Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Vàng mã

Chủ Nhật, 05/11/2023
Trần Xuân Bách

Đốt vàng mã được xem là một phong tục tập quán đã xuất hiện từ rất lâu đời của người dân Việt Nam. Vậy nguồn gốc của tục lệ này là đâu? Nó mang ý nghĩa gì và cách đốt vàng, mã như thế nào là đúng nhất? Bài viết sau Lôi Phong sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tục lệ này.

1. Tìm hiểu về vàng mã

Vàng mã được gọi chung đó là những loại đồ dùng bằng giấy được sử dụng để cúng bái và đốt cho người đã mất. Những món đồ này rất dễ cháy và sau khi thực hiện các nghi lễ cúng bái xong sẽ được mang đi đốt hay còn gọi là hoá vàng cho người âm. Vàng mã được xem như một nét đặc trưng riêng biệt cho nền văn hoá tâm linh của người dân Việt Nam và các quốc gia Á Đông hiện nay.

Người Việt Nam đã quan niệm rằng khi đốt vàng mã người thân của mình đã khuất ở thế giới bên kia sẽ được thụ hưởng và nhận lấy chúng để làm công cụ thanh toán và trao đổi dưới âm phủ. Các loại vàng mã ngày nay không đơn thuần chỉ là tiền âm phủ mà nó còn được làm dưới dạng những món đồ dùng thường ngày của con người.

Vàng mã là loại đồ cúng bằng giấy được sử dụng để cúng và hoá cho người đã mất

Vàng mã là loại đồ cúng bằng giấy được sử dụng để cúng và hoá cho người đã mất

2. Tục đốt vàng mã xuất hiện như thế nào? Tìm hiểu về nguồn gốc của tục lệ này

Nguồn gốc của tục đốt vàng mã là từ Trung Quốc và theo quá trình xâm lược, ảnh hưởng đã du nhập vào nên văn hoá Việt Nam. Khi đó người dân của nước ta đã tiếp thu và gìn giữ, phát triển nó như một nền văn hoá đặc sắc, riêng biệt được lưu truyền nhiều đời này.

Mọi người khi đốt vàng mã thường luôn quan niệm rằng ở trên trần sao dưới âm sẽ vậy. Con người sau khi chết đi sang thế giới bên kia họ vẫn có các nhu cầu và sinh hoạt giống như đang còn sống. Vì thế người ở trên trần thế sẽ đốt nhiều vàng mã với mong muốn người thân đã mất của mình có được cuộc sống đầy đủ ở thế giới bên kia.

Còn theo Phật Giáo đốt vàng mã không phải được bắt nguồn từ Đạo Phật. Đây là phong tục đã được truyền bá sang từ Trung Quốc. Lúc mới đầu vàng mã chỉ được sử dụng trong cung đình mà không được phổ biến với dân chúng.

Tục lệ đốt vàng mã đã xuất hiện từ rất lâu đời tại Trung Quốc và được lưu truyền sang Việt Nam

Tục lệ đốt vàng mã đã xuất hiện từ rất lâu đời tại Trung Quốc và được lưu truyền sang Việt Nam

3. Sự tích về tục đốt vàng mã

Thời nhà Hạ, người dân Trung Hoa đã sử dụng đất sét để nặn thành mâm bát và sử dụng gỗ tre để làm các loai nhạc khí như đàn sáo, chuông khánh dùng trong chôn cất theo người chết. Tới thời nhà Chu, người dân đã đặt ra tục “Tuẫn Táng”, đây là phong tục mà khi nhà vua và quan lại chết đi thì sẽ đem chôn sống vợ con và bộ hạ của họ để có thể xuống dưới âm hầu hạ các ngài.

Tục lệ này đã được loại bỏ ở thời nhà Hán. Tới năm 105 sau công nguyên ông Vương Dũ đã sáng chế ra giấy để làm vàng bạc và quần áo thay thế cho vàng bạc và quần áo thật khi làm tang lễ cho người mất. Lúc này phần đa người dân Trung Hoa cũng đã tỉnh ngộ và đã cùng nhau bỏ đi tục lệ đốt vàng mã. Điều này khiến cho những nhà làm nghề vàng mã bị thất nghiệp.

Tục đốt vàng mã bằng giấy xuất hiện từ năm 105 sau công nguyên do ông Vương Dũ sáng chế ra

Tục đốt vàng mã bằng giấy xuất hiện từ năm 105 sau công nguyên do ông Vương Dũ sáng chế ra

Vương Luân là dòng dõi của Vương Dũ đã tìm ra các âm mưu để phục hưng lại nghề vàng mã này. Ông cho một người giả ốm nặng cách đó vài hôm rồi loan tin chết vì bệnh ra cho người dân biết. Cái xác giả kia sẽ được khâm liệm và cho vào quan tài có đục sẵn lỗ hổng để tiếp tế thức ăn và đồ uống. Khi hàng xóm tới thăm viếng đông đúc Vương Luân đã cùng với gia nhân và dòng họ của người đó mang tới rất nhiều đồ mã, có cả hình nhân thế mệnh ra để cúng bái. Họ thực hiện cúng lễ các quan thiên phủ, địa phủ và quan nhân phủ. Trong khi người dân đang đau xót khấn khứa thì quan tài bỗng rung lên.

Vương Luân lúc này cũng đã đứng sẵn ở bên của quan tài. Khi đó người giả chết cũng đã bật nắp quan tài đứng dậy, giả vờ lù đù, nhìn trước ngó sau rồi mới bước ra khỏi quan tài với một điệu bộ như vừa chết đi sống lại. Sau đó người này đã kể lại cho người dân nghe việc mình thấy được khi chết là các thần thánh ở tam phủ, tứ phủ sau khi nhận được hình nhân thế mệnh cùng tiền bạc, vàng mã đã tha cho 3 hồn 7 vía được phục sinh để trở về nhân thế.

Tai nghe mắt thấy như vậy nên dân chúng ai cũng tin đây là thật. Từ đó nghề hàng mã cũng đã được phục hưng lại và vẫn lưu truyền cho tới ngày nay.

Làng nghề hàng mã sau nhiều biến cố đã được phục hưng và lưu truyền cho tới ngày nay

Làng nghề hàng mã sau nhiều biến cố đã được phục hưng và lưu truyền cho tới ngày nay

4. Tục đốt vàng mã có ý nghĩa như thế nào?

Tục đốt vàng mã đã xuất hiện từ rất lâu đời và vẫn được giữ mãi tới ngày nay. Những tờ tiền vàng mà người sống đốt cho người mất như một sự tri ân tới Diêm Vương và mong cho người thân của họ sớm được đầu thai hoặc có thể thoát được sự trừng phạt dưới âm phủ. Đây cũng như  lòng thành của con cháu muốn gửi gắm tới tổ tiên để cho các ngài chi tiêu ở thế giới bên kia.

Tục lệ này cũng thể hiện cho tấm lòng thành kính, tri ân và lòng hiếu thảo của con cháu đối với những người đã khuất. Họ muốn dùng vàng mã để bày tỏ tấm lòng với tổ tiên bởi tổ tiên là những người đã sinh ra nuôi dưỡng chúng ta nên người vì thế cần phải được báo ân.

Ngoài ra việc làm lễ cúng gia tiên, hoá vàng mã còn mang tới những ý nghĩa sâu sắc đối với người sống. Đây được xem như một cách giáo dục cho con cháu phải biết sống hòa thuận, yêu thương, có tâm có hiếu và luôn suy nghĩ về những điều tích cực trong cuộc sống. Điều này đã được phổ biến xuyên suốt trong tư tưởng của đạo Phật và trong văn hoá của dân tộc.

Đốt vàng mã là tục lệ thể hiện cho tấm lòng thành kính, tri ân và hiếu thảo của con cháu đối với những người đã mất

Đốt vàng mã là tục lệ thể hiện cho tấm lòng thành kính, tri ân và hiếu thảo của con cháu đối với những người đã mất

5. Thực trạng đốt vàng mã tại nước ta ngày nay

Đốt vàng mã là một trong những tục lệ xuất hiện ở rất nhiều hoạt động đời sống của người dân Việt Nam hiện nay. Bạn có thể quan sát về phong tục này vào ngày mùng 1, ngày rằm, ngày động thổ, giải hạn, cầu siêu, các ngày lễ tết, tết thanh minh…

Nếu như trước kia đốt vàng mã chủ yếu là tiền âm phủ, vàng bằng giấy thì ngày nay những món đồ vàng mã ngày càng phong phú hơn. Nhiều nhà có điều kiện còn sắm sửa đồ lễ rất nhiều và đầy đủ về nhà lầu, xe hơi, bếp gia, tivi, tủ lạnh, điện thoại…Với nhà nào có điều kiện kém hơn thì có thể sắm tiền vàng và quần áo để mang đi hoá cho thần linh, tổ tiên.

Xu hướng đốt vàng mã trong những năm gần đây rất phát triển. Tuy nhiên điều này lại khiến nó gây ra nhiều hệ lụy không tốt tới cộng đồng xã hội. Nhiều gia đình đã chạy đua sắm đồ lễ và đốt vàng mã lãng phí. Thậm chí có những gia đình sẵn sàng tri ra số tiền rất lớn để sắm sửa.

Xu hướng đốt vàng mã ở nước ta mấy năm trở lại đây đang rất phát triển mạnh mẽ

Xu hướng đốt vàng mã ở nước ta mấy năm trở lại đây đang rất phát triển mạnh mẽ

6. Hậu quả của tục lệ đốt vàng mã không đúng cách và theo trào lưu

Việc đốt vàng mã không đúng cách và theo trào lưu cũng sẽ gây ra rất nhiều hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đó là:

● Nó gây ra hiện tượng chạy đua của mọi người trong xã hội vì nhiều người sẽ có suy nghĩ rằng đốt càng nhiều vàng mã thì càng nhận được tài lộc và sự may mắn.

● Tạo điều kiện để các hoạt động mê tín dị đoan phát triển mạnh mẽ làm ảnh hưởng tới phong tục, tập quán của dân tộc.

● Đốt vàng mã không đúng cách, không đúng nơi quy định sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường sống. Nhất là tại các khu di tích lịch sử, đền miếu, chùa chiền… việc đốt vàng mã không đúng cách còn rất dễ gây ra hiện tượng cháy nổ.

● Việc chạy đua mua thật nhiều vàng mã rồi mang đi đốt sẽ gây lãng phí và tốn kiếm tiền của các gia chủ.

Đốt tiền vàng không đúng cách và theo trào lưu thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Đốt tiền vàng không đúng cách và theo trào lưu thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

7. Nguyên tắc cần biết khi đốt vàng mã

Có thể thấy theo phong tục của người dân Việt Nam hiện nay, vàng mã được xem là đồ cúng và vật phẩm tâm linh rất quan trọng. Do vậy khi đốt vàng mã các gia chủ cần nắm được những nguyên tắc sau để việc hoá vàng thật thuận lợi và đạt hiệu quả nhất.

● Chuẩn bị chậu để đốt vàng mã, tốt nhất hãy chọn mua chậu với thành cao hay chiếc hộp chuyên dụng để hóa vàng được tiện lợi, nhanh chóng hơn và tránh được tình trạng bị vị ương vãi tàn tro.

● Nên sử dụng chiếc gậy riêng biệt để cởi tro khi vàng ã đang cháy dở và để cho chúng cháy hết thì mới xin đồ lễ. Tránh trường hợp vàng mã mới cháy một phần mà đã lấy đồ lễ thì như vậy ngơi đồ lễ, tiền vàng sẽ không dùng được cho thế giới bên kia.

● Sau khi đã hoá tiền vàng xong nên dùng chậu hay xô để đựng tàn tro, tránh trường hợp tàn tro vẫn chưa cháy hết sẽ bị gió làm cho bay vãi lung tung.

● Những đồ vàng tiền khi đốt cần được ghi đầy đủ về họ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, địa chỉ của người thụ hưởng.

Đốt vàng mã đúng cách để có thể giữ gìn được truyền thống và tục lệ của người dân từ thời xa xưa

Đốt vàng mã đúng cách để có thể giữ gìn được truyền thống và tục lệ của người dân từ thời xa xưa

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và những nguyên tắc đốt vàng mã. Hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp cho việc đốt tiền vàng cho người âm được đúng và có ý nghĩa nhất nhé. Hãy thực hiện việc đốt tiền vàng thật khoa học và văn  mình để giúp lưu truyền mãi được phong tục của người dân Việt Nam.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger