Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Nguyễn Tuân - Cây bút “tiên phong” trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Thứ Bảy, 04/11/2023
Trần Xuân Bách

Nguyễn Tuân là viên ngọc đắt giá của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với sự xuất hiện tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” vào đầu thế kỷ XX, tên tuổi của Nguyễn Tuân được mọi người biết đến nhiều, trở thành biểu tượng cho sự “chân thiện mỹ” của văn chương. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng đồ sộ và độc đáo, có nhiều tác phẩm ghi được dấu ấn với độc giả. Cùng loiphong.vn tìm hiểu chi tiết qua các thông tin dưới đây.

1. Nguyễn Tuân là ai? Vài nét về Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là ai? Vài nét về Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là ai? Vài nét về Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (10/7/1910 - 28/7/1987) là một nhà văn Việt Nam, có sở trường về tùy bút và kí. Sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Bạc, Hà Nội; quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc) nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Nguyễn Tuân trưởng thành trong một nhà Nho khi Hán học đang suy tàn. Cha ông là Nguyễn An Lan - một nhà nho tài hoa, yêu nước sống dưới chế độ thực dân phong kiến. Ngay từ nhỏ, ông đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mình. Thời niên thiếu, cuộc sống gia đình rất vất vả nên ông phải di cư đi nhiều nơi và Thanh Hóa là nơi ông sinh sống lâu nhất.

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, được xem là bậc thầy trong sáng tác và sử dụng tiếng Việt. Phong cách sáng tác của ông độc đáo và phong phú trong ngôn ngữ. Trong quá trình sáng tác văn chương, Nguyễn Tuân còn sử dụng một số bút danh như Nhất Lang, Thanh Thuỷ, Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà, Ngột Lôi Nhật.

Năm 1996, Nguyễn Tuân được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Để tưởng nhớ với “bậc thầy bút ký” tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước đã lấy tên của ông để đặt tên cho các con đường, tuyến phố.

2. Cuộc đời và phong cách sống của Nguyễn Tuân

2.1. Cuộc đời của Nguyễn Tuân

Sinh ra trong thời kỳ nước mất nhà tan nên trong ông đã ý thức hình thành rất sớm lòng yêu quê hương, đất nước. Khi học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ ở hiện nay, tiền thân là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định ngày nay) thì bị đuổi học vì tham gia cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu Việt Nam năm 1929. Vài năm sau, ông bị bắt giam vì vượt biên không có giấy phép.

Cuộc đời của Nguyễn Tuân

Cuộc đời của Nguyễn Tuân

Sau khi ra tù, Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình. Ông bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến năm 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm tùy bút, bút ký mang phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi,...

Năm 1941, Nguyễn Tuân bị bắt giam một lần nữa và tiếp xúc, gặp gỡ những người hoạt động chính trị.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, ông nhiều tình tham gia cách mạng và kháng chiến trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.

Từ năm 1948 - 1957, Nguyễn Tuân giữ chức Tổng thư ký Hội Văn Nghệ Việt Nam.

Các tác phẩm của Nguyễn Tuân sau cách mạng là các bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông có chủ trương chủ nghĩa xê dịch, không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi rất nhiều nơi trên đất nước để tìm đến những điều mới mẻ, độc đáo.

Ngày 28/7/1987, Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội.

2.2. Phong cách sống của nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng Việt, từ những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm,...cho tới những nhạc điệu của lối hát ca trù hoặc dân giã - những nét đẹp rất riêng của Việt Nam.

Ở Nguyễn Tuân, ý thức phát triển cá nhân rất cao, viết văn là để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là “chủ nghĩa xê dịch”. Lối sống tự do và phóng thoáng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa!

Phong cách sống của nhà văn Nguyễn Tuân

Phong cách sống của nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là người rất tài hoa, không chỉ giỏi viết văn ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác như điêu khắc, hội họa, sân khấu,...Ít ai biết rằng ông còn là một diễn viên kịch nói, diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Nguyễn Tuân sử dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.

Nguyễn Tuân cũng nổi tiếng là người sành ăn. Với ông, ăn là một nghệ thuật, một giá trị thẩm mỹ, một sự khám phá cái ngon mà tạo hóa đã ban cho tất cả mọi người.

Là một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp, với ông nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc thậm chí là “khổ hạnh” và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút của mình hơn nửa thế kỷ để chứng minh điều đó.

>>> XEM NGAY: Những điều bạn chưa biết về Xuân Diệu

3. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân

3.1. Phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật sáng tác độc đáo, khác biệt và sâu sắc. Tùy từng thời điểm mà phong cách sáng tác của ông lại khác nhau.

Nếu như trước cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân gói trọn trong chữ “ngông” với  3 chủ đề chính là “chủ nghĩa xê dịch”, “vang bóng một thời” và “đời sống trụy lạc”. Thì sau cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác hoàn toàn thay đổi ông đem ngòi bút của mình để phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc. Các sáng tác của  ông giai đoạn này thường viết về đề tài quê hương, đất nước, nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.

Những sáng tác của Nguyễn Tuân đều mang giá trị nghệ thuật cao, mang tới cho người đọc những cảm nhận tinh tế, những rung cảm về vẻ đẹp của con người, của văn hóa, đất nước.

Nhà văn Nguyễn Tuân còn được biết đến là người yêu thiên thiên. Ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu, phát hiện ra nhiều phong cảnh thiên nhiên, núi rừng tuyệt mỹ trên khắp cả nước. Một số tác phẩm của Nguyễn Tuân nói về cảnh sách, hương vị đất nước và linh hồn của dân tộc đó là Tờ hoa, Tình rừng, Phở, Cây Hà Nội, Cốm, Giò lụa,...

Nguyễn Tuân là “ông vua tùy bút”

Nguyễn Tuân là “ông vua tùy bút”

Có thể nói, thể loại văn học được Nguyễn Tuân yêu thích nhất đó là tùy bút bởi tùy bút sở hữu phong cách tự do, phóng thoáng như chính con người ông.

Nguyễn Tuân còn có rất nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Nhờ sở hữu vốn từ giàu có, phong phú đặc biệt là vốn từ Hán - Việt, ông đã kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ cổ xưa và hiện đại mang tới tới hiệu quả cao trong việc diễn đạt và gây ấn tượng mạnh với độc giả.

Hơn nửa thế kỷ viết văn của Nguyễn Tuân là cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc. Khi đã ở đỉnh cao của sự nghiệp, ông vẫn không bao giờ tỏ ra lơi lỏng, hời hợt; trái lại, luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình. Đúng là một nhà văn “suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật”, tự nhận mình là người “sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”.

3.2. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân

Trước 1945: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc Chị Hoài (1943), Nguyễn (1945).

Sau 1945: Chùa Ðàn (1946), Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/1955, tập II/1956), Sông Ðà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1994).

Nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân là tác phẩm “Chữ người tử tù”. “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn, ca ngợi những con người tài năng và phẩm chất thanh cao, cái đẹp dù ở bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng đều tỏa sáng kể cả khi ở trong chốn ngục tù tối tăm thì Huấn Cao vẫn nổi bật. Trên con đường đi tìm cái đẹp chân chính, người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao luôn giữ được phẩm chất cao đẹp, không bị khuất phục trước cái xấu, cái ác. Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân khiến cho người đọc phải suy ngẫm nhiều về cuộc đời, con người.

“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân xuất hiện nhiều trong các đề thi đại học

“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân xuất hiện nhiều trong các đề thi đại học

Bên cạnh đó còn có tác phẩm “Người lái đò sông Đà” - một trích đoạn trong tùy bút Sông Đà. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi ngược dòng về Tây Bắc của tác giả, được in trong SGK Ngữ văn 12, xuất hiện rất nhiều trong các bài thi tốt nghiệp, thi đại học. Tác phẩm chỉ ra được vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên kỳ bí nơi vùng núi Tây Bắc. Nguyễn Tuân đã thành công khi vừa khai thác được vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa lột tả vẻ đẹp của người nghệ sĩ; đồng thời thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Những thông tin thú vị về Nguyễn Trãi

4. Những nhận định về Nguyễn Tuân

Đây là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật” - Nguyễn Đình Thi

Ông xứng đáng được mệnh danh là chuyên viên cao cấp tiếng việt là người thợ kim hoàn của chữ” - Tố Hữu

Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân đọc mới thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức” - Vũ Ngọc Phan

Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái đẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân đặc Việt Nam (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác” - Vũ Ngọc Phan

Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như ném ra một cơn say chếch choáng, khinh bạc đấy nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa” - Nguyễn Đăng Mạnh

Với các thông tin có trong bài viết “Nguyễn Tuân - Cây bút “tiên phong” trong nền văn học Việt Nam hiện đại” hy vọng sẽ giúp ích bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, loiphong.com sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian ngắn nhất.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger