Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai? Những điều ít ai biết về Ngài
Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe tới vị Phật nghìn mắt, nghìn tay. Đây chính là vị Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn. Người đã dùng năng lực tấm lòng từ bi của bản thân để cứu khố, cứu nạn và giúp độ hóa cho chúng sinh. Bài viết dưới đây Lôi Phong sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vị Phật này. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai?
Thiên Thủ Thiên Nhãn có tên gọi đầy đủ là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại. Ngài cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác chẳng hạn như Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thánh Quán Thế Nam… Tại Việt Nam, ngài được biết đến theo truyền thuyết của dân gian với tên gọi là Quán Âm Tứ Tại.
Ngài được biết đến là một vị Phật có nghìn mắt nghìn tay. Thiên Thủ Thiên Nhãn đã tự hóa thân và trở thành ngàn mắt, ngàn tay để giúp soi thấu được hết mọi việc dưới chốn trần gian, đồng thời luôn dang rộng đôi tay để có thể cứu khổ, cứu nạn cho những mảnh đời khổ cực, bất hạnh ở chốn trần gian.
Thiên Thủ Thiên Nhãn được biết đến là một vị Phật nghìn mắt nghìn tay
Ý nghĩa của tên Thiên Thủ Thiên Nhãn đó là:
● Thiên có nghĩa là nhiều, là vô số.
● Thủ có nghĩa là tay.
● Nhãn có nghĩa là mắt
Tên Thiên Thủ Thiên Nhãn có nghĩa là có vô số tay và vô số mắt.
>>> XEM NGAY: Sự ra đời của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
2. Sự tích cuộc đời Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
Thiên Thủ Thiên Nhãn là mang hình tượng điển hình cho Quan Thế Âm Bồ Tát. Sự tích cuộc đời của Ngài được bắt nguồn từ câu chuyện liên quan tới công chúa Diệu Thiện đã được lưu truyền ở thế kỉ XI tại Trung Quốc.
Theo đó, ở một vương quốc nọ có một nhà vua do không có con trai nên đã buồn lòng rất nhiều và thường lập đàn cầu khấn tổng trong nhiều ngày và tha thiết cầu nguyện có con trai. Sau một thời gian hoàng hậu cũng đã hạ sinh được 3 người con và 3 người con đó là con gái. Họ có tướng mạo rất kiều diễm và thiết tha.
Khi trưởng thành, 2 người con đầu của nhà vua đã lấy chồng và sinh con. Còn riêng cô con gái út có tên là Diệu Thiên lại không muốn đi lấy chồng mà cô lại quyết định đi tu. Nàng đã thần khấn thần lực tới từ Ngọc Hoàng và được đồng ý. Sau đó đã xuống dưới địa ngục và cứu vớt cho những chúng sinh đang phải chìm trong bể khổ có thể trở về dương gian. Còn phía Diệu Thiện, cô đã quyết định tọa thiền trong vòng 9 năm tại núi Hương Cao và đã có được phép thần thông vô cùng nhiệm màu.
Lúc bấy ngờ, cô nghe tin vua cha của mình đang bị bệnh tật dày vò. Diệu Thiện cũng đã trở thành bác sĩ và quyết định xả bỏ tay chân và mắt mũi của mình để có thể điều trị cho vua tra. Cũng chính từ đó trở đi, Diệu Thiện cũng đã biến thành Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn và Ngài đã hướng dẫn cho cả gia đình và hoàng tộc của mình trở về với con đường chân lý, giác ngộ.
Ngày nay, câu chuyện này vẫn được lưu truyền và được tôn thờ. Cũng chính nhờ vào đây mà các Phật tử nắm được sự tích cuộc đời của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn được rõ hơn.
Sự tích cuộc đời Thiên Thủ Thiên Nhãn bắt nguồn từ câu chuyện liên quan tới công chúa Diệu Thiện
>>> Tìm hiểu thêm: Những thông tin ít ai biết về Phật Mẫu Chuẩn Đề
3. Ý nghĩa biểu tượng của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
Hình tượng của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn với nghìn mắt, nghìn tay mang biểu tượng tượng trưng cho trí tuệ vô cùng lớn mạnh và siêu phàm. Với những ai có tâm bất lương thì khi nhìn thấy hình tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng hoảng sợ và kinh hãi với sự uy lực và mạnh mẽ của ngài.
3.1. Ý nghĩa phần tay của Ngài
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn với hình tượng hai bàn tay chắp lại với nhau và ở giữa xuất hiện ngọn Mani. Đây chính là biểu tượng cho sự viên mãn. Trên bàn tay của vị Bồ Tát này còn mang nhiều pháp khí khác nhau, chẳng hạn như tràng hoa, búa, kiếm, vải lụa, gấm vóc, bình kim cang…
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn với hình tượng hai bàn tay chắp lại và ở giữa có ngọn Mani
Các pháp khí đó sẽ mang nhiều ý nghĩa đặc biệt như:
● Tràng hoa mang tượng trưng cho tấm lòng thanh tịnh và luôn có sự từ bi, cao cả.
● Pháp luân còn có tên gọi khác là bánh xe Pháp, nó mang biểu tượng cho sự ban phố và cứ khổ, cứu nạn khắp muôn nơi.
● Thiên Ma, Ngũ Ma, Tử Na, phiền Não Ma thuộc vào cung tên mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thẳng thắn, rõ ràng và giúp đánh bại được yêu ma.
● Bình cam lộ là biểu tượng cho nguồn năng lượng của Phật pháp giúp tiêu trừ được toàn bộ mọi phiền não và đau khổ trong chúng sinh.
Không chỉ cầm pháp khí, những bàn tay còn lại của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có có thêm 42 tay khác. Nó sẽ đại diện cho sự thành chứng và cứu độ cho chúng sinh thoát thoải 25 cõi, trải qua được những thánh vị để được giác ngộ. Với những cánh tay được thiết kế chỉ xuống còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sự vô úy thí.
3.2. Phần đầu của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn với phần đầu bao gồm có 11 giác ngộ và được chia thành 5 tầng mang ý nghĩa tượng trưng cho ngũ trí của Phật.
● Tầng trên cùng đó chính là pháp thân.
● Tầng ở vị trí tiếp theo đó chính là Báo Thân.
● 3 tầng cuối được gọi là hóa thân.
Phật thiên thủ thiên nhãn phần đầu với 11 giác ngộ
3.3. Phần mặt
Thiên Thủ Thiên Nhãn có tổng cộng 9 khuôn mặt, trong đó:
● 3 mặt ở giữa sẽ biểu tượng cho Đại Viên Cảnh Trí.
● 3 mặt ở phía bên trái sẽ biểu tượng cho sự Bình Đẳng Tinh Trí.
● 3 mặt ở phía bên phải sẽ biểu tượng cho thuyết pháp quan sát.
4. Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn mang biểu tượng cho điều gì?
Chắc hẳn có rất nhiều Phật tử thắc mắc không biết Thiên Thủ Thiên Nhãn mang biểu tượng cho điều gì. Theo Phật giáo, đây là một vị Phật tượng trưng cho tấm lòng từ bi, trí tuệ, sự giác ngộ và giải thoát bản thân có thể thoát ra được khỏi sự mê muội của Phật Giáo.
Phật nghìn mắt nghìn tay sẽ tượng trưng cho sự thấu hiểu sâu sắc về những muộn phiền của chúng sanh ở trên nhân gian và vị Phật có thể cứu độ cho chúng sanh thoát được khỏi sự đau khổ đó.
Phật nghìn mắt nghìn tay tượng trưng cho sự thấu hiểu về muộn phiền của chúng sinh
Vị Phật này có nghìn tay và trong mỗi bàn tay đều có con mắt trí tuệ và trong tay của Phật mang nhiều Pháp khí giúp phục hàng yêu ma. Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn có đủ năng lực nhằm chế ngực được sự trói buộc của 5 cảnh tại cõi trần đó chính là hương, pháp, xúc, vị, thính. Trong đó:
● Mắt thấy nhưng tâm sẽ không chịu sự phê phán bởi có sự trói buộc.
● Tai nghe nhưng không phiền đến não.
● Mũi cảm nhận được mùi hương nhưng không cảm thấy bực mình.
● Lưỡi cảm nhận được vị nhưng không chê hay phê phán.
● Thân có thể xúc chạm nhưng không cảm.
5. Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn độ cho tuổi nào?
Thiên Thủ Thiên Nhãn là 1 trong 8 vị Phật bản mệnh của 12 con giáp. Nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết vị Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn độ cho tuổi nào.
Theo các chuyên gia phong thủy, Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn độ cho những người tuổi Tý. Ngài sẽ giúp cho người tuổi Tý sẽ luôn gặp may mắn, thuận lợi và khắc phục được các tật xấu của họ như kén chọn, khó tính, hay đa nghi. Đồng thời vị Phật này cũng giúp cho người tuổi Tý luôn gặp được thuận lợi như ý muốn, cầu được và ước thấy.
6. Cách thờ cúng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn sao cho phù hợp
Được biết đến là một vị Phật biểu tượng cho sự bao dung, tấm lòng từ bi, bác ái, cứu giúp chúng sinh tai quan nạn khỏi, mang tới điều may mắn, an lạc và bình yên cho cuộc sống. Do đó ngày nay Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn được chọn để thờ cúng tại gia rất nhiều. Tuy nhiên khi thờ cúng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bạn nên chú ý một số vấn đề như:
● Cần xây dựng bàn thờ Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn ở vị trí thích hợp. Nếu thờ cùng những vị Phật khác thì nên đặt tượng Phật ở vị trí chính giữa. Còn nếu không thờ tượng Phật thì nên đặt tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn ở chính giữa.
● Phía sau của tượng Phật không nên có cửa sổ mà nên đặt ở vị trí đối diện với cửa sổ để giúp cung cấp đầy đủ ánh sáng và giúp phát huy được tác dụng cảm hóa an lạc.
● Không đặt bàn thờ Phật tại vị trí phòng tiếp khách, phòng ăn uống, cười đùa. Nên lựa chọn vị trí yên tĩnh, thanh tịnh để giúp tiện lợi cho việc tụng niệm và ngồi thiền. Lưu ý, không đặt bàn thờ Phật ở vị trí hướng vào phòng ngủ, cầu thang, phòng bếp hay phòng vệ sinh.
● Những ngày thỉnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn thích hợp nhất đó là ngày mùng 1, ngày rằm, ngày vía Đức Quán Thế Âm.
● Bàn thờ cần chuẩn bị trang nghiêm và chu đáo. Cần chỉn chu trong cách sắp xếp đồ vật ở bàn thờ và cần thượng an tượng Phật lên bàn thờ ngay sau khi rước tượng về nhà.
● Khi cúng nên dâng hoa quả, cỗ chay, 3 chén nước sạch trong các ngày như mùng 1, ngày 15, ngày 30, ngày vía Phật. Không cúng cỗ mặn, không cúng giấy tiền, vàng mã tị bàn thờ Phật bởi đây là việc làm đi ngược lại với giáo lý của nhà Phật.
Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
Như vậy qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến với các bạn một số thông tin liên quan đến Thiên Thủ Thiên Nhãn. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai và biết cách thờ cúng Phật sao cho phù hợp nhất.
Nếu bạn có nhu cầu mua tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn và thỉnh Phật thì hãy liên hệ ngay cho Lôi Phong, đội ngũ nhân viên sẽ hỗ trợ và tư vấn cho các bạn lựa chọn được mẫu tượng ưng ý và phù hợp nhất với độ tuổi, vận mệnh của bản thân.