Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Thích Quảng Đức

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Khi nhắc tới sự kiện chấn động thế giới tự thiêu mình vì đạo vì nhân loại, chắc hẳn ai cũng nghĩ tới vị Đại Bồ Tát Thích Quảng Đức. Sự kiện này vẫn được rất nhiều người quan tâm cho đến tận ngày hôm nay. Phật giáo đã lấy câu chuyện này viết ra nhiều bài học về đối nhân xử thế và lòng nhân hậu để truyền bá cho nhân loại. Hãy cùng Lôi Phong tìm hiểu chi tiết về tiểu sử và sự kiện tự thiêu mình của vị Thích Quảng Đức trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu chi tiết tiểu sử của Bồ tát Thích Quảng Đức vĩ đại

Trước khi khám phá về sự kiện tự thiêu, hãy cùng tìm hiểu về vị Bồ tát Thích Quảng Đức với danh tiếng lưu truyền ngàn đời này nhé. Ngài là một trong những vị hòa thượng đời đầu thuộc phái Đại Thừa.

Năm 1963, trong khi đất nước đang gồng mình chống quân dịch, nhân dân đói khổ, ngài đã quyết tự thiêu mình để phản đối sự chèn ép quá đáng của chính quyền thuộc Ngô Đình Diệm. Sự ra đi của Ngài và để lại trái tim bất diệt đã để lại trong lòng người dân lúc đó nhiều cảm xúc biết ơn, tiếc nuối. Dưới đây là một số thông tin nói về tiểu sử của Ngài mà bạn có thể tham khảo.


Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, (1897 — 11 tháng 6 năm 1963)

Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, (1897 — 11 tháng 6 năm 1963)

1.1 Thời kỳ thiếu niên của Bồ tát Thích Quảng Đức

Ngài Thích Quảng Đức được sinh ra tại tỉnh Khánh Hòa vào năm 1897. Ngài quyết định xuất gia theo đạo vào năm 7 tuổi. Vị hòa thượng này đặt Pháp hiệu cho mình là Quảng đức, từ đó người ta gọi Ngài là Thích Quảng Đức.

Đến năm 15 tuổi, Ngài bắt đầu thọ giới Sa Di và thọ giới Tỳ Kheo khi được  20 tuổi. Sau khoảng 3 năm thọ giới, Bồ tát Thích Quảng Đức chuyển đến núi Ninh Hòa để tu. Khoảng thời gian sau đó, Ngài chuyển sang tu hạnh Đầu Đà và tự mình đi đến khắp mọi nơi để hóa đạo. Cuối cùng, Ngài quyết định vào chùa Thiên Ân tại tỉnh Nha Trang để nhập thất.

1.2 Thời kỳ trung niên của Thích Quảng Đức

Đến năm 1932, Ngài Quảng Đức được thỉnh lên làm Chứng Minh Đạo của Chi hội An Nam Phật Học tại tỉnh nhà. Ngoài ra, Ngài còn được bầu lên làm Kiểm Tăng tại Giáo Hội Tăng Già Trung Việt. Nhờ kiến thức sâu rộng và hoạt động năng nổ nên Ngài mới được mọi người yêu mến và tin tưởng giao trọng trách.

Ngài đã nỗ lực cùng mọi người kiến tạo và trùng tu thành công tất cả là 14 ngôi chùa. Đây là khoảng thời gian Ngài đi hành đạo tại khu vực miền Trung. Đến năm 1943, Ngài chuyển sang đi tu hành và hóa đạo tại các tỉnh miền Nam. Bao gồm một số thành phố như Sài Gòn, Nam Vang, Bà Rịa…

Đặc biệt, Ngài đã dành ra 3 năm chỉ để nghiên cứu cuốn kinh điển viết bằng chữ Pali. Ngài tu hành tại miền Nam khoảng 20 năm. Trong thời gian đó, vị Bồ tát Thích Quảng Đức cũng đã cùng mọi người để trùng tu và khai sơn được 17 ngôi chùa. Chùa Long Vĩnh là ngôi chùa mà vị hòa thượng này thường trú ngụ. Đó cũng là lý do mà người đời hay gọi Ngài với cái tên Hòa thượng Long Vĩnh.

1.3 Thời kỳ lão thành của Hòa thượng Thích Quảng Đức

Đến năm 1953, Hòa thượng Thích Quảng Đức vinh dự được mời làm Trưởng Ban Nghi Lễ tại Giáo Hội Tăng Già Nam Việt. Không những thế, Hội Phật Học Nam Việt còn mời Ngài về làm chủ trì cho chùa Phước Hòa.

Sau 10 năm chủ trì tại đây, Ngài đã quyết định tự thiêu mình vì bảo vệ đại khi chứng kiến sự đàn áp, bóc lột quá mức của Chính quyền Ngô Đình Diệm đối với cộng đồng Phật Giáo.

1.4 Thời kỳ chuẩn bị viên tịch của Thích Quảng Đức

Vào ngày 11/6/1963, lễ cầu siêu được tổ chức tại ngôi chùa Phật Bửu. Sau khi tổ chức xong buổi lễ, rất đông các vị tăng ni đã cùng nhau đi diễu hành trên các tuyến đường tại thành phố.

Mục đích của mọi người là yêu cầu Chính quyền của Ngô Đình Diệm phải đáp ứng các nguyện vọng của nhà Phật giáo, cụ thể là 5. Đồng thời, mong muốn họ phải loại bỏ các chính sách thể hiện việc kỳ thị tôn giáo.

Trong khi đoàn di chuyển tới ngã 4 phố Phan Đình Phùng, hòa thượng Thích Quảng Đức đã bước xuống xe và ngồi ngay giữa ngã tư. Sau đó, Ngài đã tự châm lửa thiêu đốt mình trong sự ngỡ ngàng của tất cả người dân.

Trong khi ngọn lửa ngày càng bùng cháy to hơn, Ngài vẫn luôn giữ vững một tư thế là thế kiết già lưng thẳng. Khi ngọn lửa bắt đầu dịu dần, Ngài mới cúi đầu ba lần để nói lời tạm biệt với dân chúng rồi ngã ngửa xuống đất. Sự ra đi của người khiến cho toàn dân tiếc nuối, đau xót. Vậy là từ giờ, họ đã mất đi một vị Hòa thượng luôn sống hết mình với Đạo phật.


Thời kỳ chuẩn bị viên tịch của Thích Quảng Đức.

Thời kỳ chuẩn bị viên tịch của Thích Quảng Đức.

>>> XEM NGAY: Những mẫu tranh phật đẹp tại Lôi Phong

2. Nguyên nhân dẫn đến sự kiện tự thiêu của Thích Quảng Đức

Chính quyền Ngô Đình Diệm hoạt động từ năm 1954 đến 1963 đã gây ra bao nhiêu sự khổ cực cho nhân dân. Họ đưa ra nhiều chính sách rất vô lý và hà khắc bắt người dân phải làm theo. Trong đó, độc ác nhất là chính sách kỳ thị tôn giáo, nhất là Phật giáo. Lệnh cấm treo cờ Phật giáo, cấm Tăng Ni hoằng Pháp và đánh đập họ được diễn ra ở nhiều nơi.

Đỉnh điểm là khi các Phật tử đang nghe tin tức về Phật đản tại đài phát thanh của Huế thì bị quân của Ngô Đình Diệm chèn ép, đánh đập khiến 8 người thiệt mạng và nhiều Phật tử bị thương. Sự việc chấn động này gây ra một làn sóng  phẫn nộ vô cùng lớn của nhân dân.

Sau đó, các vị Phật giáo của chùa Từ Đàm (Huế) đã gửi yêu cầu gồm 5 điều và đòi chính quyền phải thực hiện để bình đẳng tôn giáo. Tuy nhiên, lại không được Tổng thống Ngô Đình Diệm chấp nhận, thậm chí còn gia tăng đàn áp tàn ác hơn. Chứng kiến hoàn cảnh này, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã viết đơn xin tự thiêu để bảo vệ và lấy lại công bằng cho đạo Phật.


Nguyên nhân dẫn đến sự kiện tự thiêu của Thích Quảng Đức.

Nguyên nhân dẫn đến sự kiện tự thiêu của Thích Quảng Đức.

3. Tìm hiểu sự kiện vị Hòa thượng Thích Quảng Đức thiêu thân vì đạo

Trong thời kỳ đất nước gồng mình đấu tranh, đã có không ít các vị tu sĩ tự thiêu để bảo vệ Phật giáo. Tuy nhiên, việc Thích Quảng Đức tự thiêu lại để lại trong lòng người dân sự tiếc nuối vô cùng.

Theo Việt Nam Phật Giáo đã viết, trước khi chết, Bồ tát Thích Quảng Đức đã viết một lá thư gửi lại cho Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc. Lá thư này có nội dung là Ngài tình nguyện thiêu thân mình để phản đối và bảo vệ đạo Phật trước sự chèn ép của xã hội.

Nhưng Giáo hội hoàn toàn không đồng tình với quyết định của Ngài khi nhận được lá thư này. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin khác lại cho rằng các vị chư tăng ở Chùa Ấn Quang đã thống nhất chọn Ngài thực hiện trọng trách này sau khi thống nhất với nhau.

Mặc dù trước đó đã có vị sư tự nguyện thiêu mình vì đạo nhưng người cuối cùng lại là Bồ tát Thích Quảng Đức. Sự kiện thiêu đốt vì đạo được diễn ra tại ngữ tư giao giữa phố Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt.

Trong lúc mọi người đang diễu hành thì Ngài cũng với hai vị sư nữa bước xuống xe ô tô. Một người đặt chiếc nệm xuống đường còn một người đi lấy chiếc bình chứa xăng 5 gallon. Sau đó, đoàn diễu hành xếp lại thành một vòng tròn, Ngài ngồi thiền ở giữa. Trong khi Ngài đang niệm thì hai vị sư bắt đầu đổ xăng lên đầu rồi châm lửa đốt.


Tìm hiểu sự kiện vị Hòa thượng Thích Quảng Đức thiêu thân vì đạo.

Tìm hiểu sự kiện vị Hòa thượng Thích Quảng Đức thiêu thân vì đạo.

4. Bốn lời nguyện tâm quyết của hòa thượng Thích Quảng Đức

Trong bức “Lời nguyện tâm quyết” của Ngài có bốn ý chính sau:

● Cầu mong Phật tổ phù hộ độ trì, gia hộ cho chính quyền Ngô Đình Diệm chấp nhận và thực hiện năm nguyện vọng của Phật giáo.

● Cầu mong Phật giáo Việt Nam được trường tồn mãi mãi.

● Cầu mong Chư Đại Đức Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam vượt qua khó khăn, thoát khỏi nạn khủng bố, bắt nạt của những kẻ gian ác.

● Cầu nguyện đất nước thống nhất, trở lại cuộc sống thanh bình, nhân dân được bình yên.

Lời nguyện tâm quyết của Hòa thượng Thích Quảng Đức được viết ra từ lòng nhân ái, từ bi, thương dân thương nước. Chỉ mong sao đất nước nhanh chóng được hòa bình, nhân dân lại có cuộc sống bình an, Phật giáo nhờ đó cũng được trường tồn bất diệt.


Bốn lời nguyện tâm quyết của hòa thượng Thích Quảng Đức.

Bốn lời nguyện tâm quyết của hòa thượng Thích Quảng Đức.

5. Bồ Tát Thích Quảng Đức và trái tim xá lợi

Một điều kỳ diệu mà đến tận bây giờ vẫn chưa ai lý giải được là trái tim của Hòa thượng Thích Quảng Đức không hề bị cháy mặc dù người đã thành tro. Sau này, trái tim bất diệt của Ngài đã được lưu giữ bên trong một chiếc cốc thủy tinh và đạt tại ngôi chùa Xá Lợi.

Mọi người đều cho rằng đây chính là điều thiêng liêng, thể hiện sự yêu nước, vì Phật giáo mà hy sinh. Đồng thời còn thể hiện lòng trắc ẩn của Ngài và phong Thích Quảng Đức từ hòa thượng thành vị Bồ tát vĩ đại.

Tuy nhiên, đến 21/8, Quân lực VNCH đã tấn công nhiều ngôi chùa, trong đó có cả chùa Xá Lợi với mục đích cướp hũ tro của Thích Quảng Đức. Tuy nhiên, thật may mắn là có 2 nhà sư đã mang hũ tro chạy trốn kịp thời. Nhưng trái tim của Ngài thì không thể bảo vệ được.


Bồ Tát Thích Quảng Đức và trái tim xá lợi.

Bồ Tát Thích Quảng Đức và trái tim xá lợi.

>>> XEM NGAY: Những thông tin ít ai biết về thầy Thích Pháp Hòa

6. 10 bài học đắt giá từ sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Sau sự kiện tự thiêu, các nhà Phật giáo đã đúc kết ra được 10 bài học sâu sắc, đây cũng chính là tâm nguyện mà Thích Quảng Đức muốn gửi gắm, bao gồm:

● Luôn giữ vững chí nguyện của một người đã xuất gia, đó là “Trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh”

● Phật tử phải biết nguyện tu học để tâm trở nên đại hùng, đại lực, đại trí, đại bi và đại dũng.

● Vị tu hành phải biết hy sinh, vì đạo quên thân.

● Luôn đặt sự an toàn, lợi ích của chúng sinh và sự trường tồn của đạo Phật lên hàng đầu.

● Người tu hành phải có trách nhiệm làm gương soi sáng cho nhân dân.

● Phải viết ứng dụng kiến thức đạo Phật vào cuộc sống.

● Phải biết hóa chúng sinh bằng khẩu và thân giáo.

● Muốn chứng đạo phải thể hiện sự tu hành chân thành.

● Phật tử phải sống sao cho cao đẹp để làm rạng danh Đức Phật.

● Củng cố thêm niềm tin và sự hy vọng về phép màu của Phật Pháp.


10 bài học đắt giá từ sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu.

10 bài học đắt giá từ sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu.

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin thú vị về vị Bồ Tát Thích Quảng Đức vĩ đại. Mong rằng bạn đọc đã có cái nhìn rõ hơn và hiểu hơn về sự kiện tự thiêu của Ngài. Có một điều chắc chắn rằng trái tim của Ngài sẽ trường tồn mãi mãi theo thời gian.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger