Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Thích Thanh Từ

Chủ Nhật, 05/11/2023
Trần Xuân Bách

Không chỉ là một vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam hiện đại, Thích Thanh Từ còn được mọi người biết đến với vai trò là một nhà hoằng pháp, dịch thuật và tác giả Phật học. Thiền sư - Hòa thượng Thích Thanh Từ còn là người thành lập rất nhiều các thiền viện khác nhau trong và ngoài nước, là nơi hướng dẫn tu hành và giáo hóa Phật pháp đến với tất cả mọi người. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây.

1. Thích Thanh Từ là ai? Tiểu sử Thiền sư Thích Thanh Từ

Thích Thanh Từ tên thật là Trần Hữu Phước, sinh ngày 24/7/1924 tại ấp Tích Khánh, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Cha là ông Trần Văn Mão, mẹ là bà Nguyễn Thị Đủ. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng nhưng ông đã nổi bật với những nét riêng ngay khi còn bé đáo là sự trầm mặc, ít nói, thích đọc sách, có chí xuất trần, hiếu thảo với cha mẹ và thích làm việc thiện.

Thích Thanh Từ là ai?

Thích Thanh Từ là ai?

Năm 9 tuổi, ông theo ông nội về Lầu Văn, Long Xuyên dự đám tang bác, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã đến chùa Sán Tiên trên núi Ba Thê để cúng cầu siêu cho bác. Nhờ đó, ông đã nảy sinh cái duyên với chốn cửa Phật, tức cảnh thành thơ.

“Non đảnh là nơi thú lắm ai,

Đó cảnh nhàn du của khách tài.

Tiếng mõ công phu người tỉnh giấc,

Chuông hồi văng vẳng quá bi ai!”

Sau 3 tháng làm công quả tại chùa Phật Quang, ngày 15/7/1949 Hòa thượng Thích Thanh Từ đã được thầy Tổ Thiện Hoa truyền giới Tỳ kheo với pháp danh Thanh Từ. Ước nguyện của ông thành hiện thực. Từ đây, sư thầy Thanh Từ cần mãn theo Tổ công phu bái sám, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ nhỏ những bài giảng Phật pháp. Đồng thời, ông còn phụ trông nom và chăm sóc hàng chục chú tiểu ở trong chùa.

2. Quá trình học Phật của Thiền sư Thích Thanh Từ

2.1. Học Phật tại các Phật học đường

Năm 1949 - 1950, Hòa thượng Thích Thanh Từ theo học ở lớp Sơ đẳng năm thứ 3 tại Phật học đường Phật Quang. Đến năm 1951, ông bắt đầu học lên Trung Đăng. Cũng trong năm đó, chùa Phật Quang bị binh biến, Tổ Thiện Hoa dời tất cả tăng chúng lên chùa Phước Hậu, Hòa thượng Thanh Từ cũng đi theo và thọ giới Sa - di tại đây do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng Đàn đầu.

Năm 1953, Thiền sư Thanh Từ đã theo Bổn sư là Tổ Thiện Hoa lên Sài Gòn để tiếp tục theo học lớp Trung đẳng tại Phật học đường Nam Việt ở chùa Ấn Quang. Tại đây, ông được thọ giới cụ túc do Hòa thượng Tổ Huệ Quang làm đàn đầu.

Học Phật tại các Phật học đường

Học Phật tại các Phật học đường

Từ năm 1954 - 1959, sư thầy Thanh Từ theo học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Việt Nam.

Trải qua 10 năm Sơ đẳng, Trung đẳng, Cao đẳng Phật học, đoạn đường Tăng sinh về cơ bản đã hoàn tất, Thích Thanh Từ bắt đầu bước sang thời kỳ hóa đạo. Thiền sư Thanh Từ còn là vị Giảng sư trong Giảng sư đoàn của ban Hoằng pháp, được đông đảo Phật tử yêu mến và kính trọng.

2.2. Nhập thất và phát triển Thiền tông

Từ năm 1960 - 1964, Hòa thượng Thích Thanh Từ giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Phật giáo như Phó Vụ trưởng Phật học vụ, Vụ trưởng Phật học vụ, Giáo sư kiêm Quản viện Phật học viện Huệ Nghiêm, Giảng sư Viện Ðại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư, Từ Nghiêm,…

Sau lễ mãn khóa Cao Trung chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã xin phép Tổ Thiện Hoa lui về núi ẩn tu. Tháng 4/1966, Hòa thượng Thanh Từ dựng Pháp Lạc thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi thất lá vương vức bốn thước đơn sơ với bộ Đại Tạng Kinh.

Rằm tháng tư năm Mậu Thân (1968), sư thầy Thích Thanh Từ tuyên bố nhập thất vô hạn định với lời kiên quyết: “Nếu đạo không sáng, thề không ra thất”. Thế là cửa sài đôi cánh khép, toàn thể môn nhân quy ngưỡng lên non một lòng mong đợi.

Tháng 7/1968, Giáo lý Đại thừa và trí tuệ Thiền đã được Hòa thượng Thanh Từ khám phá trong quá trình tu tập của mình.

Ngày 8/12/1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ tuyên bố ra thất giữa niềm hân hoan của các Tăng ni, Phật tử trên khắp cả nước; đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời tu vị. Tham vọng thực hành Thiền đã được ông ấp ủ trong nhiều năm, chỉ có ở đây ông mới thực sự có điểm xuất phát và trưởng thành, để sau này Phật giáo Việt Nam vinh dự có ngôi sao sáng mở trang Lịch sử Thiền học Việt Nam thời kỳ huy hoàng ở cuối thế kỷ 20.

Năm 1970, thành lập Tu viện Chơn Không trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu, mở khóa Thiền đầu tiên với 10 thiền sinh.

Năm 1974, thành lập Thiền viện Bát Nhã và Linh Quang tại Vũng Tàu.

Năm 1975 trở đi, phát triển các Thiền viện mang tên Chiếu đó là Thường Chiếu (1974), Viên Chiếu (1975), Huệ Chiếu (1979), Linh Chiếu (1980), Phổ Chiếu (1980), Tịch Chiếu (1987), Liễu Đức (1986)

Năm 1993, thành lập Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng trên núi Phụng Hoàng, Đà Lạt.

Năm 2002, trung tu Chân Lân và thành lập Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Năm 2005, dựng lập Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Tính đến năm 2013, Thiền sư Thích Thanh Từ đã thành lập trên 60 Thiền viện, Thiền tự và trên 100 đạo tràng Phật tu Thiền theo phái Trúc Lâm Việt Nam.

Thiền sư Thích Thanh Từ giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập, phát triển Thiền tông

Thiền sư Thích Thanh Từ giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập, phát triển Thiền tông

2.3. Phát triển Thiền tông ở hải ngoại

Không chỉ thành lập, phát triển Thiền tông tại Việt Nam, Thiền sư Thích Thanh Từ còn phát triển Thiên tông ở hải ngoại, cụ thể:

● Tại Hoa Kỳ: Thành lập hơn 10 Thiền viện, Thiền tự.

● Tại Canada: Thành lập 2 Thiền viện.

● Tại Pháp: Thành lập 1 Thiền tự.

● Tại Úc: Thành lập 5 Thiền tự.

2.4. Di khóa khắp nơi

Hòa thượng Thích Thanh Từ cũng đã đi du hóa và thăm viếng nhiều nước như Campuchia (1956); Ấn Ðộ, Sri Lanka và Nhật Bản (1965); Trung Quốc (1993); Pháp (1994, 2002); Thụy Sĩ (1994); Indonesia (1996); Canada (1994, 2002); Hoa Kỳ (1994, 2000, 2001, 2002); Úc (1996, 2002).

3. Các tác phẩm tiêu biểu của Thiền sư Thích Thanh Từ

Thiền sư Thích Thanh Từ còn viết bộ kinh, luận và sử từ tiếng Hán văn sang Việt văn, sách về thiền, phải kể đến như:

3.1. Kinh

● Bát - nhã Tâm Kinh giảng giải (1998)

● Kinh Bát Đại Nhân Giác giảng giải (1997)

● Kinh Bát - nhã giảng giải (2000)

● Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải (1993/2000)

● Kinh Kim Cang giảng giải (1997)

● Kinh Lăng-già Tâm Ấn (dịch 1993/1997)

● Kinh Thập Thiện giảng giải (1993/1998)

● Kinh Viên Giác giảng giải (2000)

3.2. Luận

● Bích Nham Lục (dịch 1995/2002)

● Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải (1993/1999)

● Thiền Căn Bản (dịch 1993/1999) (Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán (dịch 1963), Tọa Thiền Tam-muội (dịch 1961) Lục Diệu Pháp Môn (dịch 1962)

● Thiền Đốn Ngộ (dịch 1973/1999) (Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (dịch 1974), Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn (dịch 1971), Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ, Tọa Thiền Dụng Tâm Ký, Tham Thiền Yếu Chỉ (dịch 1962)

● Thiền Sư Thần Hội giảng giải (2001/2002) Hiển Tông Ký (dịch và giảng 1993)

3.3. Sách viết về thiền

● Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20 (1992/1998)

● Thiền sư Việt Nam (1991/1995/1999)

4. Một số bài giảng hay của Thiền sư Thích Thanh Từ

Một số bài giảng hay của Thiền sư Thích Thanh Từ

Một số bài giảng hay của Thiền sư Thích Thanh Từ

Thiền sư Thích Thanh Từ có nhiều bài giảng hay, tiêu biểu nhất đó là:

● Chân không và tánh không

● Cuộc đời là mâu thuẫn

● Biết vọng không theo

● Giác ngộ và giải thoát

● Sống với hai chữ tùy duyên

● Sáu căn là cội gốc sanh tử

● Si mê là nguồn gốc của đau khổ

● Tài sản không bao giờ mất

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin về Thiền sư Thích Thanh Từ, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger