Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Tiết Lộ 1000+ Hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni ý nghĩa nhất

Thứ Tư, 15/11/2023
Trần Xuân Bách

Phật Thích Ca là người sáng lập ra Đạo Phật được nhiều Phật tử và chúng sanh tôn kính. Đó là lý do vì sao nhiều ngôi chùa đều có sự xuất hiện của tượng, ảnh Phật Thích Ca. Hình Phật Thích Ca còn được nhiều người thỉnh để thờ phụng, trang trí trong nhà ở. Nếu bạn chưa lựa chọn được mẫu hình ảnh Phật Thích Ca ưng ý thì đừng bỏ qua nội dung thông tin dưới đây.

1. Phật Thích Ca là ai?

Theo tài liệu ghi chép, Phật Thích Ca xuất thân là thái tử Tất Đạt Đa - con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Dòng dõi hoàng tộc này thuộc họ Cồ Đàm của vương tộc Thích Ca

Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni hay Đức Phật được sinh ra vào ngày 15/4 âm lịch của năm 624 TCN theo lý giải của Phật giáo Nam Tông. Trong Phật giáo Bắc Tông thì đó là ngày 8/4 âm lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni. Từ đó, cứ đến ngày này hằng năm khắp nơi trên thế giới tổ chức lễ hội Phật Đản rất lớn.

Khi trưởng thành, Ngài đã kết hôn với người phụ nữ tên Da Du Đà La và có một người con tên La Hầu La. Vợ của Ngài đã xuất gia và đắc quả A -La-Hán và con trai cũng trở thành một trong thập đại đệ tử của Phật.

Sau khi nhìn thấy cảnh khổ đau của người già, bệnh tật và qua đời cùng với vẻ ngoài ung dung, thanh thản của vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa đã phát tâm rời khỏi hoàng cung, với hai bàn tay trắng bở lại tất cả ngôi vị, cuộc sống sung túc; dùng gươm cắt tóc, thay trang phục và trở thành tu sĩ Cồ Đàm một lòng đi học đạo, tu học Phật quả. Vào năm 29 tuổi, Ngài đã từ bỏ cuộc sống giàu sang của gia đình và đi tìm con đường giác ngộ, giải thoát chúng sinh.

Ngài đã dành 6 năm khổ hạnh để ở trong rừng sâu nhưng không thành công. Sau đó, Ngài đã lựa chọn phương pháp trung đạo để tu tập và đắc quả trở thành vị Phật có quyền năng nhất.

Từ khi được giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp miền Bắc Ấn Độ với Bát Chánh Đạo, con đường giúp cho con người thoát khỏi đau khổ. Khi đó, Ngài đã đi liên tục trong 45 năm và thành quả là mọi tầng lớp, vua chúa, trộm cướp đều bị ông thu hút. Đức Phật đã trở lời mọi câu hỏi của họ và hướng họ đến cái thiện, sự thật cuối cùng.

Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của cõi Ta bà (đau khổ) - chính là thế giới mà chúng ta đang sống để giác ngộ và khai mở ánh sáng đạo vàng cho nhân loại. Ngài còn có công rất lớn trong việc đặt nền móng và sáng lập nên Phật giáo ngày nay.

2. Hình ảnh Phật Thích Ca

Về hình dáng đặc trưng: Tóc có thể được búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Mặt Phật tròn, cằm vuông vức, nơi ấn đường (vị trí hai lông mày giao nhau) có nốt ruồi đỏ. Tai dày, tròn, đầy đặn, thành quách thì phân minh, sắc trắng hơn mặt. Phật mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ có màu vàng hoặc nâu, nếu hở ngực thì trước ngực không cỡ chữ Vạn. Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, mắt mở ba phần tư.

Hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni

Hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni

Về tư thế tay: Tay Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân (nghĩa là tay trái hướng vào thân, tay phải hướng ra; trong mỗi tay thì ngón trỏ và ngói cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn đó sẽ chạm nhau) hoặc ấn kim cương hiệp chưởng (đầu ngón tay của hai bàn tay chắp vào nhau, thể hiện cho tín tâm bất động, vững chắc như kim cương),...

Hoặc tay Ngài ở ấn xúc địa (tức là tay trái hướng lên, đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay phía trước còn trên tay trái là một chiếc bát); Phật thủ ấn vo úy (tay mặt đặt ngang tầm vai, các ngón tay hướng phía trước. Phật có thể cầm chiếc bát màu đen hoặc xanh - dấu hiệu của giáo chủ.

Nhân vật đi kèm: Tượng, ảnh Phật Thích Ca có thể được minh họa cùng với hai vị tôn giả đó là Ca Diếp (vẻ mặt già ở bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ ở bên phải). Hai vị là hai đệ tử của Ngài kho còn ở nhân gian.

Ngoài ra, còn có hình ảnh Phật Thích Ca sơ sinh với một tay chỉ thiên, một tay chỉ thiên địa và Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt (nhập niết bàn) với tư thế nằm nghiêng mình sang bên phải.

3. Ý nghĩa của hình ảnh Phật Thích Ca

Thờ tượng, treo ảnh Phật Thích Ca là một trong những nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh của người dân Việt. Dù thờ bất kỳ vị Phật nào cũng đều sẽ mang lại may mắn cho gia chủ. Phật Thích Ca dám từ bỏ phú quý, giàu sang để tìm chân lý của cuộc đời. Trải qua nhiều khó khăn, đói khổ Ngài đã được giác ngộ, giải thoát khỏi thế tục. Phật Thích Ca chính là người khai sinh ra Phật giáo.

Tranh Phật Thích Ca Mâu Ni Mang lại phước khí và phúc lành cho gia chủ

Tranh Phật Thích Ca Mâu Ni Mang lại phước khí và phúc lành cho gia chủ

Vậy nên, hình ảnh Phật Thích Ca thể hiện sự giác ngộ của gia chủ, thành tâm hướng thiện, giải thoát mình khỏi thói xấu tham - sân - si ở đời, gia đình luôn được an lành, tâm thanh tịnh.

Hình Phật Thích Ca mang những ý nghĩa sau:

Giúp con người thức tỉnh chân lý cuộc sống: Phật Thích Ca Mâu Ni giúp con người sớm thức tỉnh, tìm ra chân lý của sự khổ đau và thoát khỏi bể khổ để đến với những điều tốt đẹp. Nhờ đó, con người sẽ thoát và tránh xa khỏi cái ác, những buồn đau của cuộc sống.

Thể hiện sự trân trọng trong quá khứ: Hầu hết, mọi người thường treo ảnh Phật Thích Ca và Phật Di Lặc để thể hiện cho quá khứ - hiện tại - tương lai. Có quá khứ thì mới có hiện tại và có hiện tại thì chắc chắn sẽ có tương lai. Hình ảnh Phật Thích Ca thể hiện sự trân trọng quá khứ, công ơn của Ngài đã phù hộ độ trì cho con người.

Mong cầu sự bình an, may mắn: Phật là hiện thân của những điều tốt đẹp nên việc thờ tụng sẽ mang đến thông điệp may mắn, bình an cho cuộc sống con người. Đồng thời, còn giúp con người tránh xa được những điều xui rủi, vận hạn.

4. TỔNG HỢP Hình ảnh Phật Thích Ca đẹp nhất

4.1. Hình Phật Thích Ca đản sanh

Tương truyền, vào ngày Rằm tháng 8 cách đây khoảng 2644 năm, tại khu vườn Lâm Tỳ Ni, vương quốc Ca Tỳ La Vệ xuất hiện hiện tượng làm rung chuyển cõi Nhân Thiên. Đó là sự kiện Bồ Tát Hộ Minh đản sinh xuống trần gian trong hình hài của thái tử Tất Đạt Đa.

Không phải ai cũng nhìn thấy hình ảnh Phật Thích Ca đản sinh khi con nhỏ. Hãy cùng loiphong.vn theo dõi nhé.

Ảnh Phật Thích Ca đản sanh số 01

Ảnh Phật Thích Ca đản sanh số 02

Ảnh Phật Thích Ca đản sanh số 02

4.2. Hình Phật Thích Ca ngồi trên đài sen

Hình Phật Thích Ca ngồi trên đài sen thể hiện sự bình yên, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp như cái thiện, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực; tránh xa điều ác và xóa bỏ suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí.

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 01

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 01

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 02

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 02

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 03

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 03

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 04

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 04

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 05

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 05

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 06

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 06

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 07

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên đài sen 07

4.3. Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề. Cây bồ đề giữ vai trò quan trọng trong hành trình tu khổ hạnh của Đức Phật. Đây là loài cây thiêng liêng, gắn liền với tâm linh và tượng trưng cho sự tài giỏi, trí tuệ, sự bảo vệ, giác ngộ cùng khả năng sinh sản.

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 01

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 01

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 02

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 02

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 03

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 03

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 04

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 04

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 05

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 05

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 06

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề 06

4.4. Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên bãi cỏ

Sau 5 năm tu khổ hạnh cùng với 5 anh em nhà Kiều Trần Như, thái tử Tất Đạt Đa đã nhận ra đây không phải là cách để giác ngộ nên đã ăn uống bình thường. Sau đó, Ngài băng qua sông và được anh nông dân cho một bó cỏ Kusa có mùi thơm. Ngài đã dùng bỏ cỏ Kusu để làm gối lót tạo thiền dưới gốc cây bồ đề cho đến khi thành đạo.

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên bãi cỏ

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên bãi cỏ

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên bãi cỏ 02

Hình ảnh Phật Thích Ca ngồi trên bãi cỏ 02

4.5. Hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni ấn địa xúc

Xúc địa nghĩa là tiếp xúc mặt đất, đánh dấu thời điểm thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành công ở dưới gốc cây bồ đề. Xúc địa còn được hiểu là nhập thế, đi vào đời. Vậy nên, hình ảnh Phật Thích Ca ấn địa xúc được hiểu là đi vào đời để cứu khổ cứu nạn, giúp con người thoát khỏi khổ đau, hướng đến cuộc sống an yên và hạnh phúc.

Ở tư thế địa xúc, Phật Thích Ca ngồi xếp bằng, đôi mắt hướng xuống dưới; tay trái đặt ngửa ở giữa rốn, tay phải đặt trên đùi, lòng bàn tay úp xuống và các ngón tay đều hướng xuống đất. Để hiểu rõ hơn bạn hãy theo dõi những hình ảnh dưới đây:

4.6. Hình ảnh Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu

Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh Đức Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu ở trong các ngôi chùa với ý niệm khẳng định Ngài là người sáng lập ra Phật giáo, hướng con người đến những việc thiện, rời xa những cái xấu xa.

4.7. Hình Phật Thích Ca khất thực

Khất thực là hành động vừa xin vừa cho. Xin ăn để học đạo và cho lại các giáo lý Phật pháp tới mọi người xung quanh. Ngài chỉ ăn trưa mỗi ngày, buổi sáng và chiều sẽ dùng cháo, sữa,...đựng vào bình bát.

4.8. Hình ảnh Đức Phật Thích Ca niết bàn

Niết bàn việc dứt nghiệp báo luân hồi, tâm linh thanh thản, chấm dứt mọi khổ đau của cuộc đời nên được ví là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không gian và thời gian. Hình ảnh Đức Phật niết bàn thể hiện sự thanh tịnh, vứt bỏ mọi gánh nặng trần gian.

4.9. Hình Phật Thích Ca 3D đẹp nhất

Với công nghệ hiện đại ngày nay, hình ảnh Phật Thích Ca 3D được nhiều người yêu thích. Khắc họa chân thực hình ảnh Đức Phật cùng với màu sắc lung linh, sắc nét. Người xem có thể tu tâm để hồn trong sáng, thanh tịnh.

Hình ảnh Phật Thích Ca đẹp 01

Hình ảnh Phật Thích Ca 3D đẹp 01

Hình ảnh Phật Thích Ca đẹp 02

Hình ảnh Phật Thích Ca 3D đẹp 02

Hình ảnh Phật Thích Ca đẹp 03

Hình ảnh Phật Thích Ca 3D đẹp 03

Hình ảnh Phật Thích Ca đẹp 04

Hình ảnh Phật Thích Ca 3D đẹp 04

Hình ảnh Phật Thích Ca đẹp 05

Hình ảnh Phật Thích Ca 3D đẹp 05

Hình ảnh Phật Thích Ca đẹp 06

Hình ảnh Phật Thích Ca 3D đẹp 06

Hình ảnh Phật Thích Ca đẹp 07

Hình ảnh Phật Thích Ca 3D đẹp 07

Con người sẽ cảm thấy an yên, thanh tịnh hướng tới điều thiện, xua tan cái ác khi nhìn ngắm hình ảnh Phật Thích Ca mỗi ngày. Khi thờ phụng, treo ảnh Phật Thích Ca tại nhà bạn cần lựa chọn vị trí trang nghiêm như phòng khách, phòng thờ; treo hướng ra cửa chính, tránh hướng ra phòng vệ sinh, nhà bếp,.... Hy vọng các thông tin trên đây về hình Phật Thích Ca sẽ giúp ích với bạn. Truy cập loiphong.com.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger