Thích Trí Huệ
Thích Trí Huệ là một trong những trong những nhà sư nổi tiếng, được biết đến nhiều thông qua các video thuyết pháp cùng với đó là tấm lòng từ bi, tích cực tổ chức và kêu gọi các hoạt động từ thiện cho dân nghèo. Để biết rõ về tiểu sử thầy Thích Trí Huệ, quý bạn đọc đừng bỏ qua các thông tin chi tiết dưới đây của loiphong.vn.
1. Thầy Thích Trí Huệ là ai? Tiểu sử thầy Thích Trí Huệ
Đại Đức Thích Trí Huệ tên khai sinh là Trần Minh Á, sinh năm 1971 tại tỉnh Cà Mau. Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ sư xây dựng - Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, ông sẽ tìm kiếm một công việc phù hợp, lập gia đình, phụng dưỡng cha mẹ,...nhưng vì cơ duyên với Phật pháp nên đã lựa chọn con đường tu hành, tiếp tục học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam (TP Hồ Chí Minh).
Thầy Thích Trí Huệ là ai?
Trong quá trình học tập, thầy Thích Trí Huệ không ngừng cố gắng và nhận được nhiều sự tin tưởng, tín nhiệm của Tăng ni, Phật tử. Hiện, thầy đang là Ủy viên thường trực Ban Hoằng Pháp trung ương và là trụ trì chùa Pháp Tạng tại TP Hồ Chí Minh.
2. Những đóng góp của thầy Thích Trí Huệ
Thầy Thích Trí Huệ có nhiều đóng góp to lớn với Phật pháp và nhân loại, phải kể đến như:
2.1. Giảng dạy, thuyết pháp
Đại đức Thích Trí Huệ là một người có trí tuệ tinh thông, một tấm lòng từ bi bác ái đã mang tới cho biết bao Phật tử tri thức, bài học về đạo làm người mà Phật Thích Ca đã giác ngộ dưới gốc cây bồ đề. Không chỉ giảng dạy ở chùa Pháp Tạng, thầy Thích Trí Huệ còn giảng dạy ở nhiều ngôi chùa khác trong thành phố điển hình nhất là chùa Xá Lợi ở quận 3. Bên cạnh đó, nhiều Phật tử đang sinh sống ở Hoa Kỳ cũng từng mời thầy sang để giảng đạo.
Giảng dạy, thuyết pháp
Những lời giảng dạy, thuyết pháp của thầy Thích Trí Huệ rất dễ hiểu cùng cách truyền đạt gần gũi và được nhiều Phật tử yêu thích. Không chỉ nói về những bài học luân thường đạo lý, cách dẹp bỏ phiền muộn, cách để mình sống bình an hơn thầy còn lồng ghép những ví dụ thiết thực giúp người nghe dễ hiểu và cảm nhận được. Ngoài truyền đạt lời Phật dạy, Đại đức còn dạy về cách ngồi thiền để giấc ngủ sâu hơn và tĩnh tâm hơn.
2.2. Y học
Thầy Thích Trí Huệ còn được Phật tử biết đến với tư cách là một người thầy thuốc giỏi, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo bằng các bài thuốc dân gian. Thầy chỉ cho người dân cách tận dụng những vật liệu từ tự nhiên làm sao để có ích cho sức khỏe. Những dược liệu thầy sử dụng thì thân thuộc trong cuộc sống, dễ tìm, giá rẻ như hoa cúc vàng, râu ngô, vỏ măng cụt, vỏ bưởi,...Những thứ đó đều là thứ bỏ đi nhưng ít ai biết rằng đó là một vị thuốc quý.
Truyền dạy nhiều bài thuốc quý
2.3. Hoạt động từ thiện
Ngoài mang tới những bài giảng Pháp ý nghĩa, kiến thức y học, thầy Thích Trí Huệ còn tích cực kêu gọi các hoạt động từ thiện dành cho người nghèo. Thầy dành số tiền mà Phật tử đóng góp để xây dựng nhà tình thương cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Hơn 10 năm qua, thầy Thích Trí Huệ cùng cộng sự đã trao hơn 1000 ngôi nhà tình nghĩa cho bà con vùng sâu vùng xa.
Bên cạnh đó, thầy Thích Trí Huệ còn tổ chức nhiều chuyến cứu trợ khi có thiên tai, bão lũ tại các tỉnh miền Trung. Mỗi chuyến đi, thầy đều vận động nhiều đơn vị, tổ chức cùng chung tay hỗ trợ bà con.
Tuy vất vả, vượt hàng trăm ngàn cây số nhưng chưa bao giờ thấy thầy chùn bước. Nghĩa cử cao đẹp ấy thật đáng trân trọng với một trái tim nhân hậu. Với những đóng góp thiết thực, thầy Thích Trí Huệ luôn được mọi người yêu mến.
Thầy Thích Trí Huệ tích cực tham gia hoạt động từ thiện
3. Thầy Thích Trí Huệ - Trụ trì chùa Pháp Tạng
Chùa Pháp Tạng được xây dựng năm 1958, ở huyện Bình Chánh - một vùng đất cửa ngõ chính ở phía Nam và phía Tây thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Pháp Tạng có địa chỉ tại C3/8 Lê Đình Chi, Ấp 3, xã Lê Minh Xuân. Mọi người tìm đến chùa Pháp Tạng không chỉ đơn giản là tìm đến ngôi chùa của một vùng quê thanh bình mà nơi đây có một vị thầy đức độ, để được nghe giảng pháp để được giác ngộ, thức tỉnh và nhìn lại mình.
Cũng giống như những ngôi chùa khác, vào các ngày lễ lớn như Vu Lan, Phật Đản,...có rất đông Phật tử đến đây viếng chùa và cầu bình an. Vào ngày này, nhà chùa tổ chức nhiều khóa tu để giảng dạy, thuyết pháp về công dung ngôn hạnh, học cách yêu thương, tha thứ và những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống.
Nếu có duyên, Phật tử sẽ được gặp và nghe trụ trì Thích Trí Huệ giảng đạo, thuyết pháp và những vấn đề của cá nhân và cuộc sống. Nhưng với các Phật tử ở xa, không có điều kiện ghé thăm chùa Pháp Tạng thì cũng có nhiều cách để được nghe, được xem những bài giảng của thầy. Thầy Thích Trí Huệ có rất nhiều bài giảng được thu âm, thu hình dưới dạng đĩa CD, DVD bạn chỉ cần gõ cụm từ “thầy Thích Trí Huệ” hay “bài giảng thầy Thích Trí Huệ” trên google sẽ hiển thị ra rất nhiều kết quả tìm kiếm. Chỉ cần ấn click vào video là bạn có thể nghe pháp của thầy Trí Huệ.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 368+ Mẫu tranh Phật đẹp nhất tại Lôi Phong
4. Một số bài giảng pháp nổi tiếng của thầy Thích Trí Huệ
● Sống được gì, chết mất gì?
● Bản ngã của con người
● Cảnh giới không bao giờ đau khổ
● Bài học về đức tính nhẫn nhục
● Mười thứ phiền não
● Nợ đời vay trả, cách trả sạch nợ đời
● Điều kỳ diệu của nước với sức khỏe và năng lực của sự trì chú
● Gieo bòn phước đức là bè sang sông
● Khổ nào rồi cũng sẽ qua
5. Học được gì từ Đại đức Thích Trí Huệ
5.1. Dám từ bỏ
Tốt nghiệp Đại học Bách Khoa nhưng thầy Thích Trí Tuệ đã từ bỏ và lựa chọn con đường xuất gia. Soi mình vào đó, thế hệ trẻ ngày nay có mấy ai dám từ bỏ, dám đương đầu, dám sống với đam mê của chính mình? Mỗi chúng ta đều có cuộc sống riêng, hoàn cảnh riêng nên việc đưa đẩy ta đi theo cái duyên mà trở thành con người như ta bây giờ. Là quần áo đó, là việc làm đó, là kiến thức đó nhưng liệu chúng ta đã bao giờ muốn bước ra khỏi vùng an toàn, từ bỏ công việc nhàm chán ngay cả khi chưa tìm được công việc mới. Và liệu, bạn có dám thẳng thắn nói chuyện với người thân về con đường mình sẽ đi, dám đương đầu, chịu mọi trách nhiệm với hành động, quyết định của mình.
Thầy Thích Trí Huệ dám từ bỏ để đi theo con đường Phật pháp
Và thầy Thích Trí Huệ là tấm gương sáng để chúng ta những năng lực còn tiềm ẩn trong con người mình để rồi mạnh mẽ bước ra khỏi vùng an toàn, mạnh mẽ lựa chọn một cuộc đời, sống trọn với đam mê, lý tưởng của bản thân mình.
5.2. Tấm lòng từ bi
Cùng một sự việc sẽ khiến chúng ta không vui, cùng một con người khiến ta buồn rầu. Nhưng nếu có duyên được nói chuyện với thầy Trí Huệ, được nghe thầy giảng thì bạn sẽ có cái nhìn mới mẻ hơn, bao dung hơn, từ bi hơn về con người, sự việc đó. Nhờ đó, tâm bạn sẽ bình an hơn, không còn muộn phiền, toan tính.
Thầy Thích Trí Huệ dạy cho ta cách yêu thương, cách đón nhận và trao đi. Không phải cứ nói con yêu cha mẹ là yêu thương mà đôi khi nó còn thể hiện trong những điều nhỏ nhặt như lời hỏi thăm, sự quan tâm đến sở thích ăn uống, gu âm nhạc,...Đồng thời, thầy cũng dạy ta cách làm sao để bản thân không bị cám dỗ của cuộc đời, không chùn bước trước những khó khăn, thoát khỏi con người mà ta không hề muốn trở thành.
>>> XEM NGAY: Thầy Thích Quảng Đức và những điều còn ít ai biết về thầy
5.3. Khái niệm về việc “từ thiện”
Không phải cứ cho đi thật nhiều là làm từ thiện mà cách trao đi mới là yếu tố cốt lõi. Cho đi và không cần nhận lại, cho đi là không cần nhớ tới ta đã cho đi những gì chỉ cần biết gương mặt, ánh mắt của người dân nghèo ánh lên sự vui tươi, tia hy vọng về cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc.
Thầy Trí Huệ còn dạy ta hiểu việc từ thiện không phải là cho đi thật nhiều vật chất mà từ thiện là việc trao đi yêu thương, chia sẻ những gì mình có dù ít hay nhiều thì người nhận cũng đều hiểu tấm lòng của người cho. Điều đó còn cao quý hơn gấp trăm ngàn lần những món quà từ thiện có giá trị.
Khái niệm “từ thiện” của thầy Thích Trí Huệ
5.4. Bất cứ thứ gì đều có ý nghĩa cho cuộc đời
Thầy Thích Trí Huệ từng đặt ra câu hỏi “làm gì khi ăn xong một trái cam, một trái bưởi?”, có người sẽ ném nó đi nhưng cũng có người giữ lại để phơi khô, làm ra những vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Và đó cũng là cách mà ta trân trọng thiên nhiên. Từ câu chuyện vỏ cam, vỏ bưởi trong cuộc sống nhưng lại mang trong mình nhiều điều thú vị.
Trong cuộc sống, bạn đừng nghĩ rằng trao đi sẽ mất, người ta nói “cho đi là có tất cả” cũng chẳng hề sai. Khi trao đi niềm vui nhưng không hẳn chỉ nhận lại một niềm vui. Đó là một niềm vui cho mình, niềm vui cho người nhận, niềm vui cho cuộc đời. Và, ta cho đi sẽ nhận lại được một niềm vui khác, ở một thời điểm khác, ở một người khác. Đó chính là cách “gieo nhân gặp quả” mà thầy đã dạy cho chúng ta.
Nếu như bạn đã từng gặp và được nghe những bài giảng của thầy về Phật pháp chắc chắn bạn sẽ không quên được ánh mắt hiền hậu, nụ cười ấm áp, giọng nói từ tốn. Những bài học đó là sự chân thành, là cái tâm muốn đem tới sự an nhiên, dẹp bỏ khổ đau đến với nhân loại “tu chính là sửa”. Lời dạy của thầy Trí Huệ là hành trang vững chắc cho chúng ta vững bước trên đường đời.
Trên đây là các thông tin về thầy Thích Trí Huệ, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới loiphong.vn sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng.