Ngồi kiết già: Lợi ích và cách ngồi chuẩn nhất cho người mới
Ngồi kiết già là một tư thế thường thấy ở các nhà sư và hiện nay được rất nhiều người áp dụng. Đây là một trong những cách ngồi khó, đặc biệt những ai mới bắt đầu hay người già. Để giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như việc ngồi sao cho chuẩn nhất Loiphong.com.vn sẽ mang tới bài viết sau.
1. Ngồi kiết già có nghĩa là gì?
Ngồi kiết già được thực hành thông qua tư thế bắt chéo chân, trong đó bàn chân này được đặt lên đùi bên kia. Cách ngồi này rất chắc chắn thường được sử dụng để hành thiền, trong Phật Giáo Thiền Tông và Yoga Ấn Độ.
Tư thế trông giống với đoá hoa sen được khuyến khích để thở, thúc đẩy sự ổn định thể chất trong cơ thể. Nếu bạn ngồi đúng phương pháp thì chân của bạn sẽ trông giống như cánh hoa sen của bông hoa đang mở nhẹ nhàng.
Ngồi kiết già là một tư thế trông giống với đoá hoa sen
2. Lợi ích của việc ngồi kiết già
Ngồi kiết già là một trong những hình thức cơ bản của các tư thế thiền định hiện đang được áp dụng phổ biến. Cách ngồi này mang tới nhiều lợi ích vượt trội đối với người tập như sau.
2.1. Tốt cho hệ xương khớp
Ngồi kiết già sẽ giúp khai mở được các huyệt ở trên đỉnh đầu, từ đó giúp cho cơ thể kết nối, trao đổi năng lượng đối với không gian vũ trụ tốt hơn. Thông qua đây còn kích thích, đả thông kinh lạc, dưỡng sinh, giúp cho hệ xương khớp ổn định, giảm đau mỏi, thân thể được nhẹ nhàng.
Thiền kiết già rất tốt cho hệ xương khớp, giảm đau nhức hiệu quả
2.2. Ngồi kiết già giúp mang tới giấc ngủ ngon
Đối với tư thế thiền định này sẽ giúp người tập loại bỏ đi được những áp lực, stress trong cuộc sống. Nhờ vào đó cải thiện tuần hoàn máu não, duy trì giấc ngủ ngon và trọn vẹn hơn. Chính vì lý do đó mà cách ngồi kiết già đang được nhiều người, đặc biệt là ông bà cao tuổi áp dụng.
2.3. Mang tới năng lượng dồi dào
Theo nghiên cứu việc ngồi kiết già chỉ với 20 phút mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể tích thêm được nguồn năng lượng tích cực, tràn đầy sức sống. Từ đó tinh thần thoải mái, cơ thể ở trạng thái vô bệnh.
Ngồi thiền với tư thế này 20 phút mỗi ngày giúp mang tới năng lượng tích cực
2.4. Mở rộng động mạch
Tư thế thiền định này giúp máu lưu thông, tim bơm được nhiều máu hơn. Qua đây góp phần mở rộng động mạch dưới hai chân, cải thiện chức năng cung cấp máu lên não và cơ quan nội tạng cũng nhận được nhiều máu hơn.
2.5. Giảm tình trạng nhức mỏi cơ thể
Một tác dụng tuyệt vời mà cách ngồi kiết già mang lại cho mọi người là hạn chế được tình trạng nhức mỏi cơ thể, đặc biệt là thuyên giảm đau lưng. Bên cạnh đó các bộ phận thận cũng tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực, giúp cơ thể khoẻ khoắn hơn.
Tư thế ngồi giúp cải thiện tình trạng nhức mỏi cơ thể rất hiệu quả
3. Tác dụng của ngồi kiết già trong khoa học
Theo như nghiên cứu và tìm hiểu của các nhà khoa học việc ngồi tư thế kiết già sẽ giúp não bộ xuất hiện nhiều loại sóng khác nhau như.
3.1. Sóng Beta
Đây là mẫu sóng não bộ dao động vô cùng nhanh và không đều với hơn 13 chu kỳ trong một giây. Đa số con người chúng ta đều sở hữu loại sóng não này với ý nghĩa thể hiện trạng thái phân tán, không ngừng dao động của tâm trí người bình thường.
3.2. Sóng Alpha
Mẫu sóng này có chu kỳ hoạt động chậm và đều đặn hơn khoảng 8 chu kỳ/giây. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong trạng thái tâm trí con người lắng dịu, thư giãn hơn cùng lúc đó sự sáng suốt của một trạng thái thanh tịnh dễ chịu.
Những người sở hữu làn sóng Alpha sẽ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, tươi tỉnh, có khả năng hoàn thành công việc, giải quyết vấn đề nhanh chóng. Đồng thời những người xung quanh cũng có thiện cảm, yêu mến họ hơn.
Cách ngồi kiết già giúp tạo nên sóng Alpha giúp cơ thể cảm thấy khoẻ khoắn, tươi tỉnh
3.3. Sóng Theta
Theo nghiên cứu trong thời gian dài của các nhà khoa học họ đã kết luận rằng những người ngồi kiết già thường xuyên sẽ giúp sóng Alpha chậm lại và chuyển hoá thành Theta với chu kỳ chậm hơn khoảng 4 - 8 chu kỳ/giây. Loại sóng này giúp cho não bộ luôn trong trạng thái an lạc, thanh tịnh, đời sống bên trong thoải mái và dễ chịu hơn.
4. Hướng dẫn cách ngồi thiền kiết già chuẩn nhất
Ngồi kiết già là một trong những tư thế khó thực hiện. Vì vậy nếu bạn muốn ngồi đúng cách cần tham khảo về các bước dưới đây.
4.1. Bước 1: Chọn không gian phù hợp ngồi tư thế thoải mái
Bước đầu tiên trong cách ngồi kiết già mà bạn nên thực hiện theo là gạt bỏ đi hết rối nhiễu ở trong tâm trí và chọn không gian thoải mái. Sau đó ngồi khoanh chân trên sàn và giữ tâm trí của bản thân được thư giãn.
Chọn một không gian ngồi thiền kiết già thoải mái
4.2. Bước 2: Đặt bàn chân phải lên đùi trái
Bạn nắm bàn chân phải rồi đặt từ từ lên trên phía đùi trái. Hãy cố gắng căn chỉnh phần gót chân trái sát với khớp hông nhất có thể. Trước khi thực hiện động tác này mọi người nên xoay khớp cổ chân kỹ càng để làm đơn giản hơn.
Đặt bàn chân phải lên đùi trái sao cho gót chân trái sát với khớp hông
4.3. Bước 3: Đặt bàn chân trái lên đùi phải
Bạn sẽ thực hiện tương tự như bàn chân phải giới thiệu ở bước 2. Lúc này bạn cần nắm bàn chân trái rồi từ từ đặt lên đùi phải và cố gắng kéo bàn chân đặt sát với hông nhất có thể.
4.4. Bước 4: Mở ngực và ngồi thẳng lưng
Để ngồi kiết già đúng cách bạn cần mở ngực và hít thở thật sâu. Điều này giúp cho lồng ngực chưa nhiều không khí, cung cấp lượng oxy lớn lên não để cho đầu óc của bạn thật minh mẫn và hoạt động nhanh nhẹn hơn. Đồng thời phải giữ thẳng lưng để giúp tránh đi một số ảnh hưởng phụ có thể xảy ra như ngồi lâu đau lưng, trẹo xương sống…
Mở ngực và ngồi thật thẳng lưng để tránh bị đau, trẹo xương sống
4.5. Bước 5: Đặt tay phải lên bàn tay trái
Khi đã thực hiện xong các tư thế trên bạn sẽ đặt tay phải lên bàn tay trái sao cho hai ngón cái chạm với nhau và kéo sát về phần bụng. Đây là tư thế rất quan trọng để chuẩn bị cho việc bắt đầu tập thiền.
4.6. Bước 6: Hít thở chậm và sâu
Bạn phải bình tâm và thư giãn, lặp lại những hơi thở thật chậm và sâu để giúp cho cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thoát nhất. Nếu lần tiếp theo thực hành tư thế ngồi kiết già bạn nên luân phiên chân để giúp cho cơ bắp được căng giãn đều, giảm đau trong khi thực hành.
Trong khi ngồi bạn cần tập trung tinh thần và tâm trí, tránh để những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng tới tinh thần. Nên khép hờ mắt và điều khiển hơi thở của bản thân được đều đặt. Thiền định sẽ được đỉnh cao nếu như tinh thần không còn vướng bận gì, không ý niệm cũng như không lo toan tới mọi điều vặt trong cuộc sống.
Sau khi đã ngồi thiền xong bạn cần đứng dậy và cọ xát 2 bàn tay ấm rồi thoa lên mắt. Tiếp đó hãy dùng tay mát xa một cách nhẹ nhàng từ sống mũi cho tới chót cằm và vành tai. Cuối cùng là dùng tay bóp chân, xoay cổ lưng với hông. Những động tác này được thực hiện sẽ giúp cơ các cơ được giãn ra, khí huyết lưu thông tốt và tạo cảm giác thư thái, xua tan hết cơn đau nhức, mệt mỏi.
Hít thở thật chậm và sâu trong khi ngồi thiền kiết già
5. Một vài điều cần lưu ý khi ngồi thiền kiết già
Ngồi kiết già được đánh giá là một trong những tư thế rất khó để thực hiện. Nếu muốn ngồi chuẩn và mang tới lợi ích vượt trội thì bạn phải mất một khoảng thời gian dài tập luyện. Đồng thời người tập cũng nên chú ý tới vài điều sau để không gây đau, ảnh hưởng tới sức khoẻ của mình.
- Đối với những ai mới tập thì không nên ngồi kiết già ngay lập tức. Khi ngồi bắt chéo chân cần phải duỗi hông nhiều, điều này có thể làm đau đầu gối hoặc lưng dưới.
- Ngay cả khi bạn cảm thấy thoải mái ở tư thế kiết già thì các dây chằng với khớp vẫn sẽ bị kéo căng. Vì thế nếu sử dụng cách ngồi này quá nhiều hay quá sớm sẽ khiến cho đầu gối bị đau, gây ảnh hưởng tới quá trình thiền định của bạn.
- Nên lựa chọn không gian thật yên tĩnh, không có tiếng ồn hay sự phân tán từ bên ngoài. Bạn có thể ngồi ở một phòng riêng tư hay ngôi đền để tập trung cho việc thiền của mình.
- Nên ngồi trên một tấm thảm hay chiếc đệm sẽ giúp cho bản thân giữ được ổn định và cảm thấy thoải mái hơn.
- Đảm bảo cột sống của mình luôn thẳng, không bị uốn cong để tăng cường sự tập trung và ý thức trong quá trình thiền.
- Chú ý đặt tay và chân theo đúng với tư thế sao cho tạo một hình không gian hình hoa sen.
- Tập trung vào trong hơi thở của bản thân để giúp định tâm và giải toả bớt sự xao nhãng. Bạn nên hít thở sâu vào rồi thả ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Đối với những người mới bắt đầu chỉ nên ngồi kiết già tầm 5 - 10 phút mỗi ngày rồi sau đó mới tăng dần thời gian lên.
- Thiền kiết già là cả một hành trình dài yêu cầu người tập cần có sự kiên trì, kiên nhẫn.
Thực hiện đúng tư thế và tập trung vào hơi thở của bản thân khi ngồi thiền kiết già
6. Kết luận
Có thể thấy việc ngồi kiết già mang tới nhiều lợi ích, giúp cho người tập giải toả được căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện trí nhớ và tăng khả năng chú ý. Hy vọng với bài viết đưa ra sẽ giúp cho mọi người nắm bắt và có thể thực hiện được tư thế này ngay tại nhà. Nếu bạn muốn quan tâm thêm nhiều cách thiền hiệu quả hữu ích khác đừng quên truy cập vào ngay website Loiphong.com.vn nhé.