Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Pháp Môn Tịnh Độ Và Những Cách Tu Tập Mà Bạn Nên Biết

Thứ Tư, 16/10/2024
Trần Xuân Bách

Pháp môn tịnh độ chính là việc đề cao niệm Phật và hướng tới đức Phật A Di Đà. Đây là một phương pháp yêu cầu cần phải có sự cố gắng và nỗ lực hết mình thông qua niềm tin, nguyện ý và hành động tương ứng. Để giúp cho mọi người nắm rõ hơn nữa về pháp môn chúng tôi mang tới bài viết sau.

1. Pháp môn tịnh độ là gì?

Pháp môn tịnh độ hay còn gọi là tịnh độ tông, đây là pháp môn niệm Phật Nam Mô A Di Đà. Việc làm này mang ý nghĩa tương đương cho sự tưởng nhớ danh hiệu, công đức và vẻ đẹp cao quý của Phật tử để tĩnh tâm được trong lành.

Đây là một trong những pháp môn thu hút đông đảo Phật tử tham gia bởi dễ tu, dễ chứng và phù hợp với đại chúng. Bất  kể là ai nam hay nữa, già hay trẻ, nghèo hay giàu cũng có thể tu hành được. Cách tu tập là niệm Nam Mô A Di Đà Phật dễ mà lại nhanh tinh tấn.

Chính vì điều này mà ngay từ khi mới xuất hiện pháp môn đã được các đệ tử ưa chuộng và sử dụng trong việc tu hành. Tại Việt Nam tịnh độ tông là nhánh Phật giáo phổ biến và quen thuộc đối với người dân.

Pháp môn tịnh độ niệm danh hiệu Phật A Di Đà

Pháp môn tịnh độ niệm danh hiệu Phật A Di Đà

2. Nguồn gốc ra đời pháp môn tịnh độ

Pháp môn tịnh độ được ra đời từ rất lâu và theo ghi chép lịch sử xuất phát ở nhiều nơi. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc cũng như quá trình phát triển của pháp môn ở một số quốc gia.

2.1. Pháp môn tịnh độ tại Trung Quốc

Kinh sách tịnh độ tông được dịch bởi Tăng Sĩ Ấn Độ chuyển sang Hán văn từ rất sớm. Vào năm 185, Khăng Tăng Khải đã tới Trung Quốc và dịch cuốn kinh Vô Lượng Thọ thành  bộ 2 quyển.

Năm 401, ngài Cưu-ma-la-thập tới Trung Quốc và dịch cuốn kinh A Di Đà, một trong những bộ kinh quan trọng của pháp môn tịnh độ. Tới năm 424 ngài Cương- lương-gia-xá đã dịch kinh Quán Vô Lượng Thọ thành tiếng Hàn. Như vậy cả 3 cuốn kinh căn bản của Tịnh Độ Tông đã dịch hoàn chỉnh.

Mặc dù đủ 3 cuốn kinh nhưng pháp môn tịnh độ lúc này cũng chưa phát triển rộng rãi. Mãi tới đời ngài Đạo Xước thì thuyết tịnh độ mới được nhiều người biết tới hơn. Tịnh độ Tông ngày càng được củng cố, phát triển mạnh mẽ bởi ngài Thiện Đạo và đã hình thành tông phái độc lập.

Chính vì vậy ngài Thiện Đạo được xem là tổ sư khai sáng ra tịnh độ tông. Bộ Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh sớ của ngài rất có ý nghĩa, chỉ ra những sai lầm xưa nay liên quan tới pháp môn. Đồng thời qua đây nêu rõ các ý nghĩa chân chính và khuyến khích cho chúng sinh tu theo phật giáo này.

Về sau pháp môn tịnh độ đã ngày càng phát triển và lan rộng ra nhiều nước ở trên thế giới. Nhờ vào quy mô lớn rộng này Tịnh độ tông hầu như đã lan trộn và hòa nhập với nhiều tông phái khác.

Pháp tu này xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 185

Pháp tu này xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 185

2.2. Tịnh độ tông ở Nhật Bản

Pháp môn tịnh độ cũng đã được truyền sang Nhật Bản nhờ vào vị tăng sĩ Rynoin trước năm 1124. Lúc này tông phái được đặt tên là Yuzu Nembutsu. Ngài niệm Phật hàng ngày lên tới 600.000 lần để khuyến khích cho mọi người làm gương. Nhưng khi ấy tịnh độ tông vẫn chưa được truyền bá rộng rãi ở Nhật nên ít người tin tưởng. Cho tới khi ngài Nguyên Không truyền bá tịnh độ tông thuyết thì mới thu hút đông đảo người tham gia.

2.3. Tịnh độ tông ở Việt Nam

Pháp môn tịnh tông ở Việt Nam bắt đầu khi nhà sư Đàm Hoằng vào nước ta năm 423. Lúc đó ông ở chùa Tiên Sơn, tinh tấn hành trì kinh Vô lượng thọ và Quán vô lượng thọ. Năm 455 sư tự thiêu nhưng không thành bởi các đệ tử đã biết và dập tắt lửa kịp thời.

Sau đó thôn làng có lễ hội, cả chùa đều đi Phật sự nên ông lại lén lút theo mình lần nữa. Khi mọi người biết tin và tới nơi thì nhà sư đã viên tịch. Hôm đó dân làng cũng đã nhìn thấy ông thân có sắc vàng, cưỡi nai vàng và đi nhanh theo hướng Tây. Khi đó Phật tử đã thu nhặt lại xương cốt của ông và dựng tháp thờ cúng.

Nguyên nhân dẫn tới việc ông tự thiêu là nước ta vào thế kỷ V đang xảy ra cuộc đấu tranh tư tưởng vô cùng gay gắt. Khi đó Phật giáo quyền năng không còn nhận được sự tin tưởng bởi công chúng.

Chính sự tự thiêu cùng với việc tương truyền dân làng thấy ông bay về Tây Phương đã củng cố lại niềm tin về Phật giáo cũng như tịnh độ tông ngà ngài đã tu học. Kể từ đó pháp môn tịnh độ đã phát triển và trở thành một trào lưu ở nước ta.

Tịnh độ tông ngày càng phát triển, nhất là vào thời nhà vua Lý Thánh Tông. Khi đó ông đã cho tạc tượng Phật A Di Đà và xây dựng ngôi tháp thờ tại chùa Vạn Phúc. Kể từ sau pháp môn tịnh độ đã trở nên quen thuộc và gần gũi trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.

Tịnh độ tông hình thành ở nước ta vào năm 423 khi nhà sư Đàm Hoằng vào nước

Tịnh độ tông hình thành ở nước ta vào năm 423 khi nhà sư Đàm Hoằng vào nước

3. Các cách hành trì Pháp môn tịnh độ

Hành trì trong pháp môn tịnh độ bao gồm những thực hành cụ thể dưới đây.

3.1. Niệm Phật

Khi hành trì pháp môn tịnh độ phật tử sẽ niệm tên Phật “ Nam Mô A Di Đà Phật” và suy tư về công đức, chân lý của ngài. Việc làm này sẽ giúp cho tâm hồn luôn được thanh tịnh để giảm bớt các tư tưởng muộn phiền.

Niệm Phật giúp tâm hồn chúng sinh luôn thanh tịnh

Niệm Phật giúp tâm hồn chúng sinh luôn thanh tịnh

3.2. Quán niệm Đức Phật A Di Đà

Tập trung vào việc niệm danh của Đức Phật A Di Đà và suy nghĩ tới các giá trị của Phật Pháp. Việc quán niệm giúp cân bằng được tâm tình, tạo sự tin tưởng và tôn kính của của người dân với Đức Phật ngày một tăng lên.

3.3. Thọ trì tam giới, ngũ giới

Trong pháp môn tịnh độ việc thọ trì tam giới và ngũ giới là tuân thủ theo các quy tắc gồm không giết, không sử dụng chất kích thích, không có hành vi thiết đãi tình dục, không sử dụng rượu bia và ăn chay. Đây đều là những cách giúp cho tâm hồn thanh tịnh và cơ thể luôn được thoải mái.

Thọ trì tam giới để tâm hồn thanh tịnh, cơ thể luôn thải

Thọ trì tam giới để tâm hồn thanh tịnh, cơ thể luôn thải

3.4. Hộ trì tam bảo

Khi đó bạn sẽ thực hiện việc hộ trì ba thanh gồm có Sám Hối Chánh Niệm, Niệm Tình với Niệm Xác. Hành vi này cho thấy sự tôn trọng, tấm lòng trí tuệ đối với công đức, tăng cường tâm linh và sự kiên trì trong quá trình tu tập.

3.5. Từ thiện

Khi đó bạn sẽ thực hiện những hoạt động từ thiện giống như viếng thăm chùa chiền, tặng quà, cúng dường, giúp đỡ cho người nghèo và những người cần được giúp đỡ. Hành động từ thiện sẽ giúp khơi dậy tình cảm nhân ái và hỗ trợ tăng cường đức sống tốt đẹp hơn.

Từ thiện là hành động khơi dậy tình nhân ái, tăng cường đức sống tốt đẹp

Từ thiện là hành động khơi dậy tình nhân ái, tăng cường đức sống tốt đẹp

3.6. Bố thí

Đây là việc mang năng lực vật chất như của cải, tiền bạc dâng tặng lại cho người khác hoặc mang trí tuệ như giảng nói điều hay lẽ phải ở trong đời sống, mang chân lý do Phật dạy giải thích lại. Bố thí được xem như một phương tiện đối trị tính bủn xỉn, tham lam, ích kỉ và thể hiện lòng bác ái từ bi. Đây là một trong những việc làm nhằm nuôi dưỡng công đức cho người bố thí.

3.7. Phóng sinh

Phóng sinh là hành động cứu giúp một con vật sắp bị giết hoặc trao trả lại tự do cho chúng. Việc làm này cứu mạng bất kỳ một chúng sinh nào, là phương tiện giảm nghiệp sát sanh, gieo hạt giống từ bi, lan toả về tình yêu thương và tích lũy công đức trên con đường tu tập.

Phóng sinh có vai trò quan trọng trong Pháp môn tịnh độ. Theo đó một người tu tập dựa trên giáo lý nhà Phật cần giữ 5 giới, trong đó có giới sát sinh. Tội sát sanh là một trong những nghiệp nặng, có thể bị đoạ vào địa ngục và chịu vô vàn khổ đau.

Phóng sinh giúp xoá bỏ bớt nghiệp, tích luỹ công đức trên con đường tu tập

Phóng sinh giúp xoá bỏ bớt nghiệp, tích luỹ công đức trên con đường tu tập

4. Các cõi tịnh độ của Phật giáo

Khi nói tới Pháp môn tịnh độ chắc chắn mọi người sẽ nghĩ tới cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà.  Tuy nhiên trong pháp môn tịnh độ còn có các cõi được nhắc tới phổ biến dưới đây.

4.1. Di Lặc Tịnh Độ

Bồ Tát Di Lặc ở cõi trời Đâu Suất, tầng thứ 4 của cõi trời Dục giới. Cõi trời được chia thành 2 viện đó là nội với ngoại viện. Trong đó nội viện là Tịnh Độ của Đức Di Lặc và ngoại viện là nơi ở của hàng phàm phu dục lạc.

Để được sinh về cõi Tịnh độ chúng sanh tâm phải luôn hướng tới tuệ giác vô thượng, giữ trọn vẹn 5 giới, 8 giới Bát quan trai với giới Cụ túc… Đồng thời nên chánh niệm, nghĩ tới hình tượng,danh hiệu Đức Phật Di Lặc trong khoảng một niệm thọ trì 8 trai giới.

Di Lặc Tịnh Độ là cõi trời Đâu Suất

Di Lặc Tịnh Độ là cõi trời Đâu Suất

4.2. Dược Sư Tịnh Độ

Cõi tịnh độ của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương là Tịnh Lưu Ly, nằm ở phương Đông, cách cõi Ta Bà 10 hằng sa cõi Phật. Liên quan tới kinh Dược sư, Đức Phật có đề cập tới cõi Tịnh Lưu Ly thù thắng và trang nghiêm như cõi Cực Lạc.

Ở cõi này, đất bằng lưu ly, thành quách cung điện, cửa sổ với mái hiên trang nghiêm và được làm bởi thất bảo. Theo đó phương pháp cầu vãng sanh trở về cõi Tịnh Lưu Ly chính là trì tụng chú Dược Sư và niệm danh hiệu của ngài.

4.3. Cõi tịnh độ Phật A Súc Bệ

Đây là cõi Diệu Hỷ, giúp gắn kết niềm vui, an yên, giải thoát của mỗi người. Để có thể vãng sanh tới cõi này lúc hành Bồ Tát, các hành giả phải phát nguyện lớn rồi nguyện sinh về nước Diệu Hỷ. Mỗi khi thực hành Bố thí, giới hay Tuệ Ba La Mật Đa đều đem hồi hướng vô thượng Bồ Đề.

Thực hành thiền định sẽ giúp cho bản thân chúng sinh được viên mãn, rời bỏ tâm nhị thừa. Niệm Phật, Pháp, Tăng hồi hướng căn lành tới Đức Như Lai Bất Động. Tiếp đó sẽ quán tưởng cảnh chư Phật thuyết pháp và phát nguyện để chứng thành Phật quả như Phật A Súc.

4.4. Tây phương cực lạc

Đây là cõi công đức của Đức Phật A Di Đà vô cùng trang nghiêm, có quang minh vô lượng và ánh sáng chiếu khắp. Chính vì vậy chẳng có thứ ma nào và cũng không có nạn ác thú. Chính sinh nào khi chạm được quang minh kia thì chắc chắn sẽ oai thần công đức và chỗ nguyện tuỳ ý.

Tây phương cực lạc là một cõi vô lượng, có ánh sáng chiếu khắp

5. Pháp môn tịnh độ có thật không?

Pháp môn tịnh độ chính là pháp tu trong Phật Giáo. Qua đây giúp định hướng cho con người có thể đạt được điều bình an và trí tuệ ở trong tâm hồn, giải thoát đi sự đau khổ của cuộc sống.

Trong nhiều kinh điển Phật giáo, Pháp môn tịnh độ đã được đề cập một cách chi tiết và rõ ràng gồm có Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Hoa Nghiêm… Tại đây Đức Phật truyền dạy cho sự phụ và hành giả về những tư tưởng tịnh độ và cách thực hành sao cho đúng. Có nhiều người đã thực hành pháp môn này và đạt nhiều thành tựu như giải thoát khỏi đau khổ, tĩnh tâm và sự bình an ở trong tâm hồn.

Chính vì những điều này mà có thể khẳng định rằng pháp môn tịnh độ là một pháp tu có thật ở trong Phật Giáo. Thế nhưng kết quả từ việc thực hành sẽ quyết định bởi tâm hồn, sự nỗ lực trong từng người và không phụ thuộc theo bất kỳ pháp môn nào.

Trên đây chúng tôi đã mang tới thông tin chi tiết có liên quan về pháp môn tịnh độ. Có thể thấy đây là một pháp tu lớn và phát triển ở Việt Nam. Vì thế nếu mọi người muốn biết thêm thật nhiều điều hữu ích liên quan tới vấn đề này hãy truy cập ngay Loiphong.vn.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger