Những điều thú vị về Thổ Địa mà bạn chưa biết
Thờ cúng Thổ Địa được xem là một trong những nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Mục đích của việc thờ ông Thổ Địa đó chính là cầu mong sự bình an, vui vẻ, êm ấm trong gia đình và công việc làm ăn thuận lợi. Mặc dù vị thần này được thờ cúng ở hầu hết các gia đình nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hết về Ngài. Bài viết dưới đây Lôi Phong sẽ mang tới cho bạn những thông tin thú vị nhất về vị thần này.
Ông Thổ Địa
1. Tìm hiểu Thổ Địa là ai?
Chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc rằng Thổ Địa là ai? Ông Thổ Địa hay còn được gọi với tên gọi khác đó là ông Địa, Thổ Công,... Vị thần này xuất hiện trong tín ngưỡng của Châu Á, là một vị thần chuyên cai quản về đất đai. Đối với mỗi gia cư, Thổ Địa là vị thần giúp trông coi cho gia đình và dự định về họa phúc của gia đình đó.
Việc thờ cúng ông Địa ở mỗi gia đình đã xuất hiện từ thời xa xưa cho tới nay. Người dân luôn tin tưởng rằng có đất đai thì mới có thể sản xuất nông nghiệp,tạo ra được cơm áo gạo tiền và mang tới cuộc sống bình yên.
Tuy nhiên để giữ được đất đai tốt nhất cần phải có một vị thần sẽ giúp cho việc canh giữ khu đất đó. Kể từ đây thì các gia đình khi làm nông nghiệp cũng đã thờ cúng Thổ Địa.
Ông Thổ Địa được miêu tả dưới nhiều hình dáng khác nhau và tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của các nền văn hóa. Thông thường hình ảnh ông Địa được miêu tả phổ biến nhất đó là một vị thần có một bụng to, khuôn mặt phúc hậu, miệng thì cười khoái chí. Bên cạnh đó nhiều lúc hình ảnh ông Địa cũng xuất hiện với hình ảnh của một ông già có râu dài, tóc bạc phơ, mặc áo dài và đội mũ quạ.
Đối với người dân Việt Nam luôn coi ông Thổ Địa là một vị thần hể hả, mập mạp, có chiếc bụng phệ, tay cầm theo quạt lá và tướng tốt bởi khi nào ông cũng nở nụ cười thật tươi. Ông Thổ Địa cũng thường xuất hiện vào mỗi dịp múa lân, được xem như vị thần mang năng lực cân bằng được thú tính của con lân và thuần hóa nó trở thành một con vật mang tới điềm tốt lành.
Thổ Địa là vị thần giữ nhiệm vụ cai quản đất đai
>>>XEM NGAY: Top những mẫu bàn thờ Ông Địa đẹp nhất
2. Sự tích Ông Địa bụng bự
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xửa ngày xưa ông Thổ Địa cũng có một cái bụng nhỏ như của người bình thường. Thuở đó, ông đã kết thân cùng với Hà Bá. Ở vùng của ông có một mụ góa bụa. Mụ ta có tính tình rất chua ngoa nhưng đổi lại lại có được một cô con gái vô cùng xinh đẹp, dịu dàng. Mụ ta có một cái tật đó chính là mỗi lần chửi con đều có mấy lời ở đầu lưỡi là:
- Má mày Hà Bá!
Nghe được vậy, ông Địa đã tìm tới Hà Bá. Lúc đó vừa đùa vừa thật mà nói với Hà Bá rằng:
- Này Hà Bá, anh cũng tốt phước quá. Ở vùng của tôi có một người ngày nào cũng muốn hiến con gái xinh đẹp cho anh đó.
Hà Bá khi nghe được vậy thì trong lòng rất vui mừng và hỏi lại:
- Có thiệt vậy không? Mà người đó là ai vậy? Nhờ anh làm mai mối giúp tôi liền cái nhé.
Nghe được lời nhờ giúp đỡ của Hà Bá, ông Địa đã bằng lòng dẫn anh ta đi. Đến hôm sau, khi trờ mới vừa sáng, Hà Bá đã được ông Địa dẫn tới trước cổng của nhà mụ góa kia.
Vì trời đang còn sớm nên cô con gái của mụ ta ngủ vẫn chưa vậy. Khi đó chỉ có một bà mẹ đang quét dọn trong sân nhà. Ở phía giữa sân có để con chó cái đang trông nhà nên cứ nằm ì trước đó, đuổi cũng chẳng chịu đi. Khi đuổi mãi chẳng được, mụ góa đó nổi xung và chở cán chổi lại đập con chó, miệng cũng chửi luôn:
- Cái đồ Hà Bá!Thiệt nào ngờ.
Lúc này Hà Bá nghe được nên rất tức giận. Anh ta đã đạp ngay cho ông Địa một cái và chửi:
- Đồ khốn! Dám lừa tao! Dẫn tao đi để gả cho con chó cái này đó hả.
Cú đá của Hà Bá mạnh và bất ngờ đã khiến ông Địa rớt tõm xuống kinh. Không ngờ tới sự oái oăm diễn ra này nên khi đó ông Địa rất mắc cười. Ông té xuống inh mà vẫn cười ngất không ngừng. Vì vậy ông đã uống phải nhiều nước kinh quá cho tới nỗi cái bụng của ông cứ thế là phình ra và ngày càng to cho tới y chang như hình ảnh mà các bạn thường thấy bây giờ.
Sự tích ông Thổ Địa bụng bự
3. Tín ngưỡng trong thờ cúng ông Địa ngày nay
Nền văn hóa của người dân Việt Nam chịu sự ảnh hưởng khá lớn của nền văn hóa Trung Hóa. Điều này cũng khiến cho tục thờ cúng vị thần này cũng có phần phụ thuộc vào nền văn hóa Trung Hoa.
Đối với người dân miền Nam nước ta và những người Trung Hoa thì mỗi khi làm nghi lễ cung ông Thổ Địa thì họ thường bẻ một miếng lễ vật cứng ăn trước rồi sau đó mới mang đi cúng. Bởi theo một số sự tích đã kể lại rằng Ông Địa đã bị đầu độc mà chết, do đó ông rất sợ bị chết. Vì thế nên khi thờ cúng ông thì cần phải bẻ ăn trước một miếng để chứng tỏ không có độc thì ông mới dám ăn.
Tuy nhiên đối với người dân miền Bắc thì tục thờ cúng Thổ Địa vẫn diễn ra như bình thường. Họ sẽ thờ cúng ông Địa vào các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng hay vào các dịp lễ tết khác, đặc biệt là ngày 23 tháng chạp, ngày ông công ông Táo về trời.
>>> XEM NGAY: Cách cúng Thần Tài Thổ Địa đúng và chuẩn nhất
4. So sánh ông Thổ Địa và ông Thần Tài
Ngày nay, trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa của nhiều gia đình thường xuất hiện tượng của hai vị Thần Tài và Thổ Địa. Cùng xuất hiện cùng nhau nhưng ý nghĩa và khả năng của mỗi vị thần sẽ khác nhau.
Giữa ông Thổ Địa và ông Thần Tài có sự khác nhau đó là ông Thần Tài là một vị thần cai quản về tiền bạc, tài lộc của mỗi gia đình. Thờ cúng Ngài sẽ giúp mang tới nhiều may mắn, tiền bạc, tài lộc, đặc biệt là người làm ăn kinh doanh lớn. Hình ảnh của ông thường xuất hiện là ông già với bộ râu trắng bạc phơ, trên tay cầm thêm thỏi vàng và nở nụ cười hiền hậu.
Còn ông Thổ Địa thì xuất hiện với hình ảnh của một ông bụng phệ, tay cầm quạt mo. Vị thần này sẽ có nhiệm vụ cai quản đất đai, ruộng vườn và nhà cửa. Vị thần sẽ giúp xua đuổi tà khí xung quanh đất đai, ngôi nhà của gia đình bạn, mang tới sự bình an, sức khỏe dồi dào, giúp êm ấm nhà cửa, công việc được thuận lợi.
Mặc dù có những điểm khác nhau nhưng dân gian cũng đã từng có câu “Thổ năng sinh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim”. Câu nói này có ý nghĩa đó là đất thường sinh ra ngọc tốt và vàng cũng từ đất mà sinh ra. Từ đó có thể thấy ông Thổ Địa và ông Thần Tài cũng có mối quan chặt chẽ với nhau và cùng ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, tài lộc và vận may của các gia đình.
Hình ảnh ông Địa bụng phệ, tay cầm theo quạt mo và ông Thần Tài
5. Cách đặt bàn thờ ông Thổ Địa đúng chuẩn
Lập bàn thờ Thổ Địa là một công việc rất quan trọng mà mỗi người cần phải đặc biệt chú ý. Khi lập bàn thờ ông Địa gia chủ cần phải tuân theo những quy tắc riêng đã được lưu truyền lại từ xưa tới nay trước khi lập bàn thờ.
Đặc biệt lập bàn thờ ông Địa cần phải chuẩn bị ngày lành tháng tốt. Đồng thời khi chọn được ngày tốt rồi thì cần phải lựa được giờ đẹp để lập bàn thờ.
Sau khi chọn được ngày, giờ đẹp thì gia chủ cần tiến hành việc mua bàn thờ cũng như những vật dụng cần thiết cho việc thờ cúng Thổ Địa. Tất cả đều cần được chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng để tránh xảy ra thiếu sót trong quá trình lập bàn thờ.
Vị trí thích hợp nhất thường được lựa chọn để đặt bàn thờ Thổ Địa đó chính là sát ở dưới đất, ở góc nhà hoặc vị trí hướng ra cửa chính. Người đứng ra lập bàn thờ phải là gia chủ của gia đình đó. Nếu như không tìm được ngày giờ hợp với vận mệnh của gia chủ thì có thể nhờ người nào đó hợp hơn đứng ra thay thế lập bàn thờ.
Khi lập bàn thờ cần chú ý thể hiện được tấm lòng thành kính nhất của mình. Bởi khi đó mới khiến cho các vị thần linh cảm thông và phù hộ độ trì cho gia đình bạn được tốt nhất.
Lựa chọn vị trí đặt bàn thờ ông Thổ Địa sao cho phù hợp nhất
6. Một vài lưu ý quan trọng khi cúng Thổ Địa hàng ngày
Sau khi lập được bàn thờ thì việc tiếp theo mà gia chủ cần làm đó chính là thờ cúng vị thần linh này hàng ngày. Bàn thờ Thổ Địa thường được lập cùng với ông Thần Tài. Nên đối với những người làm ăn, kinh doanh thì việc thờ cúng Thổ Địa sẽ được thực hiện đều đặn hàng ngày.
Khi cúng ông Thổ Địa hàng ngày bạn cần lưu ý về một số lưu ý sau:
● Vệ sinh bàn thờ ông Thổ Địa cẩn thận và sạch sẽ. Lưu ý nên dùng nước sạch hay các loại nước hoa thơm chuyên dùng cho lau bàn thờ để vệ sinh bàn thờ. Những vị trí xung quanh của bàn thờ cũng cần được lưu ý phải dọn dẹp cho sạch sẽ.
● Mỗi ngày trước khi thực hiện nghi thức cúng Thổ Địa bạn cần phải chú ý thây nước ở trong ly ở trên bàn thờ.
● Trước khi cúng cần phải thay các lễ vật.
● Khi cúng bái chú ý ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề và nghiêm túc.
● Thời gian thắp hương tốt nhất khi cúng ông Thổ Địa đó là từ 6 - 7h sáng và từ 18 - 19h.
Thay lễ vật và nước cúng trên bàn thờ Thổ Địa hàng ngày
Bài viết trên là những thông tin thú vị nhất có liên quan tới Thổ Địa. Hy vọng qua chia sẻ này bạn đọc sẽ có được thêm nhiều thông tin bổ ích nhất và hiểu rõ hơn về ông Địa để có thể thực hiện thờ cúng vị thần này được chu đáo nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua tượng ông Thổ Địa về thờ cúng thì hãy liên hệ ngay cho Lôi Phong để được tư vấn và hỗ trợ nhé.