Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Phật Học Phổ Thông - Cửa ngõ khám phá giáo lý Phật giáo

Thứ Bảy, 14/09/2024
Trần Xuân Bách

Phật Học Phổ Thông là bộ sách kinh điển của Hòa thượng Thích Thiên Hoa được ví là “cẩm nang” giáo dục Phật giáo cơ bản giúp người học dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ giáo lý căn bản của Phật giáo. Bộ sách gồm 3 cuốn được trình bày mạch lạc, dễ hiểu về những giáo lý cốt lõi từ Tứ Diện Đế, Bát Chánh Đạo cho đến phương pháp tu tập, mở ra cánh cửa để bạn bước vào hành trình tìm hiểu và tu học đạo Phật một cách trọn vẹn.

1. Tìm hiểu Phật Học Phổ Thông

Phật Học Phổ Thông là bộ sách do Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa biên soạn, được coi là một trong những tài liệu Phật học căn bản và toàn diện nhất hiện nay. Bộ sách được biên soạn với mục đích phổ biến kiến thức Phật học cho tất cả mọi người từ người mới bắt đầu cho đến những người đã có nền tảng Phật giáo.

Phật Học Phổ Thông gồm có 3 cuốn

Phật Học Phổ Thông gồm có 3 cuốn

Bộ sách “Phật Học Phổ Thông” gồm 3 cuốn với 12 khóa. Ba quyển chứa đựng “căn bản giáo lý, hiểu biết Phật Pháp từ thấp đến cao, lấy Ngũ Thừa Phật giáo làm nền tảng (trích lời nói đầu).

Chi tiết nội dung của bộ sách Phật Học Phổ Thông như sau:

1.1. Phật Học Phổ Thông Quyển 1 - Giáo lý cơ bản

Nội dung Quyển 1 của Phật Học Phổ Thông tập trung vào kiến thức cơ bản của Phật giáo, bao gồm:

  • Lịch sử Đức Phật: Từ lúc ra đời cho đến hành trình tu học và sự nghiệp giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
  • Tứ Diệu Đế (Bốn sự thật cao quý): Khái niệm về Khổ, nguyên nhân của Khổ, sự diệt khổ và con đường dẫn đến diệt khổ.
  • Bát Chánh Đạo: Tám con đường thực hành để giác ngộ
  • Tam Bảo: Phật (Buddha), Pháp (Dharma), Tăng (Sangha).
  • Nhân quả: Quy luật nhân quả trong đời sống và sự tái sinh.

1.2. Phật Học Phổ Thông Quyển 2 - Kinh điển và giáo lý

Quyển 2 của bộ sách Phật Học Phổ Thông sẽ mang đến cho bạn kiến thức rộng mở với các bài giảng chi tiết hơn về những kinh điển trong Phật giáo.

  • Kinh Pháp Hoa: Là một trong những bộ kinh quan trọng của Phật giáo Đại thừa, nói về sự bất bình đẳng của chúng sinh.
  • Kinh Kim Cang: Nói về trí tuệ và sự phá bỏ những vọng tưởng.

Ngoài ra, còn có các luận giải về giới luật, đạo đức và cách áp dụng Phật pháp trong cuộc sống hàng ngày.

1.3. Phật Học Phổ Thông Quyển 3 - Triết lý và phương pháp tu tập

Quyển 3 của Phật Học Phổ Thông sẽ đào sâu vào các chủ đề phức tạp hơn như triết lý Phật giáo, sự khác biệt giữa các tông phái, phương pháp tu tập, thiền định. Trong quyển này cũng bàn luận về sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong quá trình tu tập Phật pháp. Cụ thể:

  • Triết lý Phật giáo: Những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, vô thường và không ngã.
  • Sự khác biệt giữa các tông phái: So sánh giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa để giúp mọi người hiểu rõ hơn về các nhánh của Phật giáo.
  • Phương pháp tu tập: Hướng dẫn mọi người thiền định, niệm phật và các phương pháp tu tập khác để có được giác ngộ.

2. Tầm quan trọng của Phật Học Phổ Thông

Phật Học Phổ Thông ra đời gần 70 năm nhưng đến nay vẫn là bộ sách làm hài lòng hầu hết những người tham cứu học tập và chưa có một bộ giáo khoa Phật học nào có thể thay thế được. Bộ sách đã trở thành “kim chỉ nam” dẫn đường của tất cả mọi người, trở thành nền tảng vững chắc trong hành trình trong hành trình nghiên cứu, tu học Phật pháp sau này.

Tầm quan trọng của Phật Học Phổ Thông

Tầm quan trọng của Phật Học Phổ Thông

Không chỉ truyền tải kiến thức, bộ sách Phật Học Phổ Thông còn khơi dậy cho người đọc lòng yêu mến, sự kính trọng đối với giáo lý của Đức Phật. Đồng thời, khuyến khích họ áp dụng những điều được học vào cuộc sống để có được sự an lạc và giác ngộ.

3. Hòa thượng Thích Thiện Hoa - Tác giả của Phật Học Phổ Thông

Hòa thượng Thích Thiện Hoa sinh ra trong một gia đình gia giáo thuộc hạng trung lưu, gia khuyến ai ai cũng đều theo đạo Phật. Hòa thượng húy là Trần Thiện Hoa, pháp danh là Thiện Hoa, hiệu là Hoàn Tuyên, sinh ngày 7/8 năm Mậu Ngọ (1918) tại làng Tân Qui huyện Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (sau đổi tên thành Trà Vinh).

Thân phụ Ngài là ông Trần Văn Thế, pháp danh Thiên Huệ; thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sáu pháp danh là Diệu Tịnh. Ngài là con út trong gia đình tám anh chị em, ba người anh chị của Ngài cũng đã xuất gia theo Phật. Cả gia đình Ngài đều quy y với Tổ Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa là do Tổ đặt cho Ngài.

Trong dịp đi chùa Phước Hậu ở làng Đông Hậu huyện Trà Ôn cầu siêu cho cha Ngài đã xin mẹ ở chùa xuất gia, khi đó Ngài 7 tuổi. Sau đó, Ngài được gửi đến chùa Đông Phước huyện Cái Vồn theo học với Tổ Khánh Anh và được đặt pháp hiệu là Hoàn Tuyên.

Năm 1931, Tổ Khánh Anh lãnh chùa Long An ở Đồng Đế, Trà Ôn và khai lớp học gia giáo tại đây. Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã theo học ở đây, khi đó Ngài 14 tuổi.

Năm 1935, Phật học đường Lưỡng Xuyên khai giảng, Ngài theo học tại đây và trong năm ấy, Ngài thọ giới Sa Di, lúc đó mới 17 tuổi.

Năm 1938, Hòa thượng Thích Thiện Hoa được Ban giám đốc Phật học đường cử ra Huế học cùng với các Tăng sĩ khác. Ngài học ở Phật học đường Tây Thiên hai năm rồi vào chùa Long Khánh Quy Nhơn học Phật pháp với Tổ Phước Huệ chùa Thập Tháp một năm. Sau đó, Ngài trở lại Huế dự học tại Phật học đường Báo Quốc 4 năm rồi đến tòng lâm Kim Sơn một năm. Sau 8 năm tu học, Hòa thượng Thích Thiện Hoa trở về miền Nam.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa - Tác giả của Phật Học Phổ Thông

Hòa thượng Thích Thiện Hoa - Tác giả của Phật Học Phổ Thông

Năm 1945, Hòa thượng Thích Thiện Hoa cùng Hòa thượng Trí Tịnh khai giảng Phật học đường Phật Quang tại rạch Bang Chang xã Thiện Mỹ Trà Ôn. Số tăng sinh đến học trên ba mươi vị. Năm 29 tuổi, Ngài thọ giới Tỳ Kheo Bồ tát tại giới Đàn chùa Kim Huê Sa Đéc.

Năm 1946 -1947, Hòa thượng Thích Trí Tịnh rời về Sài Gòn, Phật học đường Phật Quang chỉ còn một mình Hòa thượng Thích Thiện Hoa gánh vác, vừa dạy học vừa lo đối phó với hoàn cảnh xã hội loạn lạc lúc bấy giờ.

Mùa xuân năm 1953, vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch, Hòa thượng Thích Thiện Hoa cùng đệ tử lên đường đi Sài Gòn đến Phật học Đường Nam Việt Ấn Quang. Sau cuộc họp của Giáo hội Tăng Già Nam Việt, quý Hòa thượng đã đồng tình đề cử Hòa thượng Thích Thiện Hoa giữ chức vụ Trưởng Ban Giáo Dục kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt và luôn cả chức Đốc Giáo Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang, Sài Gòn.

Với trách nhiệm Đốc Giáo Phật Học Đường Nam Việt, Ngài đã tận tâm giảng dạy cho hai cấp nơi trường này: một lớp Cao Đẳng và một lớp Trung Đẳng. Đồng thời, cũng dạy lớp Trung Đẳng Ni Chúng tại chùa Từ Nghiêm, sau dời về Phật Học Ni Trường Dược Sư.

Năm 1956, Hòa thượng Thích Thiện Hoa được Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đề cử với chức vụ Ủy Viên Hoằng Pháp của Tổng Hội.

Với trách nhiệm Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt và Hội Phật Học Nam Việt, Ngài đích thân huấn luyện Tăng Ni sinh tại các Phật Học Đường để trở thành những giảng sư thật sự có thể đi diễn giảng các nơi. Ngoài ra, Hòa thượng còn mở các lớp giáo lý giảng dạy Phật Học Phổ Thông cho hàng Phật tử cư sĩ để truyền đạt cho thế hệ cư sĩ mai sau tại các trụ sở như chùa Ấn Quang (Trụ sở GHTGNV), chùa Phước Hòa (Bàn Cờ), chùa Xá Lợi (Trụ sở HPHNV), chùa Giác Tâm (Chi Hội Phật Học tỉnh Gia Định), chùa Dược Sư (Trụ sở Hội Phụ Nữ Phật Tử) .v.v…

Hòa thượng Thích Thiện Hoa còn đích thân giảng dạy Phật Tử hằng tuần vào tối thứ năm tại chùa Ấn Quang. Nhờ vậy phong trào học Phật miền Nam trỗi dậy như vũ bão, khắp các tỉnh Giáo Hội và Hội Phật Học đều gửi thư về Trung Ương xin mở lớp Phật Học Phổ Thông.

Để đáp ứng nhu cầu các nơi, Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã đưa Giảng sư đến giảng dạy Phật Học Phổ Thông mỗi chỗ mười hôm và mỗi năm hai kỳ. Cứ như thế suốt tám năm (1955–1962), tinh thần Phật Giáo len lỏi vào khắp nơi trở thành phong trào thi đua tu học.

Từ năm 1953 - 1965, Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã soạn xong 12 khóa Phật Học Phổ Thông (hay gọi là Cây Thang Giáo Lý), Bản Đồ Tu Phật, Duy Thức Học, tám quyển sách quý. Về phiên dịch, Ngài đã dịch được một số kinh điển Đại thừa như Lăng Nghiêm, Viên Giác, Kim Cang…

Hòa thượng Thích Thiện Hoa mất năm 1973

Hòa thượng Thích Thiện Hoa mất năm 1973

Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã viên tịch vào sáng ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Tý nhằm ngày 23 tháng Giêng năm 1973, thọ 55 tuổi và được 26 tuổi hạ. Cả cuộc đời của Hòa thượng Thích Thiện Hoa dành trọn vẹn cho Đạo pháp, từ lúc lớn khôn cho đến ngày theo Phật, lúc nào Ngài cũng chỉ lo cho Đạo và làm việc cho Đạo.

Bộ sách “Phật giáo Phổ Thông” vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay

Bộ sách “Phật giáo Phổ Thông” vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay

Phật Học Phổ Thông là tác phẩm kinh điển của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Bộ sách đã mang tới cho mọi người nền tảng cơ bản nhất của Phật giáo, trở thành “kim chỉ nam” trong quá trình tìm hiểu và tu học đạo Phật. Nếu ai muốn tiến xa hơn trong hành trình trí huệ đạo Phật thì nhất định phải tìm hiểu bộ sách “Phật Học Phổ Thông”.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger