Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Tương khắc và tất tần tật những thông tin bạn nên biết

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Nếu nhắc tới quy luật ngũ hành chắc chắn không thể bỏ qua tương khắc. Vậy quy luật này có nghĩa là gì và được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống hiện nay. Bài viết dưới đây Lôi Phong sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về vấn đề này.

1. Tương khắc có nghĩa là gì?

Tương khắc hay còn được hiểu là sự cản trở và khắc chế về sự phát triển lẫn nhau giữa những mệnh Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ trong ngũ hành để tạo nên sự hài hoà về mặt phong thuỷ. Khi đó thứ tự tương khắc được quy định đó là: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim. Quy luật này cũng giúp mang tới một trạng thái tối ưu nhất cho sự vận động và sự phát triển của vũ trụ.

Trong ngũ hành, tương khắc và tương sinh là hai quy luật được tồn tại song song với nhau, có sinh chắc chắn sẽ có khắc và có khắc chắc chắn sẽ có sinh. Nếu trường hợp sinh quá nhiều có thể khiến tạo nên sự phát triển quá lớn và khó kiểm soát đoạt. Cũng như vậy nếu có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không có được cơ hội sinh sôi, nảy nở và tồn tại. Chính vì thế sinh khắc là hai quy luật luôn đi liền và không bao giờ tách rời nhau.

Tương khắc là sự cản trở và khắc chế lẫn nhau giữa các mệnh

Tương khắc là sự cản trở và khắc chế lẫn nhau giữa các mệnh

2. Tìm hiểu về quy luật và ý nghĩa của tương khắc

Để hiểu rõ hơn tương khắc dưới đây chúng tôi tiếp tục chia sẻ về quy luật và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.

2.1. Quy luật tương khắc

Quy luật tương khắc được biểu hiện dựa trên 2 phương diện khác nhau đó là cái khắc nó và cái nó khắc. Đối với 5 ngũ hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ không chỉ là những biểu thị cho 5 loại vật chất mà đây còn chính là biểu tượng của nhiều loại trạng thái hoàn toàn khác nhau như:

● Kim còn có nghĩa là Tòng Cách. Ở đây Tòng được hiểu là sự thuận, phục tùng, bao hàm ý nghĩa là sự biến đổi, cải cách. Kim có đặc tính đặc trưng đó là có thể thay đổi về trạng trái mềm, cứng, dài ra hay nhỏ lại và có tính đàn hồi cao.

● Mộc còn được hiểu là Khúc Trực. Khúc ở đây có nghĩa là thẳng, vươn lên phía trước. Mộc có ý nghĩa là luôn đứng thắng và vươn lên, có khả năng hấp thu khí của Thuỷ Thổ để trưởng thành và phát triển.

● Hỏa còn được hiểu là Viêm Thượng mà Viêm lại có nghĩa là sự tán nhiệt, Thượng có nghĩa là tán lên. Hoả có đặc tính là sự phát tán nhiệt và bốc lên trên, nó có khả năng giữ nhiệt và chế luyện ra kim loại.

● Thổ hay còn được hiểu là Giá Sắt, trong đó Giá có nghĩa là trồng trọt, Sắt có nghĩa là thu hoạch. Đặc tính của Thổ là chúa muôn vật, mang nhiều chức năng liên quan tới sự sinh hoá, dưỡng dục và là mẹ của muôn vật.

Chính những lý giải trên mà quy luật ngũ hành tương khắc sẽ được giải thích theo quy luật sau:

● Thuỷ khắc Hoả: Nước có thể khiến cho lửa bị tắt,khắc sẽ được giải thích đó là:

● Hoả khắc Kim: Nếu lửa lớn kim loại sẽ bị nung chảy.

● Kim khắc Mộc: Dùng sao có thể chặt đổ cây.

● Mộc khắc Thổ: Cây cối sẽ hút và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong đất.

● Thổ khắc Thuỷ: Đất hút được nước và thường sử dụng đất trong việc đắp để ngăn lũ lụt.

Lý giải quy luật tương khắc trong ngũ hành

Lý giải quy luật tương khắc trong ngũ hành

>>> XEM NGAY: Ngũ hành tương sinh và những điều bạn còn chưa biết

2.2. Ý nghĩa của tương khắc trong cuộc sống

Có thể thấy quy luật tương khắc có rất nhiều ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của mỗi con người. Cũng nhờ vào những mối quan hệ ức chế và sự cản trở giữa các mệnh khắc nhau có thể giúp cho con người tránh đi được những điều không may mắn và tránh được điều rủi ro có thể xảy ra đối với bản thân và tất cả mọi người xung quanh.

Quy luật sinh khắc ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của mỗi con người

Quy luật sinh khắc ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của mỗi con người

3. Ứng dụng của quy luật tương sinh tương khắc trong đời sống hiện nay

Khi đã nắm được về thuyết ngũ hành bạn sẽ ứng dụng được các quy luật tương khắc vào nhiều phương diện khác nhau. Chẳng hạn như:

3.1. Chọn màu sơn nhà

Khi lựa chọn màu sơn nhà gia chủ cần phải tìm hiểu để chọn màu tương sinh hợp với mệnh của gia chủ và cần tránh đi được những màu xung khắc. Việc chọn đúng màu sơn nhà sẽ giúp mang tới nhiều may mắn, tài lộc cho ngôi nhà bạn, gia đạo luôn được hạnh phúc, vui vẻ. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ có một sức khỏe tốt, công việc thuận buồm xuôi gió. Cụ thể về màu sắc tương sinh, tương khắc của các mệnh trong phong thuỷ như sau:

● Mệnh Kim có màu tương sinh là vàng, nâu đất, màu tương khắc là xanh lục, đỏ, hồng tím.

● Mệnh Mộc có màu tương sinh là mầu đen, xanh nước biển, màu tương khắc là vàng, nâu đất, trắng, xám.

● Mệnh Thuỷ có màu tương sinh là trắng, xám, màu tương khắc là đỏ, hồng, tím, vàng, nâu đất.

● Mệnh Hoả có màu tương sinh là xanh lục, đỏ, hồng, màu tương khắc là trắng, xám, đen, xanh nước biển.

● Mệnh Thổ có màu tương sinh là đỏ, hồng, tím, màu tương khắc là đen, xanh nước biển, xanh lục.

Ứng dụng của tương khắc trong việc chọn màu sơn nhà phù hợp

Ứng dụng của tương khắc trong việc chọn màu sơn nhà phù hợp

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Những mẫu tượng phật Di Lặc mang đến tài lộc cho nhà bạn

3.2. Ứng dụng trong việc chọn hướng nhà

Dựa trên quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc gia chủ nên xem xét để lựa chọn hướng nhà hợp mệnh và tránh được tương khắc. Cụ thể đó là:

● Gia chủ mệnh Kim nên lựa chọn hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và hướng Tây Nam. Cần tránh làm nhà theo hướng chính Nam và hướng chính Bắc.

● Gia chủ mệnh Mộc nên chọn hướng làm nhà là hướng Chính Bắc, Đông Nam và hướng Đông. Tránh làm nhà theo hướng chính Nam.

● Gia chủ mệnh Thuỷ nên chọn hướng làm nhà là đông Nam, Tây Bắc và hướng Bắc. Tránh làm nhà theo hướng chính Đông.

● Gia chủ mệnh Hoả nên chọn hướng làm nhà là hướng Nam Mệnh, tránh làm nhà theo hướng Đông Nam và Tây Bắc.

● Gia chủ mệnh Thổ chọn hướng làm nhà hợp là Tây Nam và Đông Bắc. Không nên làm nhà theo hướng Tây và Đông.

Quy luật tương sinh tương khắc được ứng dụng trong việc chọn hướng nhà

Quy luật tương sinh tương khắc được ứng dụng trong việc chọn hướng nhà

4. Ngũ hành phản khắc

Như đã biết sự tồn tại về hai mối quan hệ của tương khắc. Nếu như cái nó khắc sở hữu một nội lực quá lớn sẽ khiến cho bản thân của nó bị tổn thương và không còn khả năng khắc hành khác nữa. Do đó đây được gọi là quy luật phản khắc. Ngũ hành phản khắc có quy luật cụ thể đó là:

● Kim khắc Mộc nhưng trường hợp Mộc quá cứng cũng có thể khiến cho Kim bị gãy.

● Mộc khắc Thổ nhưng trong trường hợp Thổ nhiều quá cũng khiến Mộc có khả năng bị suy yếu dần.

● Thổ khắc Thuỷ, khi Thuỷ quá nhiều sẽ khiến cho Thổ bị sạt lở và bị bào mòn.

● Thuỷ khắc Hoả nhưng khi Hoả quá nhiều cũng sẽ làm cho Thuỷ phải cạn đi.

● Hoả khắc Kim, trong trường hợp Kim nhiều cũng có thể dập tắt được Hoả.

5. Tìm hiểu chi tiết về cách mệnh tương khắc trong phong thuỷ

Để có thể hiểu rõ hơn về các mệnh tương khắc trong phong thuỷ hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ nhất về mối quan hệ giữa các mệnh này nhé.

5.1. Mộc khắc Thổ

Mộc khắc Thổ được lý giải theo cách hiểu đơn giản đó là cây cối sẽ hút các dưỡng chất từ đất để chúng có thể sinh sôi và nảy nở nên sẽ khiến cho Mộc bị khô cằn. Thế nhưng hành Thổ lại có 6 nạp âm và trong các nạp âm này sẽ có những cái của Thổ mà Mộc không thể tác động vào khiến chúng bị suy yếu đi. Cụ thể đó là:

● Thạch đầu Thổ, Bích Thượng Thổ, Ốc Thượng Thổ: Đây là nhóm tương khắc với Mộc.

● Lộ Bàng Thổ, Sa Trung Thổ, Đại Dịch Thổ là nhóm không tương khắc với Mộc.

Nếu xét về mặt phong thuỷ thì mệnh Mộc có quy luật tương sinh tương khắc cụ thể đó là:

● Mộc gặp Kim sẽ giúp trở thành rường cột.

● Mộc sinh Hoả nhưng khi Hoả nhiều hơn Mộc sẽ bị cháy còn nếu Mộc mạnh khi gặp Hỏa thì mộc sẽ trở nên yếu đi.

● Mộc khắc Thổ nếu Thổ nhiều sẽ lấn án về Mộc, nếu Thổ yếu mà gặp phải Mộc mạnh sẽ làm cho đất đai bị khô cằn, nứt nẻ.

● Mộc nhờ Thuỷ để tương sinh nhưng nếu Thuỷ nhiều lại khiến cho Mộc bị trôi, cồn trường hợp Mộc nhiều lại khiến cho Thuỷ bị giảm về sức mạnh.

Mộc khắc Thổ nhưng nếu Thổ yếu sẽ khiến cho Mộc mạnh và đất đai khô cằn, nứt nẻ

Mộc khắc Thổ nhưng nếu Thổ yếu sẽ khiến cho Mộc mạnh và đất đai khô cằn, nứt nẻ

5.2. Thuỷ khắc Hoả

Lý do Thuỷ khắc Hoả đó là lửa sẽ bị dập tắt bởi lửa và hó có thể trở nên mạnh mẽ như bình thường được. Đây là một mối quan hệ tương khắc một chiều vì Thuỷ có khả năng khống chế Hoả và khi nước yếu đi thì cũng không có khả năng làm lại Hoả.

Thế nhưng trong phong thuỷ không phải nạp âm nào của Hoả cũng sẽ tương khắc Thuỷ. Nó có những cái cơ bản đó là:

● Phúc Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa và Sơn Đầu Hoả khi gặp hành Thuỷ thì khắc kỵ.

● Đối với Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa sẽ không xung khắc với Thuỷ, bởi càng có nhiều nước càng giúp phát huy được về những tính chất và khí âm.

Còn đối với mặt phong thuỷ mệnh Thuỷ sẽ có mối quan hệ tương sinh tương khắc cụ thể đó là:

● Thuỷ kết hợp với Thuỷ sẽ vượng gặp được Thổ và thành ao hồ.

● Thuỷ sinh Mộc nhưng khi Mộc có nhiều sẽ làm Thuỷ phải co lại.

● Thuỷ khắc Hoả nhưng khi Hoả nhiều sẽ khiến cho Thuỷ khô.

● Thuỷ sinh Kim nhưng khi Kim nhiều làm cho Thuỷ Đục. Kim cũng có thể sinh Thuỷ nhưng nếu Thuỷ nhiều lại khiến cho Kim bị lắng xuống.

Thuỷ khắc Hoả nhưng khi Hoả nhiều sẽ làm cho Thuỷ khô

Thuỷ khắc Hoả nhưng khi Hoả nhiều sẽ làm cho Thuỷ khô

5.3. Hoả khắc Kim

Nếu Hoả gần với Kim sẽ khiến cho Kim bị tan chảy. Tuy nhiên có một số nạp âm của mệnh Kim sẽ không khắc Thuỷ như:

● Kiếm Phong Kim, Sa Trung KIm nếu như không có Hoả thì không thể nào trở thành vật dụng vì thế đây là các nạp âm sinh.

● Hải Trung Kim, Bạch Lạp Kim, Thoa Xuyến Kim, Kim Bạch Kim đề khắc Hoả.

Quy luật tương sinh tương khắc của mệnh Hoả như sau:

● Hoả khi gặp Thuỷ sẽ trở nên ứng cứu cho nhau.

● Hỏa sinh Thổ nhưng khi Thổ quá nhiều khiến Hoả Ám, Hoả càng mạnh thì Thổ càng bị dập tắt.

● Hoả khắc Kim, nếu Kim nhiều sẽ làm cho Hoả tắt.

● Hỏa sinh Mộc nhưng khi Mộc nhiều cũng khiến cho lửa mạnh và bị Mộc bốc cháy.

Hoả khắc Kim, nếu Kim nhiều sẽ làm cho Hoả tắt.

Hoả khắc Kim, nếu Kim nhiều sẽ làm cho Hoả tắt.

5.4. Thổ khắc Thuỷ

Đất hút nước mang đại diện cho sự chế ngự. Còn Thổ sẽ khắc chế và kìm hãm sự phát triển của mệnh Thuỷ. Xét về mặt phong thuỷ ngũ hành tương sinh tương khắc của mệnh Thổ được thể hiện đó là:

● Thổ gặp Mộc giúp mọi việc được thuận lợi.

● Thổ sinh Kim nhưng khi Kim nhiều khiến cho Thổ ít đi, nếu Thổ mạnh gặp KIm thì sẽ khiến cho Thổ bị tấp thành đống.

● Thổ khắc Thuỷ nhưng khi Thuỷ nhiều sẽ rửa trôi Thổ, còn Thuỷ ít mà gặp Thổ Nhiều sẽ bị chắn lại.

● Thổ nhờ Hoả sinh nhưng khi Hoả nhiều khiến Thổ bị đốt cháy, ngược lại Thổ nhiều lại làm Hoả bị tàn lụi.

Thổ khắc Thuỷ nhưng khi Thuỷ nhiều sẽ rửa trôi Thổ

Thổ khắc Thuỷ nhưng khi Thuỷ nhiều sẽ rửa trôi Thổ

5.5. Kim khắc Mộc

Quy luật tương sinh tương khắc của mệnh Kim trong phong thuỷ đó là:

● Kim nếu gặp Hoả đôi bên cùng có lợi.

● Kim sinh Thuỷ nhưng khi Thuỷ nhiều sẽ làm Kim chìm, Kim dù cứng cũng có thể bị Thuỷ làm mòn.

● Kim khắc Mộc nhưng khi Mộc cứng làm cho Kim bị mẻ, Mộc yếu gặp phải Kim thì sẽ bị chặt đứt.

● Kim sinh Thổ nhưng Thổ nhiều lại vùi dập Kim, còn khi Kim nhiều thổ lại biến thành ít.

Kim khắc Mộc nhưng khi Mộc cứng làm cho Kim bị mẻ

Kim khắc Mộc nhưng khi Mộc cứng làm cho Kim bị mẻ

Bài viết trên là tất tần tật các thông tin có liên quan tới tương khắc mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Mong rằng qua đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy luật này và vận dụng nó phù hợp nhất cho cuộc sống của mình. Đừng quên theo dõi website Lôi Phong để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về phong thuỷ bạn nhé.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger