Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Kinh Dược Sư

Thứ Tư, 01/11/2023
Trần Xuân Bách

Bên cạnh kinh sám hối, kinh Dược Sư cũng được rất nhiều phật tử trì tụng hàng ngày đặc biệt là vào tháng Giêng, tháng 5 và tháng 9 với mục đích là cầu an, chuyển hóa nghiệp. Việc tụng kinh Dược Sư còn giúp lòng người thanh thản, sống chậm, nhẹ nhàng, thương cảm với mọi người,....Cập nhật những thông tin hữu ích dưới đây của loiphong.vn để hiểu rõ hơn về kinh Dược Sư.


Kinh Dược Sư

Kinh Dược Sư

1. Kinh Dược Sư là gì?

 

Kinh Dược Sư là gì?

Kinh Dược Sư là gì?

Kinh Dược Sư có tên gọi đầy đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh.

Về nguồn gốc, kinh Dược Sư được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Trang. Bản dịch của ngài Huyền Trang được sử dụng phổ biến ở các chùa Bắc tông tại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và văn tự của quốc gia này bởi tính chất văn chương và dễ đọc tụng.

Bản dịch tiếng Việt vẫn giữ nguyên cấu trúc của bản dịch chữ Hán để tạo vần điệu cho từng lời kinh giúp người đọc dễ trì tụng và dễ nhớ. Trong bản dịch tiếng Việt, có nhiều câu văn, cụm từ, câu và đoạn được hoán đổi với nhau để mạch lạc hơn. Và những câu văn trùng lặp trong bản chữ Hán đã được chỉnh lược.

Về kết cấu, kinh Dược Sư gồm có 17 phần, mỗi phần mang một tiêu đề liên hệ đến các phương diện khác nhau của pháp trị liệu khổ đau vật chất và khổ đau về mặt tinh thần. Nếu như nội dung phần nào đề cập đến nhiều vấn đề khác thì tiêu đề sẽ mang tính bao quát. Việc phân chia như vậy không chỉ giúp cho bố cục của bài kinh Dược Sư rõ ràng mà còn tạo được sự chú tâm của hành giả khi trì tụng với các ý cụ thể và bao quát.

2. Các bản dịch của kinh Dược Sư

Kinh Dược sư có các bản dịch sau:

● Bản dịch chữ Hán của ngài Huyền Trang.

● Bản dịch đời Đông Tấn (năm 317-322) của ngài Miên thi-lợi Mật-đa-la.

● Bản dịch đời Lưu Tấn (năm 457) của ngài Huệ Giản.

● Bản dịch đời Tùy (năm 615) của ngài Đạt-ma-cấp-đa.

● Bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh (năm 707).

>>> Xem nội dung hoặc tải về: Sách Kinh Dược Sư của Tủ Sách Đạo Phật Ngày nay do ngài Thích Nhật Từ Dịch - Nhà xuất bản Hồng Đức. Link xem nội dung hoặc tải về: Sách Kinh Dược Sư

3. Ý nghĩa của kinh Dược Sư

Theo lời của Đức Phật, cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ. “Căn đà sa” có nghĩa là hằng hà sa, ngụ ý nói tằng cõi Phật này vô cùng xa.

Tên gọi Đức Phật là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai nghĩa là vị Phật này lấy hiệu là thầy thuốc để thể hiện lòng thương xót bằng tâm của vị Phật với chúng sanh còn đau khổ, lấy pháp dược để cứu mọi đau khổ của chúng sanh đang phải gánh chịu trong sự luân hồi. Như câu người ta thường nói:

“Tâm từ trải khắp muôn phương

Tâm bi trải khắp mười phương chan hòa

Tình người nở một đóa hoa

Từ bi vô ngã chan hòa tình thương”

Để đạt được tới quả vị Như Lai, các vị Phật phải hành Bồ Tát đạo, luôn đặt lợi ích của chúng sanh làm sự nghiệp, dùng tâm từ bi đứng đầu. Vậy nên, vị nào hành Bồ Tát thì luôn phải phát nguyện ví dụ như Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện, Quan Thế Âm Bồ Tát phát 12 đại nguyện,....

Đức Phật Dược Sư phát 12 lời nguyện, dùng nhiều phương tiện để độ chúng sanh. Trong lời nguyện đó luôn nghĩ đến lợi ích của chúng sanh đó là thoát khổ, được ấm no và tốt đẹp thân tướng.

Trong kinh Dược Sư, ý nghĩa “Cầu chi được lấy” phản ánh tha lực độ sinh của chư Phật và Bồ Tát với chúng sanh chỉ mang ý nghĩa biểu trưng và thứ yếu. Trong khi đó, các ý tưởng sâu xa luôn nằm trong từng lời Kinh mới chính là tư tưởng chủ đạo của kinh Dược Sư, phản ánh tinh thần tự thân của chúng sanh đang đau khổ, do nhân quả của hành vi bản thân gây ra trong kiếp sống.

Giới thiệu nguyện lực độ sinh của Phật Dược Sư là để làm trỗi dậy bản tính Phật tiềm ẩn trong từng con người. Theo đó, mỗi đức tính cao cả, mỗi sự chuyển hóa tâm là một vị thuốc (Dược) cho sự sống của bản thân. Nhờ tinh thần tự cứu độ này mỗi người sẽ là một vị thầy (Sư) cho chính mình.

Ý nghĩa của kinh Dược Sư

Ý nghĩa của kinh Dược Sư

Đọc tụng và hành trì kinh Dược Sư là để phát triển các đức tính cao đẹp của mỗi người, trị liệu tâm bệnh của bản thân và chúng sinh vạn loài.

Tu hạnh Dược Sư để được Đức Phật Lưu Ly Quang Vương ban cho chúng ta thuốc phúc - lộc - thọ và để chúng ta “sống với dược chất tâm linh” để chữa lành các chứng bệnh vô minh, phiền não, nghiệp chướng cá nhân từ nhiều đời.

Tụng kinh Dược Sư sẽ được nghe Phật dạy cách sống như thế nào, phải tu tập tâm làm sao,....chúng ta làm tất cả các thiện hạnh rồi chuyển hóa tâm, phát khởi thiện tâm. Đó chính là cái mà chúng ta được chuyển hóa nghiệp.

Do chuyển hóa nghiệp, vâng lời Phật dạy nên chúng ta được tiêu trừ bệnh tật, thọ mạng kéo dài chứ không phải chúng ta chỉ đến khấn Phật xin cho con được khỏe mạnh, sống dai là được. Không một Đức Phật nào phù hộ thế được mà phải là sự tu tập chân thật. Đó là điều khác biệt của đạo Phật với các đạo khác, tôn giáo khác. Phải tu tập chân thật, không phải chỉ là cầu xin.

>>> XEM NGAY: Trì tụng bát nhã tâm kinh có tác dụng gì?

4. Hướng dẫn tụng kinh Dược Sư tại nhà

4.1. Lợi ích khi tụng kinh Dược Sư tại nhà

Như thông tin ở trên Đức Phật Dược Sư còn có tên gọi khác là Dược Sư Như Lai hay Dược Sư Lưu Ly Quang. Về mặt ý nghĩa, Dược Sư theo nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh, Lưu Ly là một loại ngọc quý màu xanh trong suốt và Quang nghĩa là ánh sáng. Vậy nên danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang có nghĩa là thầy thuốc chữa bệnh, ánh sáng như ngọc lưu ly.

Dược Sư Như Lai có thể chữa lành mọi loại bệnh trên thế gian kể cả những căn bệnh khởi sinh do phiền não, cứu độ họ thoát khỏi sinh tử đau khổ. Do đó, khi trì tụng Dược Sư tại nhà, quý vị sẽ được ánh sáng trí tuệ trong suốt như ngọc lưu ly chiếu soi. Lúc đó, tấm lòng sẽ được rộng mở, không còn tham - sân - si vô độ, phát khởi lòng từ bi, yêu mến mọi người,...Bên cạnh đó còn có một số lợi ích khác, phải kể đến như:

● Nếu mắc nhiều tội lỗi khi trì tụng kinh Dược Sư sẽ được chuyển hóa, phát nguyện sống đạo đức, nghiêm khắc thu hành, thành tựu giải thoát, bù đắp tội lỗi.

● Nếu là người đang bệnh sắp c.h.ế.t thì sẽ được ngài hóa phép hóa những khổ đau trên thân thể trở nên nhẹ nhàng, chấp nhận rời bỏ cuộc sống trong sự thỏa mái, dễ chịu.

● Nếu là người nghèo khổ không có quần áo mặc thì sẽ được ngài cứu độ, giúp đỡ vật dụng cần thiết. Đồng thời giúp trí tuệ của họ minh mẫn hơn, hiểu cái gì là đủ, không cưỡng cầu.

● ….

Phật tử trì tụng kinh Dược Sư tại nhà sẽ tiêu trừ được mọi bệnh khổ, đạt được mọi sở nguyện sở cầu.

>>> TIẾT LỘ: Kinh cầu an là gì? Khi nào cần trì tụng kinh cầu an

4.2. Cách tụng kinh Dược Sư tại nhà

Cách tụng kinh Dược Sư tại nhà

Cách tụng kinh Dược Sư tại nhà

Trước khi tụng kinh Dược Sư tại nhà, bạn cần phải rửa tay súc miệng sạch sẽ, y phục nghiêm trang, nên mặc đồ lam. Tư thế ngồi hoặc đứng phải ngay thẳng, khi quỳ phải đoan nghiêm. Âm thanh trì tụng phải đủ nghe, điều cốt lõi là dùng tâm để cảm nhận. Khi lời tụng và tâm tư hợp nhất thì câu chú mới có tác dụng. Sau đó, đọc kinh Dược Sư như sau:

“Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly bác lặc bà, hắc ra xà giả.

Đát tha yết đa da, a ra hắc đế.

Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha.

Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.”

Dù bạn là nam hay nữ, già hay trẻ thì đều trì tụng được kinh Dược Sư. Nhưng phải nhớ rằng, trì tụng thôi thì chưa đủ mà phải tu. Nếu trì tụng cho có thì chẳng khác nào cưỡi ngựa xem hoa, việc làm không xuất phát từ tâm thì không thu được quả ngọt.

Tất cả mọi người đều cần phải nhớ là phải tôn thờ tôn tượng Phật Dược Sư, sửa soạn bàn thờ chu đáo mỗi ngày, dọn dẹp sạch sẽ, hương hoa và mâm quả đều tươi mới. Lúc trì tụng phải giữ cho tâm trong sạch. Tụng chú Dược Sư liên tục qua từng ngày ít nhất là 7 ngày cho đến 7 tuần với lòng thành kính đảm bảo ước nguyện của bạn sẽ thành tựu viên mãn.

Mỗi lần trì tụng hãy nhớ rằng mình là người con của Đạo, phải giữ gìn giới hạnh, sống đời đạo đức. Thân tâm phải luôn giữ sạch, an lạc, không được để những âu lo, vướng bận thường ngày bủa vây khi trì tụng kinh Dược Sư.

Ánh sáng của Phật Dược Sư được ví là “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Vậy nên, việc trì tụng kinh Dược Sư sẽ phá tan hết những tăm tối vô minh, khiến chúng ta xa lìa những mê vọng, hướng đến bến bờ giác ngộ, giải thoát.

4.3. 2 Phương pháp trì tụng kinh Dược Sư tại nhà

Lạy sám hối

● Sáng: Lạy sám hối

● Tối: Trì 108 lần Chú Dược Sư hay 21 lần Chú Đại Bi

● Hàng ngày khi có thời gian rảnh thì nên trì niệm 1080 lần Nam mô Dược Sư Phật hay Nam Mô Quán (Thế) Âm Bồ Tát

Không lạy sám hối

● Sáng: Trì  tụng 108 lần Chú Dược Sư;

● Tối: Niệm 108 lần Chú Dược Sư; hoặc trì 21 lần Chú Đại Bi;

● Hằng ngày trì niệm 1080 lần Nam mô Dược Sư Phật hay Nam mô Quán (Thế) Âm Bồ Tát.

4.4. Nghi thức trì tụng kinh Dược Sư tại nhà

4 bước hành trì kinh Dược Sư

1. Tịnh Pháp giới và lập Ba Đàn:

- Tịnh Pháp giới Chân ngôn: Úm! Phạ Nhật ra đà đà đổ một (7-21 lần)

- Thanh Tịnh Chân ngôn: Úm lam xóa ha. (7-21 lần)

- Phóng Diệm Khẩu Ba Đàn Chân ngôn: Úm! Hạ Hùm. (7-21 lần)

2. Nguyện hương:

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phản phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ Đạo

Theo Tự tánh làm lành

Cùng Pháp giới Chúng sinh

Đồng tròn thành Phật Đạo.

Nếu không trì tụng trước bàn thờ, không đốt nhang thì có thể miễn phần này mà ch

phần dưới đây:

Nguyện Hương:

Hương Giới, Hương Huệ và Định Hương

Giải thoát, giải thoát Thấy Biết Hương

Nam mô sáng trong mây đài Thấy Pháp Giới

Cúng dường Vô Thượng Phật mười phương

3. Trì chú - Sám hối:

Bài tán Phật:

Ta Bà cảnh giới thật mong manh

Vì để giúp đời, nói Pháp kinh

Bảy Phật Dược Sư diệt tội chướng

Mười hai nguyện lớn cứu quần sanh

Ba ngàn hóa Phật đồng gia hộ

Tám vị Bồ Tát chứng lòng thành

Giải kết tiêu tai tăng phúc thọ

Phúc duyên lợi lạc, sống an lành.

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật! (3 lần)

DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHÂN NGÔN (Chú Dược Sư)

Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly, bác lặc bà, hắc ra xà dã. Đát tha a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án! Bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã  yết đế tóa ha.

(Đọc từ Nam mô Bạc già…đến…tóa ha 108 lần).

Giải kết giải kết giải oan kết

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết

Rửa sạch lòng trần, phát tâm thành kính

Quỳ trước Phật đài cầu xin giải oan nghiệt

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật!

Tiêu tai tăng thọ Dược Sư Phật!

Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật!

Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật!

(Đọc 3 lần từ Giải kết…đến …. Dược Sư Phật).

4. Hồi Hướng:

Nguyện đem công đức này

Tiêu trừ nghiệp xưa nay

Tăng trưởng các phúc huệ

Viên thành căn thánh thiện

Bao nhiêu nghiệp tham dục

Bao nhiêu nghiệp sân si

Cùng nghiệp thân khẩu ý

Đều diệt sạch không còn

Quyến thuộc đồng An lạc

Oan gia về Niết Bàn

Cùng Pháp giới chúng sinh

Đồng trọn thành Phật Đạo.

5. Nên trì tụng kinh Dược Sư hay chú Đại Bi?

Nên trì tụng kinh Dược Sư hay chú Đại Bi?

Nên trì tụng kinh Dược Sư hay chú Đại Bi?

Vì mới biết đến Phật pháp và muốn trì tụng tại nhà nên có khá nhiều người không biết nên trì tụng chú Đại Bi hay kinh Dược Sư. Vậy thì, hãy tham khảo gợi ý dưới đây của loiphong.vn

● Những ai nhiều nghiệp quả, bị đồng lêu oán ghét, bị nói xấu, vợ chồng bất hòa hoặc không hạnh phúc; nhiều bệnh tật hoặc nghèo khổ,...muốn cầu sức khỏe, công việc thuận lợi, gia đình hạnh phúc; giải trừ tính tỉnh biển lận ích kỷ thì mỗi ngày trì tụng 108 lần kinh Dược Sư.

● Những ai đang tìm việc, khó có con hoặc bị dọa sảy thai,....muốn có việc làm như ý, cầu có thai, thai nhi khỏe mạnh; gia đình không gặp họa, ma nhập,...thì mỗi ngày trì 21 lần chú Đại Bi.

● Không có con, con cái bệnh tật quanh năm, số yểu mệnh, muốn được trường thọ,...thì phát tâm vì hạnh phúc của trẻ thơ mà cầu nguyện mỗi ngày trì tụng 108 lần Chú Trường Thọ Diệt Tội. Hoặc gia đình có người bị bệnh nặng thì mỗi ngày trì tụng 108 lần Đại minh Chương cú. Nếu kết hợp cùng với Chú Đại Bi và Dược Sư thì “như hổ thêm cánh”.

● Nếu năm nào xem thấy số xấu hung tinh bao vây hoặc đầu năm thấy nhiều điều không thuận lợi thì hãy sắm sửa trái cây 5 màu, hương hoa nhang đèn trì chú 108 lần chú Tiêu Tai Cát Tường mỗi 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 49 ngày hay 108 ngày,...thì sẽ không có tai họa nào ập tới. Vì 28 Tinh Tú cùng 12 Thần Hoàng đạo và các Ác thần sẽ không phạm vào người chú Tiêu Tai trong năm hạn.

● Ai bị bệnh tật thầy chạy, bác sĩ chê  thì hãy chí thành Lạy sám hối Oan gia vài tháng đến một năm lâu thì ba năm không tội nghiệp nào không tiêu trừ, muốn gì đều có.

● Những ai tiền bạc kém, vợ chồng bất hòa, con cái ngỗ nghịch,.....hoặc nhà có người thân mới mất thì mỗi ngày trì tụng 7 - 21 biến Bảo Khiếp Ấn tối thiểu.


Với các thông tin có trong bài viết “Kinh Dược Sư là gì? Hướng dẫn tụng kinh Dược Sư tại nhà” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Hãy thực hiện trì tụng kinh Dược Sư hàng ngày để thấy được sự thanh thản và bình yên!

 

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger