Những điều ít ai biết về Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Trong Phật giáo Đại thừa, có bốn vị Đại Bồ Tát. Đó là Quan Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, và Văn Thù Bồ Tát. Tuy nhiên, theo cách gọi quen thuộc của người Việt, Quan Thế Âm Bồ Tát thường được gọi là Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.
Trong bốn vị Đại Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa đó, thì Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát có đức hạnh, thần lực chỉ sau Đức Phật Thích Ca. Ngài là vị Bồ Tát có thể nhìn rõ mọi sự bất hạnh, khổ đau, ai oán ở trần thế, luôn sẵn sàng cứu giúp chúng sinh.
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi trên đài hoa sen
Vì vậy, từ xưa đến nay, Ngài luôn nhận được lòng sùng kính vô bờ bến từ những người tu hành theo đạo Phật.
Tuy nhiên, cho đến nay thì có nhiều điều về xuất thân, ý nghĩa tên gọi của Ngài đã bị lãng quên. Nên nếu đã là người theo đạo Phật và có ý định thờ tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, thì bạn nên nắm rõ những điều dưới đây.
>>> Xem ngay: Những mẫu tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát đẹp tại Lôi Phong
Xuất thân của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Có rất nhiều điển tích khác nhau về xuất thân của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Dù nội dung khác nhau, nhưng đều có một điểm chung về xuất phát điểm của Quan Thế Âm Bồ Tát: Ngài là con vua, là người thuộc dòng dõi hoàng tộc, có xuất thân cao quý.
Quan Thế Âm Bồ Tát có xuất thân cao quý
Vì thấy người dân có cuộc sống cơ cực, nhiều ai oán bất công, Ngài liền quyết chí tu hành thành Phật để cứu khổ, cứu nạn cho muôn vàn chúng sinh. Khi tu thành chính quả, thì Ngài trở thành vị Bồ Tát cả thể biến ảo ngũ giác. Tai có thể nghe thấy hình ảnh, mắt có thể nghe thấy âm thanh, còn lưỡi có thể nếm ngửi được mùi hương.
Nhờ vậy, mọi lời cầu khẩn kêu cứu của chúng sinh đều có thể được truyền đến Ngài và được Ngài cứu giúp.
Cùng xem Video về Quan Thế Âm Bồ Tát
Ý nghĩa tên gọi của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là tên gọi được phiên dịch từ tiếng Phạn. Nguyên gốc của cái tên này là “Avalokitesvara”, đọc là “A bà lô kiết đê xá bà la”, dịch theo tiếng Hán có nghĩa là “Đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát”.
Tuy nhiên, khi người Việt bắt đầu biết đến đạo Phật và biết đến Ngài thì từ “Quán” trong tên Ngài được đọc thành “Quan”. Và từ “Thế” thường được lược bỏ bởi người dân kiêng kỵ húy với tên của vị vua Đường Thái Tông - Thế Dân.
Đến nay, Ngài vẫn thường được người Việt gọi dưới cái tên Phật Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc Phật Quan Âm Bồ Tát.
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là tên gọi được phiên dịch từ tiếng Phạn
>>> XEM NGAY: Những điều ít ai biết về phật A Di Đà
Truyền thuyết về Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh Phật Quan Âm Bồ Tát, từ truyền thuyết về quá trình tu hành của Ngài, truyền thuyết về những thử thách Ngài trải qua, cho đến truyền thuyết về xuất thân của Ngài. Thậm chí, mỗi truyền thuyết lại có nhiều dị bản khác nhau.
Nhưng truyền thuyết phổ biến nhất vẫn là về xuất thân và thử thách vượt qua sự ngăn cản của gia đình để tu hành của Ngài. Truyền thuyết đó như sau:
“Công chúa Diệu Thiện vốn là người con thứ ba của vua Diệu Trang thời Nam Bắc Triều. Nàng là người có dung nhan xinh đẹp, lại có trí óc thông minh cùng tấm lòng nhân hậu nên rất được vua cha thương yêu. Vậy nhưng, khi đến tuổi lập gia đình, nàng lại từ chối lời đề nghị thành hôn của nhà vua.
Điều đó khiến vua cha phật lòng và thách thức nàng: Nếu có thể trồng hoa nở trên đỉnh núi vào tháng Chạp lạnh giá, thì có thể tự do tu hành. Vậy là nàng một mình lên núi tuyết, trồng hoa và thành tâm niệm Phật.
Quan Thế Âm Bồ Tát có tấm lòng bao dung, từ bi
Với tấm lòng chân thành và tinh thần không thể khuất phục, Phật nghe được lời khẩn cầu của nàng và khiến hoa nở khắp vùng đồi núi. Nhờ vậy mà công chúa Diệu Thiện có thể đường hoàng nhập Phật Môn tại chùa Bạch Tước.
Ngài tu thành chánh quả trong một hang đá ở Đại Hương Sơn. Rồi bắt đầu hành trình mang theo lòng từ bi, sức mạnh Phật pháp đi cứu độ chúng sinh muôn cõi trần thế.
Ngọn núi nơi công chúa tu hành sau được đặt tên là Tháp Hoa Lĩnh.”
5 thứ quán của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Theo điển tích Phật giáo, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Phật có 5 thứ quán, hay chính là 5 thần lực. Đó là:
- Chân quán: Tức khả năng dung thông cả 6 giác quan với nhau, nên Ngài có khả năng cảm nhận hơn bất kỳ vị Bồ Tát nào.
- Thanh tịnh quán: Là khả năng giữ gìn sự thanh tinh. Dựa vào cái thanh tịnh mà loại bỏ sự ô nhiễm của năng sở.
- Từ quán: Là khả năng siêu độ chúng sinh thoát khỏi khổ đau để đến với sự hạnh phúc, vui vẻ.
- Bi quán: Là lòng từ bi vô điều kiện, không giới hạn, giúp chúng sinh thoát khỏi cái tôi ích kỷ để tiêu diệt năng - sở.
- Quảng đại trí huệ quán: Nghĩa là trí tuệ siêu việt, ánh sáng trí tuệ của Ngài soi sáng nhân gian khỏi mông muội, ngu dốt.
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Phật có 5 thứ quán
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là nam nhân hay nữ nhân?
Khi thờ Phật, người Phật tử cần hiểu thật rõ ràng về vị Phật đó. Từ Pháp tướng, Pháp danh đến hình tướng của tôn tượng. Đối với Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cũng vậy.
Tại Việt Nam, tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát xuất hiện chủ yếu dưới hình dáng nữ nhân, là người phụ nữ đoan trang, xinh đẹp, từ bi. Tuy nhiên, cũng có một số bức tượng đặc biệt thể hiện Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là nam.
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát xuất hiện chủ yếu dưới hình dáng nữ nhân, là người phụ nữ đoan trang, xinh đẹp, từ bi
Còn theo phân tích từ sử sách Phật học, chư vị Bồ Tát lại không phải là những nhân vật lịch sử. Các Ngài có thể xuất hiện ở bất cứ hình dáng nào, phụ thuộc vào tâm niệm của chúng sinh.
Một điều căn bản khác, dù là nam hay nữ thì cũng chỉ là hình ảnh thị hiện của Phật Quan Âm Bồ Tát. Tùy theo từng nền văn hóa mà người ta chọn tượng là nam nhân hoặc nữ nhân. Mỗi hình dáng tượng đều có một ý nghĩa riêng, nên không cần đặt nặng vấn đề Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ để thờ tượng cho đúng.
Nhưng với mục đích tu tâm tích đức, tránh xa xa hoa trụy lạc, Quan Âm Bồ Tát thường được nhắc đến với nhân dạng nữ giới. Hơn nữa, với hạnh ngộ từ bi quảng đại của Ngài, diện mạo nữ giới sẽ thể hiện được tốt hơn so với diện mạo nam giới.
Ngoài ra, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát còn được xem là người mẹ của toàn cõi nhân gian. Vì Ngài luôn có mặt mỗi khi chúng sinh cần cứu độ, lại có tình thương và lòng từ bi vô bờ bến. Nên Ngài càng phù hợp hơn với hình tượng nữ nhân hiền hậu, từ bi.
Những hình tượng của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ít người biết
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là một vị Phật với lòng từ bi vô bờ, nên mỗi khi có chúng sinh kêu cầu cứu giúp, Ngài sẽ xuất hiện dưới một hiện thân phù hợp để cứu độ chúng sinh.
Trong đó, “Quan Âm Thị Kính” là một trong những hình tượng của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát mà nhiều người không biết đến. Hình tượng đó biểu thị cho tấm lòng từ bi, yêu thương con trẻ của Ngài.
Điển tích về hóa thân của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát vượt biển đến động Hương Tích (Chùa Hương ngày nay) thì nói Ngài có hình tượng là Quan Âm Nam Hải. Còn trong một truyền thuyết khác, thì sau khi đắc đạo, Ngài trở thành Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay để có thể nghe ngóng, nắm bắt mọi sự khổ cực nơi trần thế mà cứu độ.
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên đài hoa sen
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tọa trên đài sen
Ý nghĩa 3 ngày lễ vía Phật Quan Thế Âm Bồ Tát người thờ Phật cần biết
Khi thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, người thờ Phật cần biết rõ những ngày vía của Ngài. Đó là các ngày:
- 19/2 âm lịch: Đản Sanh
- 19/6 âm lịch: Thành Đạo
- 19/9 âm lịch: Xuất gia
3 ngày lễ này tương ứng với 3 mốc quan trọng của Ngài, cần phải làm lễ để luôn ghi nhớ hành trình tu hành của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Từ đó một lòng hướng Phật, tu thân tích đức theo Ngài.
Tu thân tích đức theo Ngài
Lời kết
Thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là để giác ngộ, giải thoát, trở thành con người từ bi hỷ xả, tình thương rộng lớn. Vậy nên, khi thỉnh tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát để thờ, người Phật tử nên hiểu rõ ý nghĩa hình tượng, hiểu rõ đức hạnh của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát để từ đó yên tâm một lòng hướng Phật.