Phật giáo đại thừa và tất tần tật thông tin bạn nên biết
Phật giáo đại thừa là một trong những hệ phái lớn của Phật giáo được phát triển trên các nền tảng giáo lý kết hợp tư tưởng mới. Phong trào này có nguồn gốc từ Ấn Độ và được hình thành bởi nhiều trường phái khác nhau. Bài viết sau Loiphong.com.vn sẽ mang tới cho bạn những thông tin tổng quan nhất liên quan tới vấn đề này.
1. Giới thiệu tổng quan Phật giáo đại thừa
Phật giáo được phân chia thành nhiều tông phái khác nhau, trong đó phải kể tới hai hệ lớn là Phật Giáo Đại Thừa với Nguyên Thuỷ. Dưới đây là những thông tin tổng quan nhất có liên quan tới trường phái đại Thừa chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc.
1.1. Phật giáo Đại Thừa là gì?
Phật giáo Đại Thừa được phiên âm Hán Việt là Ma - Ha - Diễn - Na. Dịch nghĩa là con đường cứu vớt lớn hoặc là cỗ xe lớn. Đây là một trong những trường phái lớn của Đạo Phật và đang được truyền bá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc…
Phật giáo Đại Thừa là một trong những phái cách tân, phát triển dựa trên nền tảng của nhiều giáo lý như Bát Chánh Đạo., Tứ Thánh Đế, Tam Vô Lậu Học, Duyên Khởi, Tam Tướng cùng với sự kết hợp của các tư tưởng mới để giúp thích nghi với đại thừa. Đồng thời trong tông phái cũng chia thành nhiều chi phái khác nhau có thể kể tới như Thiền Tông, Tịnh độ Tông, Pháp tướng Tông…
Ngoài những giáo lý, kinh điển sơ kỳ trường phái này còn bổ sung thêm các học thuyết cùng với kiến thức mới. Mục đích chung không phải hướng tới Niết Bàn mà đưa tất cả chúng sinh đạt được Niết Bàn.
Phật giáo Đại Thừa là phái cách tân, phát triển dựa trên nhiều nền tảng giáo lý
1.2. Nguồn gốc xuất hiện
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, Phật giáo đại thừa xuất hiện từ khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên. Ban đầu đây chỉ là phong trào cải cách Phật Giáo nhỏ tại Ấn Độ. Sau này dần phát triển và trở thành một trong những trường phái có ảnh hưởng lớn và chính của Phật giáo.
Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt cuộc tập kết kinh điển Phật Giáo cũng lần đầu. Khi đó vẫn chưa xuất hiện sự phân chia và mâu thuẫn ở trong tăng đoàn. Chủ yếu là tập hợp lại lời Phật dạy để làm Kinh Tạng, Luận Tạng và Luật Tạng.
Tới đại hội kết tập kinh điển lần thứ IV đã có sự phân chia về 2 bộ phái là Thượng tọa bộ với Đại chúng bộ. Tuy nhiên lúc này vẫn chưa có danh xưng là Đại Thừa hay Tiểu Thừa. Tới khi đại chúng bộ phát triển hưng thịnh thì tên gọi Đại Thừa đã xuất hiện.
2. So sánh phật giáo Đại Thừa với Tiểu Thừa
Mặc dù đã phân chia thành hai giáo phái nhưng giữa Đại Thừa với Tiểu Thừa cũng còn tồn tại một số điểm giống nhau. Dễ nhận biết nhất đó chính là bắt nguồn từ Đức Phật và tôn kính Phật Thích Ca Mâu Ni. Dưới đây là sự khác biệt giữa hai hệ lớn này chúng tôi đã tổng hợp lại.
2.1. Phật giáo Đại Thừa
Đại Thừa được dịch nghĩa là cỗ xe lớn hay con đường cứu vớt lớn. Hệ phái này đã được truyền bá rộng rãi ra nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở Châu Á. Một số đặc điểm của Phật giáo Đại Thừa mà bạn nên chú ý như sau.
- Giáo lý Đại Thừa mang tới nhiều điểm mới so với đạo Phật nguyên thuỷ. Theo đó không chỉ có những người xuất gia tu hành mà ngay cả các Phật tử cũng sẽ được cứu vớt. Do đó những ai theo hệ phái này không chỉ được giải thoát, giác ngộ mà còn giúp cho nhiều người khác giác ngộ.
- Phật giáo Đại Thừa không chỉ thừa nhận mỗi mình Phật Thích Ca Mâu Ni mà còn thừa nhận nhiều vị khác như Phật Di Lặc, A Di Đà… Theo tông phái ai cũng có thể trở thành Phật.
- Theo hệ phái sinh tử luân hồi với Niết Bàn chính là hai phạm trù giống nhau. Trong đó Niết Bàn là nơi cực lạc và là thế giới của các chư Phật. Nếu muốn đạt Niết Bàn mọi người cần phải tiêu trừ vô minh, nhận thức về thức tướng của các hiện tượng, sự vật.
- Phật giáo Đại Thừa không quá quan trọng tới vấn đề xuất gia, cư sĩ tu tập ngay tại nhà. Chỉ cần có sự cố gắng, nỗ lực và ước vọng giải thoát cho nhiều người thì cũng sẽ sớm đạt Niết Bàn.
- Các loại kinh sách của Phật giáo đại Thừa được viết dưới dạng Phạn ngữ sanskrit. Đây là một loại ngôn ngữ thuộc giới quý tộc và tri thức tại miền Bắc Ấn Độ cổ đại.
- Giới tăng lữ của Đại Thừa gồm có cả Tỳ kheo, sa di, sa di ni, tỳ kheo ni…
Phật giáo Đại Thừa không quá quan trọng về vấn đề xuất ga, cư sĩ tu tập tại nhà
2.2. Phật giáo Tiểu Thừa
Phật giáo Tiểu Thừa còn được gọi là con đường cứu vớt nhỏ hay cỗ xe nhỏ. Đây là phái được truyền bá ra nhiều nơi như Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Lào… Đặc điểm của hệ phái này khác với Đại Thừa như sau.
- Phái Tiểu Thừa chỉ công nhận Đức Phật Thích Ca là duy nhất.
- Chỉ những người xuất gia tu hành thì mới được cứu vớt. Họ cho rằng những người nào tu hành theo Tiểu Thừa chỉ có thể tự giải thoát cho bản thân mà không thể giúp người khác.
- Sinh tử luân hồi với Niết Bàn chính là hai phạm trù khác nhau. Chỉ khi nào con người thoát ra được vòng sinh tử luân hồi thì mới lên Niết Bàn. Đồng thời Niết Bàn chính là cõi hư vô, là nơi dành riêng cho những ai đã giác ngộ. Nơi đó sẽ không còn khổ não, khó khăn và con người cần phải chấp nhận từ bỏ đi cuộc sống thế tục, tôn giáo.
- Hệ phái Tiểu Thừa chú trọng trong việc xuất gia và xa lánh thế gian. Vì thế con người cần phải sống cuộc đời của kẻ tu hành thì mới có thể cứu vớt. Những ai sống tại gia thì sẽ chẳng mang tới sự giải thoát.
- Kinh sách của phái Tiểu Thừa được viết thông qua tiếng Phạn ngữ Pali. Đây là loại ngôn ngữ thuộc giới bình dân tại miền Nam Ấn Độ.
- Giới tăng lữ của phái Tiểu Thừa chỉ bao gồm tỳ kheo và sa di.
Hệ phái Tiểu Thừa rất chú trọng tới việc xuất gia và xa lánh thế gian
3. Tông phái có trong Phật giáo Đại Thừa
Từ xưa tới nay Phật giáo Đại Thừa đã được truyền bá ra nhiều đất nước và chia thành các tông phái cụ thể như sau.
3.1. Tịnh độ tông
Đây là quyền khai trong Phật giáo Đại Thừa được tạo ra với mục đích tu học nhằm tái sinh trong cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà. Tịnh tông chính là đức tin ở Phật và thể hiện về sức mạnh của ngài.
Tịnh độ tông nhìn chung sẽ niệm danh hiệu của Phật A Di Đà với Quán Tướng Cực Lạc và bao gồm 3 bộ kinh quan trọng là Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Lượng Thọ Kinh với A Di Đà Kinh. Thông thường những tu sĩ trong giới này sẽ đặt ra cho bản thân các con số cụ thể và niệm nhiều lần liên tục. Họ cho rằng việc niệm này sẽ giúp chế ngự tâm, giúp bản thân có thể nhìn thấy đức Phật A Di Đà với 2 vị Đại Thế Chí Bồ Tát và Quán Thế Âm Bồ Tát.
Tịnh Độ Tông tạo ra với mục đích tu học để tái sinh trong cõi Tây Phương Cực Lạc
3.2. Thiền tông
Thiền Tông còn được gọi với tên khác là Phật Tâm Tông. Đây là pháp môn được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc.
Mục đích của Thiền Tông chính là liễu ngộ Phật tính, nhìn rõ về tâm mình, dứt khỏi sự sinh tử luân hồi và luôn sống trong cái tâm thanh tịnh. Tông phái này không phế bỏ kinh sách nhưng cũng không khuyên chấp vào kinh sách bởi họ cho rằng đây chỉ là phương tiện mà không phải mục đích.
3.3. Thiên Thai Tông
Đây cũng là một tông phái có nguồn gốc tại Trung Quốc và giáo pháp đã được lấy dựa vào kinh Diệu Pháp Hoa. Vì thế người ta còn biết đến với cái tên khác là Pháp Hoa Tông. Pháp môn chỉ ra rằng mọi hiện tượng sự vật đều dựa vào nhau và có bản chất là tính không. Đồng thời mọi hiện tượng là một trong những biểu hiện của thể tuyệt đối, gọi là Chân Như.
Quan điểm cũng đã thể hiện cho tính toàn thể cùng với xuyên suốt của sự vật. Toàn thể và riêng lẻ được xem như một và đan xen vào nhau, cái này có chứa cái kia. Thiên Thai Tông tu tập dự theo phương pháp thiền chi quán và có chứa một vài yếu tố mật tộc chẳng hạn Mạn Đồ La với Chân Ngôn.
Thiên Thai Tông thể hiện cho tính toàn thể và xuyên suốt của sự vật
3.4. Hoa Nghiêm Tông
Hoa Nghiêm Tông còn mang tên gọi khác là Hiền Thủ Tông. Đây là giáo phái xuất phát từ Trung Quốc, lấy Đại Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh để làm giáo lý căn bản. Theo đó tông phái cho rằng vạn vạn sẽ bình đẳng và luôn có sự tác động lẫn nhau. Vạn vật đều xuất phát ở một nơi và đây chính là nhất thể.
Những hiện tượng pháp giới xuất hiện đồng thời và cho rằng vạn vật ở trên thế gian bao sẽ gồm có lục tướng với tứ Pháp. Theo Hoa Nghiêm Tông, vấn đề quan trọng nhất đó là phân biệt chân lý, giữ cho cái tâm thanh tịnh và dứt trừ mọi điều điên đảo.
3.5. Pháp Tướng Tông
Pháp môn đã được hình thành tại Ấn Độ và sử dụng bộ Duy thức luận với Thành Duy Thức Luận để làm giáo lý. Khi đó nhà sư Huyền Trang cũng đã dịch hai bộ sang tiếng Hán và phát triển rất mạnh mẽ ở Trung Quốc. Pháp tướng tông cho rằng vạn vật xuất hiện đều là thể hiện của thức mà có.
3.6. Tam Luận Tông
Trong Phật Giáo Đại Thừa có Tam Luận Tông, xuất phát từ ba bộ luận căn bản là Trung Quán Luận, Bách Luận với Thập nhị môn luận. Tông chỉ của tông phái được xuất phát bởi sự phát triển của giáo lý trung đạo. Đây được xem là cứu cánh của thiền định, giúp loại bỏ ý tưởng về vấn đề có và không.
4. Phật Giáo Đại Thừa thờ những vị nào?
Như đã biết Phật Giáo Đại Thừa chia thành nhiều tông phái khác nhau. Do đó đây cũng là lý do mà có nhiều vị Phật, Bồ Tát cũng đã được thờ ở hệ phái này, cụ thể gồm.
4.1. Phật A Di Đà
Phật A Di Đà chính là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, là một cõi tịnh độ vô cùng trang nghiêm, đẹp đẽ, cách thế giới Ta Bà 10 vạn ức cõi Phật. Theo đó con đường ngắn nhất để mọi loại trở thành Phật ở một kiếp đó chính là vãng sinh về cõi Tịnh độ.
Phật A Di Đà được tu sĩ Tịnh Độ Tông thờ phụng. Đồng thời mọi người sẽ thấy vị Phật thường được thờ cùng Đại Thế Chí Bồ Tát với Quan Thế Âm Bồ Tát.
Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc
4.2. Phật Dược Sư
Đây cũng là một trong số các vị được thờ cúng phổ biến của Phật Giáo Đại Thừa. Ngài chính là tôn chủ cõi Tịnh Lưu Ly, một cõi tịnh độ trang nghiêm và đẹp đẽ chẳng kém cõi Tây Phương Cực Lạc.
Phật Dược Sư được biết đến là có danh hiệu thầy thuốc, có đại nguyện cứu chữa những thứ bệnh khổ về thân và tâm cho chúng sanh. Từ đó giúp cứu độ chúng sanh thoát ra khỏi tử khổ đau.
Tượng của ngài thường được thờ cúng cùng với Nguyệt Quang Biến Chiếu và Nhật Quang Biến Chiếu. Mặc dù trụ lại thế giới tịnh lưu ly nhưng các ngài vẫn luôn có thâm duyên với chúng sanh ở cõi Ta Bà và cứu độ chúng sanh tại cõi này.
Phật Dược Sư có đại nguyện cứu chữa bệnh khổ về thân và tâm cho chúng sanh
4.3. Đại Nhật Như Lai
Đại Nhật Như Lai còn được biết tới với tên là Tỳ Lô Gia Na Phật. Đây là giáo chủ căn bản của mật Tông. Hạnh nguyện của ngài là soi sáng muôn nơi, diệt trừ đi mọi u tối, mang biểu tượng cho trí tuệ và ánh sáng,
Ngài có pháp thân là Như Lai, mấu chốt giáo lý của Mật Tông. Ngài mang trí tuệ uyên thâm, có thể giúp cho chúng sanh thoát ra được những điều tiêu cực và tai ác. Tượng của ngài có thể thờ đơn độ hay cùng với Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát.
Đại Nhật Như Lai có hạnh nguyện là soi sáng muôn nơi, diệt trừ đi mọi điều u tối
4.4. Những vị Bồ Tát khác
Ngoài những vị Phật đã kể ra ở trên Phật Giáo đại thừa còn thờ nhiều ngài khác.
- Văn Thù Bồ Tát.
- Địa Tạng Vương Bồ Tát.
- Kim Cương Tát Đỏa.
- Đại Thế Chí Bồ Tát.
- Phổ Hiền Bồ Tát.
- Hư Không Tạng Bồ Tát…
Qua bài viết chúng tôi đưa ra có thể thấy rằng Phật giáo Đại Thừa là một hệ phái phong phú và đa dạng. Qua đây có cách tiếp cận toàn diện, từ bi đối với con đường giác ngộ. Đồng thời tông phái này cũng nhấn mạnh về lý tưởng Bồ Tát, một trong những điều quan trọng giúp đỡ cho chúng sanh đạt thành tựu giải thoát.