Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Thích Minh Châu: Tiểu sử và cuộc đời của trưởng lão hòa thượng

Thứ Hai, 14/10/2024
Trần Xuân Bách

Thích Minh Châu là một tăng sĩ thâm niên ở hàng giáo phẩm và đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cả cuộc đời của hoà thượng đã cống hiến rất nhiều cho nền Phật giáo nước nhà cũng như trên thế giới. Bài viết sau chúng tôi sẽ mang tới các thông tin sơ bộ nhất liên quan tới ngài.

1. Thích Minh Châu là ai?

Thích Minh Châu có thế danh là Đinh Văn Nam, sinh vào ngày 20/10/1998, mất năm 2012. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Kim Thành, tỉnh Quảng Nam, nguyên quán là làng Kim Khê, xã Kim Long, Nghi Lộc, Nghệ An. Thân phụ của ngài là Đinh Văn Chấp và thân mẫu là bà Lê THị Đạt.

Ngài là con thứ 4 của một gia đình có tổng cộng 11 người. Dòng tộc của ông có truyền thống hiếu học và nhiều người ghi danh thành tích khoa bảng. Ngài chịu ảnh hưởng bởi gia phụ nên có ý chí ham học và sự phát triển trí tuệ từ rất sớm.

Năm 1939, ông đỗ trường Cao Đẳng Tiểu Học Đông Dương. Tới năm 1940 lại đỗ Tú tài Toàn phần của trường Khải Định, nay gọi là trường Quốc Học Huế. Thời điểm đó ngài cũng được đề cử để làm thư ký toà khâm sứ.

Ông cùng với người em là giáo sư Minh Chi tới thăm phong trào học Phật được bác sĩ Lê Đình thám tổ chức năm 1936. Tại đây ông là thư ký của hội và được xem như hạt nhân nòng cốt giúp phát động nên phong trào thanh niên nghiêm cứu về Đạo Phật. Ngài cũng chính là người sáng lập nên Đoàn Phật học Đức dực với gia đình Phật hoá phổ.

Thích Minh Châu là một hoà thượng có thâm niên ở hàng giáo phẩm

Thích Minh Châu là một hoà thượng có thâm niên ở hàng giáo phẩm

2. Quá trình hoạt động và đạo nghiệp của hoà thượng

Ngay từ hồi còn bé, hoà thượng Thích Minh Châu đã được thừa hưởng nền giáo dục của cụ ông. Chính vì thế ông rất cần mẫn đèn sách, chăm chỉ học hành. Quá trình hoạt động và đạo nghiệp của vị hoà thượng này trải qua nhiều năm khác nhau như sau.

  • Năm 1946, cùng với Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, Thích Minh Châu Đã xuất gia ở chùa Tường Vân tại Thừa thiên Huế.
  • Năm 1952 - 1961, hoà thượng đi du học và đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Phật Học. Khi đó ngài chọn đề tài là So sánh tạng Pali Trung bộ kinh đối với tạng Hán A Hàm. Ngài học tập và tham gia bảo vệ luận án ở Đại học Phật giáo Nalanda, Ấn Độ.
  • Năm 1964, Thích Minh Châu đã về nước và nhận chức vụ Viện trưởng Viện đại học Vạn Hạnh. Khi đó ngài giữ trọng trách lo sự nghiệp giáo dục và giữ vai trò phiên dịch kinh tạng Pali.
  • Vào năm 1976, Hoà thượng Thích Minh Châu thành lập nên Viện Phật học Vạn Hạnh.
  • Năm 1980, Ngài tham gia vào cuộc vận động thống nhất và thành lập nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  • 1981, Hoà thượng được Đại hội đề cữ giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài nắm giữ chức vụ trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp từ 1981 - 1997.
  • Năm 1981, trường cao cấp Phật học Việt Nam thành lập cơ sở I ở Hà Nội. Hoà thường được cử làm hiệu trưởng.
  • Năm 1984, Thành lập trường cao cấp Phật Học cơ sở II ở Thành phố Hồ Chí Minh và ngài vẫn làm hiệu trưởng.
  • Năm 1989, thành lập Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và ngài giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.
  • Năm 1996, Thích Minh Châu được trường đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya tại Thái Lan phong tặng cho danh hiệu Tiến Sĩ Phật học danh dự. Ông đã có công đức trong việc phiên dịch 5 bộ kinh Nikaya thành tiếng Việt. Bao gồm có Tăng Chi Bộ Kinh, Trường Kinh Bộ, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Binh với Tiểu Bộ Kinh.
  • Năm 1997 - 2002, tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV ngài đã được suy tôn vào trong ngôi vị Thành viên hội đồng chứng minh. Đồng thời suy cử chức vụ Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IV và V.

 

Ngài có hơn 70 năm hoạt động và đạo nghiệp trong Phật giáo

Ngài có hơn 70 năm hoạt động và đạo nghiệp trong Phật giáo

3. Các chức vụ quan trọng hoà thượng từng nắm giữ

Với khoảng thời gian hoạt động và đạo nghiệp lâu dài hoà thượng Thích Minh Châu đã nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau. Dưới đây là một vài vị trí mà ngài đã từng trải qua mà bạn nên biết dưới đây.

  • Nguyên Đại biểu quốc hội vào các khoá VII, VIII, XIX, X.
  • Nguyên phó chủ tịch kiêm tổng bí thư Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  • Nguyên tổng vụ trưởng tổng vụ Giáo dục Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
  • Hiệu trưởng trường cao cấp Phật học Việt Nam tại cơ sở I tại Hà Nội.
  • Nguyện Viện trưởng sáng lập của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.
  • Viện trường Học Viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Hồ Chí Minh.
  • Trụ trì của Tổ Đình Tường Vân, tại Thành Phố Huế.
  • Trụ trì viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh ở TP HCM.
  • Phó pháp chủ hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hoà thượng Thích Minh Châu nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng

Hoà thượng Thích Minh Châu nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng

Ngoài những chức vụ quan trọng trên hoà thượng Thích Minh Châu còn được nhà nước trao tặng rất nhiều huân huy chương, bằng khen như:

  • Huân chương Hồ Chí Minh.
  • Hương chương Đại Đoàn Kết.
  • Huân chương Độc lập hạng nhì.
  • Tằng tuyên dương Công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

4. Bộ sách, tác phẩm hoà thượng Thích Minh Châu biên dịch

Tính đến thời điểm hiện tại hoà thượng Thích Minh Châu đã dịch và biên soạn trên 30 tác phẩm khác nhau. Trong đó nổi bật phải kể tới như:

  • Dịch phẩm, Kinh tạng Pali: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Trường Bộ, Tiểu Bộ.
  • Dịch từ Abhidhamma có Thắng Pháp Tập Yếu Luận.
  • Biên soạn: Phật Pháp, Những ngày và những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, Sách dạy Pali, Đường về xứ Phật, Đại Thừa và sự liên kết với Tiểu Thừa, Hành Thiền, Chánh Pháp và hạnh phúc, Lịch sử Đức Phật Thích Ca, Chữ hiếu trong Đạo Phật, Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.

Ngài đã biên dịch và biên soạn nhiều tác phẩm khác nhau

5. Những ngày tháng cuối đời của hòa thượng

Năm 2006 hoà thượng Thích Minh Châu đã lui về hậu liệu an dưỡng tuổi già. Giờ đây cuộc đời của Ngài ví như chiếc chiếu trải rộng, chẳng phân biệt hệ phái Nam hay Bắc, Đại thừa hay Tiểu Thừa. Kinh sách của ngài cũng không phân biệt, ai muốn hiểu được giáo lý cứ đọc trong Tiểu có Đại và Trong đại có Tiểu.

Hoà thượng đã viên tịch lúc 9 giờ 5 phút ngày 16 tháng 7 năm 2012. Lễ tang được tổ chức tại Thiền viện Vạn Hạnh thành phố Hồ Chí Minh. Với 95 năm hiện diện ở cõi Ta Bà, hơn 70 năm phục vụ cho dân tộc và Đạo pháp, hoà thượng đã mở trường trong đạo và ngoài đời. Qua đây đào tạo được hàng ngàn Tăng Ni cấp cử nhân Phật giáo cho Giáo hội, cùng với đó là hàng chục sinh viên sở hữu bằng cấp thành đạt cho xã hội.

Mặc dù hoà thượng đã vi vào cõi Niết Bàn nhưng ngài vẫn là tấm gương sáng đại diện cho trí tuệ và tinh thần giáo dục Tăng Ni, Phật tử Việt Nam. Tinh thần phục vụ Đạo Pháp và Dân tộc của ngài vẫn luôn tồn đọng mãi theo thời gian, với non sông đất nước…

Mặc dù hoà thượng đã vào cõi Niết Bàn nhưng vẫn trở thành tấm gương sáng cho Phật tử, dân tộc Việt Nam

Mặc dù hoà thượng đã vào cõi Niết Bàn nhưng vẫn trở thành tấm gương sáng cho Phật tử, dân tộc Việt Nam

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu thông tin chi tiết về ngài Thích Minh Châu cũng như chặng đường hoạt động đạo nghiệp của Ngài. Có thể thấy đây là một trong những hình ảnh tốt đẹp được nhiều Tăng Ni, Phật tử và dân tộc trong, ngoài nước biết tới. Nếu bạn muốn tìm hiểu về ngài kỹ hơn cũng như thông tin các vị hoà thượng khác hãy truy cập vào ngay Loiphong.vn nhé.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger