Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Om Tare Tuttare Ture Soha là gì? Tìm hiểu về thần chú của Đức Tara Xanh

Thứ Bảy, 04/11/2023
Trần Xuân Bách

Người Tây Tạng rất thích cầu nguyện và niệm thần chú. Bên cạnh thần chú nổi tiếng của Bồ Tát Quan Thế Âm Om Mani Padme Hum thì có rất nhiều người lựa chọn thần chú của Đức Tara Xanh Om Tare Tuttare Ture Soha. Thần chú Om Tare Tuttare Ture Soha đôi khi còn được sử dụng làm thần chú chính trong tất cả hình thức Tara. Cùng loiphong.vn tìm hiểu các thông tin chi tiết dưới đây.

1. Om Tare Tuttare Ture Soha là gì?

Om Tare Tuttare Ture Soha là gì?

Om Tare Tuttare Ture Soha là gì?

Om Tare Tuttare Ture Soha chính là thần chú Lục Độ Phật Mẫu, là một trong những thần chú Phật giáo phổ biến ở Tây Tạng. Người dân ở đây thường niệm thần chú này để loại bỏ những trở ngại, sợ hãi, lo lắng và gia tăng sự thịnh vượng.

Ở một cấp độ khác, thần chú của Đức Tara Xanh còn đánh thức trí tuệ con người, giúp con người nhận ra bản chất thật của cuộc sống.

Tara là gì? Người Tây Tạng gọi Dolma, được cho là Bồ Tát hay Phật từ bi, một người bảo trợ, giúp đỡ con người thoát ra khỏi những đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Tara có 21 hình thức, mỗi hình thức đều có màu sắc và thuộc tính tâm linh khác nhau. Trong số 21 hình thức, có 2 hình thức phổ biến đối với người Tây Tạng đó là Đức Tara trắng (Bạch Độ Phật giáo) và Đức Tara Xanh (Lục Độ Phật Mẫu).

Thần chú Tara Xanh là một trong ba thần chú chính mà người Tây Tạng  thường tụng niệm cùng với Om Mani Padme Hum, Om Muni Muni Maha Muniye Soha.

2. Hình ảnh Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu

Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu là bậc giải thoát, hiện thân của trí tuệ, lòng bi mẫn, tình yêu thương và công hạnh thiện xảo của mười phương chư Phật. Mỗi hình ảnh của Đức Tara là hiện thân của nhiều khía cạnh khác nhau trên con đường Đạo giải thoát.

Hình ảnh Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu

Hình ảnh Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu

Đức Tara là hiện thân hợp nhất của đại lạc và tính không. Sự đại hỷ lạc phương tiện thiện xảo và trí tuệ tính không của tất cả chư Phật đều xuất trong sắc thân của Đức Tara để truyền cảm hứng cho chúng ta phát triển Bồ Đề tâm, trưởng dưỡng công hạnh lợi tha.

Màu sắc của Đức Phật Mẫu Tara: Sắc xanh của Ngài là biểu tượng cho sự thành công, sự bình đẳng trong thế giới trần tục cũng như sự phát triển của thế giới tâm linh, luôn cho ta cảm giác vui vẻ, lạc quan và hy vọng.

Sắc thân của Đức Tara: Là kết tinh của sáng và thuộc về phương Bắc. Thân ánh sáng của Ngài xuất hiện nhưng không thể nắm giống như cầu vồng, ảo cảnh. Thân ánh sáng là biểu trưng cho sự hợp nhất của chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Tara luôn xuất hiện và tồn tại chân lý tương đối nên chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự tồn tại tuyệt đối nào.

Thân của Đức Tara: Diễn tả sự nội chứng bên trong và các công hạnh vị tha bên ngoài. Tư thế vũ điệu du hý của Ngài tự do, cởi mở, thân thiện. Nhờ năng lực của lòng từ bi mẫn, Đức Tara có thể ứng hiện trong mọi cõi giới; không trốn tránh sự đau khổ mà đối mặt với nó một cách vô úy, từ bi bằng cách trung hòa đau khổ.

Chân trái Đức Tara: Co vào phía trong lòng, thể hiện rõ việc kiểm soát toàn bộ năng lượng vi tế bên trong. Từ bi không quản ngại bất kỳ vấn đề gì dù ai đó có tán thán hay hủy báng, làm tổn hại hay giúp đỡ thì năng lực của Đức Tara cũng không bị mất cân bằng và tâm của Ngài cũng không rời bình đẳng xả.

Tay phải Đức Tara: Trong tư thế thực chứng siêu việt bằng cách thực hành tu tập để tự thân thành tựu sự chứng ngộ. Tư thế này được gọi là Thí Nguyện Ấn là tư thế bố thí nên biểu Ngài sẵn sàng ban cho tình yêu thương, tài sản, sự bảo hộ, giáo pháp để chúng sinh đều được viên mãn.

Tay trái của Đức Tara: Với ngón tay cái chạm vào ngón tay đeo nhẫn và 3 ngón tay hướng thẳng, 3 ngón duỗi thẳng nêu biểu Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng có nghĩa là giao phó bản thân chúng ta nương tựa Ba ngôi báu, thực hành giáo pháp giải thoát. Ngón tay cái và áp út chạm vào nhau biểu trưng cho sự hợp nhất của lòng từ bi hỷ lạc và trí tuệ tính không.

Tay phải và chân phải của Đức Tara đều duỗi thẳng hướng ra phía ngoài để nhấn mạnh công hạnh từ bi vị tha, phương tiện thiện xảo của con đường giác ngộ. Tay trái và chân trái đều thu vào phía người biểu đạt sự điềm tĩnh, bình an bên trong thông qua việc thực hành trí tuệ của đạo giải thoát.

Bàn tay của Đức Tara: Trong mỗi bàn tay Ngài trì giữ hoa Utpala, hoa sen xanh. Bên tay trái là một bông nụ biểu trưng cho chư Phật tương lai, bboong nở hoàn toàn là biểu chư Phật quá khứ còn bông hoa đang nở là biểu Đức Phật hiện tại.

Vương miện Đức Tara: Là Bản Sư Di Đà an bình và mỉm cười. Bởi Đức Phật Di Đà là bậc thượng sư hướng đạo tâm linh của Đức Tara, được an trí trên vương miện để nêu tầm quan trọng khi có bậc Căn bản Thương sư dẫn dắt đệ tử đi đúng hướng trên con đường giác ngộ. Hơn nữa, cũng nêu biểu Đức Tara luôn trú tâm vào giáo pháp mà Ngài được đón nhận từ bậc Thượng Sư của mình. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta nên thực hành và noi theo thiện hành của Đức Tara.

Các sức trang hoàng: Vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, vòng chân, đai lưng, vương miện bằng ngọc báu sáng chói trang hoàng trên sắc thân Đức Tara biểu trưng cho sự viên mãn sáu Ba La Mật đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ. Ba La Mật và mọi công hạnh lợi tha này là trang sức giải thoát của báo thân Ngài.

Đức Tara cũng trang hoàng với ba chữ chủng từ, chủng từ OM trên vương miện, chữ AH tại luân xa cổ học và chữ HUNG tại luân xa tim. Ba chữ chủng tử này tương ứng với thân, khẩu, ý giác ngộ của Phật và nêu biểu cho Tam Quy: Phật - Pháp - Tăng. Những chữ chủng từ này thường được dùng để làm đối tượng vi tế khi hành giả chú tâm thiền định. Ba chủng tử tự nhắc nhở những phẩm hạnh mà ta đang trưởng dưỡng trong chính mình và đó chính là kết quả của việc thực hành Phật Pháp.

Mỗi đặc điểm của Đức Tara đã minh họa cho toàn bộ con đường giác ngộ đến Phật pháp và Tara là hợp nhất của các tinh túy đức tính, thần lực, công hạnh giác ngộ.

3. Ý nghĩa của thần chú Om Tare Tuttare Ture Soha

Ý nghĩa của thần chú Om Tare Tuttare Ture Soha

Ý nghĩa của thần chú Om Tare Tuttare Ture Soha

Ý nghĩa của thần chú Om Tare Tuttare Ture Soha như sau:

Om: Âm “Om” tượng trưng cho thực tại tối thượng. Trong cuốn sách của Amit Ray - Om Chanting and Meditation giải thích “Om” như một giọng nói vĩnh cửu của chư Phật, liên tục vang dội trên nền của mọi thứ tồn tại trên vũ trụ. Âm thanh của nó là đại diện của quá khứ, hiện tại và tương lai.

Tare: Thể hiện sự cứu rỗi của mọi đau khổ, nguy hiểm trên thế giới. Điều này cho thấy Mẹ Tara sẽ giải thoát chúng sinh khỏi 6 cõi luân hồi từ nỗi khổ thực sự hay các vấn đề nan giải. Bạn có thể liên hệ điều này với những nỗi đau  khổ của con người là sinh, lão, bệnh, tử.

Tuttare: Tuttare giúp giải phóng con người khỏi tá nỗi sợ hãi. Có tám nỗi sợ hãi liên quan đến những nguy hiểm bên ngoài như lửa, nước, không khí, đất và từ những thứ như kẻ trộm, các loài động vật nguy hiểm. Nhưng mối nguy hiểm chính lại đến từ sự thiếu hiểu biết, chấp trước, tức giận, kiêu căng, ghen tuông, khốn khổ, nghi ngờ cùng những quan điểm không đúng.

Tuttare hướng dẫn con người đi vào con đường tâm linh đúng đắn, hình thành dưới dạng cứu rỗi cá nhân. Theo thuật ngữ truyền thống, đó là con đường của Arahant, dẫn tới giải phóng cá nhân khỏi đau khổ. Điều này cũng có trong Phật giáo Đại Thừa, bảo vệ cá nhân khỏi những nguy hiểm về tinh thần, ý nghĩ tiêu cực như tham lam, thù hận, ảo tưởng.

Ture: Đại diện cho đỉnh cao của con đường tâm linh, con đường vị tha của sự cứu rỗi phổ quát - con đường Bồ Tát. Trong con đường Bồ Tát, chúng ta luôn mong muốn giác ngộ cá nhân nhưng chúng ta cũng kết nối từ bi với đau khổ của người khác, cố gắng giải phóng họ cùng lúc với chính mình.

Đức Tara Xanh hướng dẫn chúng ta từ một quan niệm hạn hẹp về đời sống tinh thần. Người cứu chúng ta khỏi quan niệm rằng, sự tiến bộ tâm linh là giải phóng khỏi những đau khổ cho bản thân. Thay vào đó, Đức Tara còn chỉ ra rằng, tiến hộ tâm linh liên quan đến việc từ bi với người khác.

Soha: Theo từ điển tiếng Phạn của Monier Monier-William, Soha có nghĩa là  “Hail!”, “Hail to!” hoặc “Có thể ban phép lành cho chúng ta!”. Chúng ta có thể thấy được sự ban phước cuối cùng này là biểu tượng của sự công nhận chúng ta là Tara. Có nghĩa là thiết lập nguồn gốc của con đường trong trái tim mỗi chúng ta.


Bằng cách gửi thân mình tại Tara và thực hành Tara chúng ta sẽ nhận được sự ban phước của Tara trong trái tim của chính mình. Cách nương tựa vào Đức Tara Xanh, thực hành Tara như niệm thần chú Tara Xanh chúng ta có thể đạt được trạng thái giác ngộ đầy đủ.

4. Lợi ích khi niệm thần chú Tara Xanh Om Tare Tuttare Ture Soha

Lợi ích khi niệm thần chú Tara Xanh Om Tare Tuttare Ture Soha

Lợi ích khi niệm thần chú Tara Xanh Om Tare Tuttare Ture Soha

Thần chú Tara Xanh Om Tare Tuttare Ture Soha mang tới những lợi ích tinh thần nhanh hơn bất kỳ thực hành tantric nào khác và đó cũng là lý do vì sao nhiều người trì niệm thần chú này. Sadhanas (thực hành tâm linh) trong đó Tara là Yidam (vị thần thiền định).

Có nhiều lợi ích tạm thời từ việc thực hành Tara, tụng niệm thần chú Tara Xanh hoặc một lời cầu nguyện “Hai mươi mốt Tara”. Tara có thể giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống mà bạn đang gặp phải, giải phóng bạn khỏi cái chết không đúng lúc, giúp bạn tránh khỏi bệnh tật, giúp bạn tìm được việc làm, mang tới sự thành công và thịnh vượng.

Giống như những câu thần chú khác, thần chú Tara Xanh cần đến một trái tim chân thành khi trì tụng để bạn có thể cầu xin các phước lành của Đức Mẹ Tara, bảo vệ bạn khỏi nguy hiểm, nỗi sợ hãi. Thần chú Đức Tara Xanh còn được dùng để khắc phục sự tắc nghẽn về tinh thần cũng như tắc nghẽn các mối quan hệ. Đọc thần chú mỗi này còn giúp loại trừ được sợ hãi, lo lắng, đau khổ thậm chí là bệnh tật, nghiệp xấu.

Theo các vị La Mạt, nếu không có sự giúp đỡ của Đức Mẹ Tara thì không ai đạt được giác ngộ. Khi bạn niệm thần chú Tara Xanh bằng tất cả sự chân thành, tâm lương thiện thì thần chú sẽ biến đổi thành lời cầu nguyện đầy quyền năng.

Chagdud Tulku Rinpoche nói trong phần giới thiệu của ông về Tara Sadhana như sau: “Tara là biểu hiện hoàn hảo của sự không thể tách rời của tánh không, nhận thức và lòng trắc ẩn. Cũng như bạn sử dụng gương để nhìn thấy khuôn mặt của bạn, thiền Tara là một phương tiện nhìn thấy khuôn mặt thật của tâm trí bạn, không có bất cứ dấu vết ảo tưởng nào”.

Đừng vì những lợi ích được đề cập trong bài viết trên đây của loiphong.vn mà bạn ra sức trì tụng dù không hiểu rõ mục đích chính của đạo Phật là gì. Nên tụng niệm thần chú Om Tare Tuttare Ture Soha mỗi ngày (sáng và tối). Khi niệm, hãy tưởng tượng Đức Mẹ Tara Xanh đang hiện ra trước mắt bạn, ngang bằng trán của bạn, khoảng cách khoảng một thân. Và đừng quên niệm thần chú Đức Tara Xanh với một trái tim trân thành, một tâm trí tinh khiết không bị điều xấu chi phối, hỗn tạp thì thần chú mới linh nghiệm.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger