàng tác chiến, yêu cầu viện binh từ triều đình Huế.
Thế nhưng, phái chủ bại của triều đình Huế đã thuyết phục vua Tự Đức chấp nhận mất miền Bắc để giữ ngai vàng. Vua Tự Đức hạ chiếu quở trách Hoàng Diệu đem binh dọa giặc, chế ngự sai đường. Dù vậy, Hoàng Diệu vẫn quyết tâm sống còn với thành Hà Nội. Các quan xung quanh ông lúc bấy giờ có Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chính Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thất Bá và Lãnh binh Lê Trực đã cùng nhau uống rượu hòa máu quyết tâm “sống chết với Hà thành”
Rạng ngày 25/4/1882 tức ngày 8/3 năm Nhâm Ngọ, Henri Rivière cho tàu chiến áp sát thành Hà Nội, đưa tối hậu thư, yêu sách với 3 điều:
● Phá các thao tác phòng thủ trong thành
● Giải giới binh lính
● Đúng 8 giờ các vị quan văn võ trong thành Hà Nội phải đến trình diện với Henri Rivière. Sau đó, quân Pháp sẽ vào thành kiểm kê. Xong sẽ giao trả thành lại.
Hoàng Diệu tiếp tối hậu thư, liền sai Tôn Thất Bá đi triều đình nhưng không đợi trả lời, lúc 8 giờ 15 phút, đại tá Henri Rivière với 4 tàu chiến bắn vào thành yển trợ cho số quân 450 người và một ít thân binh đổ bộ để chiến thành Hà Nội.
Những phút đầu tiên, hoàng thân Tôn Thất Bá chạy trốn vào làng Mọc ở phía Đông Nam Hà Nội theo Pháp và thông báo tình hình trong thành Hà Nội cho họ. Đồng thời, dâng sớ lên vua Tự Đức, đổ tội cho Hoàng Diệu và xin Pháp cho Bá thay làm Tổng đốc Hà Ninh.
Quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân Hà thành dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu. Quân Pháp bị thiệt hại quá nặng nề, phải rút ra ngoài tầm súng để củng cố lực lượng.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Cây bút tiên phong trong nền văn học Việt Nam - Nguyễn Tuân
Trong lúc chiến sự diễn ra khốc liệt thì kho thuốc súng của Hà Nội nổ tung, do Việt gian mua chuộc bởi bọn Pháp làm. Quân Pháp thừa cơ phá được cổng Tây thành Hà Nội, ùa vào thành. Bố chính Nguyễn Văn Tuyển, Đề đốc Lê Văn Trinh và các lãnh binh bỏ chạy thành, còn Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng trốn khỏi cung.
Trước tình hình đó, Hoàng Diệu vẫn bình tĩnh, dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại quân Pháp dù lực lượng ngày càng yếu. Cuối cùng, Hoàng Diệu ra lệnh cho tướng sỹ giải tán để tránh thương vong. Một mình ông vào cung, thảo tờ di biểu.
Tờ di biểu được Hoàng Diệu viết bằng máu gửi vua Tự Đức: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng…”
Sau đó, để bảo toàn khí tiết, ông đến bên cây đa trước cửa Võ miếu thắt cổ đúng vào giờ Ngọ, ngày 8/3 năm Nhâm Ngọ (25/4/1882).
Biết tin Hoàng Diệu tuẫn tiết, người dân Hà Nội vô cùng thương tiếc. Ngay hôm sau, người dân đã tập trung và rước quan tài của Hoàng Diệu an táng tại khu vườn dinh Đốc học.
Còn vua Tự Đức, khi nhận được biểu trần tình của Hoàng Diệu, liền ra chỉ dụ khen ngợi, sai các quan tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Nam Định lo việc chuyển mộ ông về quê hương Quảng Nam. Em trai Hoàng Diệu là Hoàng Chấn, khi đó đang làm Tri phủ Xuân Trường đi theo hộ vệ quan tài. Vua Tự Đức sai tỉnh Quảng Nam ban một tuần tế, cấp 1.000 quan tiền nuôi mẹ của Hoàng Diệu.
Ca ngợi khí tiết của Tổng đốc Hoàng Diệu, một vị túc Nho tại Hà Nội đã soạn bài Hà Thành chính khí ca. Ông còn được người dân Hà Nội thờ tại miếu Trung Liệt bên gò Đống Đa. Trong đền có câu đối ca ngợi công đức của Hoàng Diệu:
“Kia thành quách, kia non sông trăm trận phong trần còn thước đất,
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh”
Sau cách mạng tháng Tám, tên Hoàng Diệu được đặt cho một con đường lớn và đẹp nhất Hà Nội, dài 1.345m. Trong kháng chiến chống Pháp, tên ông được đặt cho Hà Nội gọi là thành Hoàng Diệu.
Ngày 20/12/2003, thành phố Hà Nội cho lập đền thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu trên vọng lâu cửa Bắc. Nơi đây có tượng đồng của hai vị tổng đốc đã dũng cảm đánh Pháp vào năm 1873 và 1883 do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cung tiến. Trong đền treo bức hoành “Nghĩa liệt anh hùng” và đôi câu đối của GS Vũ Khiêu:
Trung vi quốc, nghĩa vi dân, lưỡng phiến đan tâm huyền nhật nguyệt,
Sinh ư Nam, tử ư Bắc, thiên thu chính khí vượng sơn hà
Tạm dịch nghĩa:
Trung với nước, hiếu với dân, tấm lòng son sáng tựa mặt trời, mặt trăng,
Sinh ở Nam, mất ở Bắc, khí tiết nghìn năm sau vẫn rạng rỡ nước non này
4. Khu lăng mộ Tổng đốc Hoàng Diệu - “Người giữ thành Hà Nội”
Khu lăng mộ Tổng đốc Hoàng Diệu tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tại khu lăng mộ, ngoài phần một của cụ Hoàng Diệu ở vị trí trung tâm thì hai bên tả hữu còn có phần mộ của hai người vợ của cụ là Chánh thất Nguyễn Thị Cơ và bà Hà Thị Trị.
Mộ Tổng đốc Hoàng Diệu ở làng Xuân Đài, Điện Bàn
Nhà lưu niệm Tổng đốc Hoàng Diệu nằm sát bên nhà thờ tộc Hoàng từng là nơi thờ cụ Hoàng Diệu trước đây. Nhà tưởng niệm được xây dựng năm 2013, trên 800m2 để tỏ lòng thành kính với Tổng đốc Hoàng Diệu - một vị quan thanh liêm, chính trực, hết lòng vì dân, vì nước.
Bước qua cổng Tam quan dẫn tới nhà lưu niệm là một lư hương lớn được làm từ đá Non Nước. Phía sau lư hương là bức tượng bán thân bằng đồng chân dung cụ Hoàng Diệu nặng khoảng 300kg. Hai bên là phiên bản hai khẩu súng thần công được làm bằng bê tông cốt thép dựa theo mẫu súng thần công thời vua Tự Đức để tưởng nhớ về công lao của Hoàng Diệu trong trận chiến bảo vệ thành Hà Nội. Tiếp đó là nhà bia, đặt tấm bia đá nặng khoảng 2 tấn; trên văn bia khắc các thông tin về tiểu sử, công trạng, cống hiến, hy sinh của cụ với đất nước.
Với các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có dịp tới Quảng Nam bạn hãy ghé thăm khu lăng mộ Tổng đốc Hoàng Diệu để dâng hương, tưởng nhớ những công lao to lớn của ông với dân với nước. Hàng năm, nơi đây đón tiếp rất đông du khách trong và ngoài nước tới thăm quan. Truy cập loiphong.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!