Kinh cầu siêu là gì? Cách tụng kinh cầu siêu tại nhà
Nghi thức cầu siêu, tụng kinh cầu siêu có ý nghĩa quan trọng đối với hương linh và là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên - những người đã khuất. Vậy, cầu siêu là gì? kinh cầu siêu là gì? tụng kinh cầu siêu tại nhà như thế nào là đúng? Tất cả sẽ có trong nội dung chi tiết dưới đây của loiphong.vn
1. Cầu siêu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa
Trước khi tìm hiểu về khái niệm kinh cầu siêu là gì và cách tụng kinh cầu siêu thì bạn cần phải biết cầu siêu là gì, nguồn gốc và ý nghĩa. Chi tiết sẽ có trong nội dung dưới đây.
1.1. Cầu siêu là gì?
“Cầu” có nghĩa là cầu nguyện, “siêu” có nghĩa là thoát. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện để người quá cố nếu còn đang lưu lạc ở địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì sẽ được siêu thoát, giải phóng sự đau khổ để về cõi Tịnh độ của Đức Phật.
Cầu siêu là gì?
Cầu siêu còn là sợi dây kết nối của con cháu với ông bà, tổ tiên - những người đã khuất, nêu cao truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.
1.2. Nguồn gốc của nghi lễ cầu siêu
Theo kinh Phật ghi chép lại, nghi lễ cầu siêu có nguồn gốc từ tấm gương hiếu thảo của Đại Hiếu Mục Kiền Liên. Vì muốn báo hiếu, ngài đã dùng thần thông để soi khắp cõi trời đất đến các tầng địa ngục để tìm cha mẹ của mình. Qua đó, biết được mẹ mình đang đọa lạc, liền tới cầu xin Đức Phật tìm cách cứu mẹ.
Theo lời Đức Phật dạy, nhân dịp chư tăng sau 3 tháng an cư, tịnh tiến tu tập ba phần định, giới, tích lũy đủ công đức. Cúng dường với tâm thanh tịnh, bình đẳng để chư Tăng chú nguyện vào vật phẩm cúng dường. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật dạy và đã cứu được mẹ mình thoát khỏi địa ngục.
Theo đó, các Phật tử có lòng hiếu thảo đều noi gương tấm lòng của Đức Mục Kiền Liên, nghe theo lời chỉ dạy của Đức Phật cúng dường chư tăng để nguyện cầu cứu khổ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Những ai lúc sinh thời chăm lo tu tập, làm nhiều việc thiện, tạo phúc lành thì sẽ được sinh về cõi Tịnh độ. Và ngược lại, nếu phạm phải nghiệp sát sinh, vọng ngữ, lừa gạt, làm hại người khác,...thì sẽ bị đọa vào các cõi như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
1.3. Ý nghĩa của nghi lễ cầu siêu
Nghi lễ cầu siêu chính là để tích lũy tất cả những năng lượng an lành, công đức thiện nghiệp, nguyện cầu cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình nếu không may bị đọa lạc vào ba cõi thấp có thể sớm được siêu thoát, an yên nơi chín suối.
Ý nghĩa của nghi lễ cầu siêu
>>> XEM NGAY: Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát và những lợi ích bạn chưa biết
Cầu siêu là một trong những nghi thức tâm linh quan trọng giúp người c.h.ế.t được thanh thản, người sống được nhẹ nhàng. Do đó việc tụng kinh cầu siêu tại nhà giữ vai trò, ý nghĩa to lớn và không thể thiếu.
2. Kinh cầu siêu là gì?
Kinh cầu siêu theo nghĩa đen là một sự kiện Dharma, tức là một thực hành quan trọng trong Phật giáo, tương tự như việc cúng tế để tưởng nhớ người mất. Ngoài kinh cầu siêu thì các bài kinh tụng trong đám tang cũng đóng vai trò quan trọng. Thời điểm người đó trút hơi thở cuối cùng để về với đất mẹ cũng là lúc những bài kinh đó được cất lên. Và đó cũng là sự khởi đầu mới cho người đó ở thế giới khác.
Có nhiều bài kinh cầu siêu khác nhau, mỗi một bài kinh cầu siêu sẽ có những mục đích khác nhau. Chẳng hạn bài kinh cầu siêu người chết là cách để vong linh của họ nhất tâm bất loạn, khiến cho linh hồn khai tâm và theo đó chú tâm niệm phật, vãng sinh. Phỏng theo Phật học Bắc tông đọc kinh Địa Tạng để tưởng nhớ lại đức hiểu thảo của vị Bồ tát này. Nếu đọc kinh cầu siêu Vu - Lan thì sẽ học hỏi được ngài Mục Mục Kiền Liên báo hiếu cha mẹ và người thân.
3. Ý nghĩa của kinh cầu siêu
Mặc dù không được giải thích nhưng nhiều người vẫn thầm tin rằng, việc tụng kinh sẽ giúp gia tăng công đức người đã khuất, giúp họ được tái sinh ở vùng đất mới an lành, ấm áp và thuần khiết. Chính vì thế có không ít người tin rằng những bài kinh cầu siêu sẽ tượng trưng cho sự cầu mong mọi điều tốt lành.
Ý nghĩa của kinh cầu siêu
Bên cạnh đó, kinh cầu siêu sẽ là cách giúp cho vong linh người mất sám hối. Bất kỳ ai trên đời mà chẳng có những lúc làm việc không tốt và đây cũng chính là lúc để họ nghĩ lại về những tội lỗi của bản thân. Bất kỳ ai đều cũng cần phải thấu hiểu, chấp nhận và buông bỏ những điều đau khổ.
Chết không có nghĩa là dừng lại tất cả nhưng cũng không phải là rời xa quả báo, tự mình thoát khỏi những đau khổ để tâm hồn thanh thơi, tịnh lạc. Có như thế thì những điều tốt đẹp mới nhanh chóng tìm đến, mau chóng bước vào giai đoạn luân hồi, chuyển kiếp.
Với ý nghĩa tốt đẹp như vậy, kinh cầu siêu không chỉ được sử dụng để tụng niệm trong đám tang mà còn dùng trong nhiều dịp khác nhau để giúp con người sám hối và tìm lại bản ngã của chính mình.
4. Cách tụng kinh cầu siêu tại nhà
4.1. Ai là người tụng niệm kinh cầu siêu?
Nhiều người thắc mắc không biết ai là người tụng niệm kinh cầu siêu tại nhà cho người mất. Khác với những bài kinh tụng niệm trong đám tang thường do thầy cúng hoặc sư thầy đọc. Thế nhưng, kinh cầu siêu thì có thể là thầy cúng, sư thầy hoặc người thân trong gia đình có người mất tụng niệm đều được. Miễn sao khi đọc kinh cầu siêu phải thể hiện được sự thành tâm cầu nguyện với bề trên, mong cho người thân đã mất được ra đi thanh thản, nhẹ nhàng, sớm được siêu thoát.
Ai là người tụng niệm kinh cầu siêu?
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Kinh Dược Sư giúp chữa lành bách bệnh trên thế gian
Nhiều người tin rằng, kinh cầu siêu nên để người thân trong nhà tụng niệm để thể hiện được tâm ý chân thành. Chính người thân của người đã khuất trong quá trình tụng niệm kinh cầu siêu cũng giúp cho tâm hồn của mình nhẹ nhàng hơn và cũng như là đang tự cầu siêu cho chính mình sau này.
4.2. Nghi thức đọc kinh cầu siêu cho người mới mất
Để kinh cầu siêu phát huy tác dụng, người mất thanh thản và nhẹ nhàng ra đi thì người tụng kinh cần phải thực hiện theo đúng nghi lễ nhà Phật. Theo đó, nghi lễ tụng kinh cầu siêu sẽ được thực hiện như sau:
Trước tiên, thắp ba nén nhang thơm, quỳ trên chiếu, lễ vái 3 lần rồi cắm hương vào bát. Tiếp đó, đọc kinh. Khi kết thúc một nhịp thì lạy một cái, theo thứ tự:
● Đọc tán phật, quán tưởng
● Đọc bài đảnh lễ
● Đọc bài trì tụng
● Tán lư hương (đọc 3 lần)
Sau đó, có thể tụng niệm Chú Đại Bi, phát nguyện trì kinh
Nghi lễ cầu siêu nên thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình, nếu bạn không có kiến thức thì có thể tham khảo các vị thiền sư để được hướng dẫn cụ thể. Thông thường, việc đọc kinh cầu siêu sẽ được thực hiện trong 49 ngày. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể đọc kinh cầu siêu cho người thân đến 100 ngày hoặc giỗ đầu.
XEM NGAY tài liệu kinh cầu siêu và nghi thức cầu siêu tại: KINH CẦU SIÊU
4.3. Tụng kinh cầu siêu có phải là sự giải thoát không?
Có nhiều ý kiến cho rằng, tụng kinh cầu siêu người khuất được coi là một sự giải thoát với họ, giúp cho tâm của họ thanh thản và luôn hướng vào việc thiện. Thế nhưng, ít ai biết rằng, mục đích của kinh cầu siêu còn xa hơn như vậy.
Kinh cầu siêu không chỉ được coi là sự giải thoát với bất kỳ ai. Với mỗi bài kinh, theo quan niệm của Phật giáo, không ai có thể giải thoát hay siêu độ cho bất kỳ ai. Do đó, việc cầu nguyện này chỉ mang tính chất biểu tượng, bày tỏ tấm lòng của người ở lại với người đã sang thế giới bên kia.
Với những người đã khuất, kinh cầu siêu là sự nhắc nhở cực kỳ rõ ràng. Thông qua bài kinh, người ở lại mong muốn người mất không nên quyến luyến chốn trần gian, cần phải buông bỏ thì cuộc sống mới an nhàn, dễ được đầu thai chuyển kiếp.
4.4. Có bắt buộc tụng kinh cầu siêu cho người khuất không?
Với người đã khuất, nghi lễ tụng kinh cầu siêu được coi là điều tốt đẹp và nên thực hiện. Đây là cách để con cháu trong gia đình ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của người quá cố. Bởi thế, dù là đối với người đã khuất hay người ở lại thì lễ tụng kinh cầu siêu vô cùng quan trọng và cần phải thực hiện. Đặc biệt, sau đám tang nên thường xuyên cầu tụng cho đến thời điểm 7 tuần, tức là 49 ngày sau ngày mất.
Có bắt buộc tụng kinh cầu siêu cho người khuất không?
Thời điểm 49 ngày là thời điểm cực kỳ nhạy cảm và quan trọng với người mất. Đó được gọi là 49 ngày phán quyết, có thể quyết định được mức độ tái sinh của người mất đạt tới cảnh giới nào.
Việc tụng kinh cầu siêu cho người mất góp phần nhắc nhớ vong linh người mất cần phải làm gì. Khi mới mất, hương linh người mất thường bơ vơ, không nơi nương tựa. Kinh cầu siêu sẽ giúp vong linh của họ hướng về cái thiện tâm, mang đến những tư tưởng tốt đẹp, không thù hằn, đánh thức thần thức để được tái sinh ở nơi an lành.
4.5. Ý nghĩa của việc tụng kinh cầu siêu tại nhà
Khi gia đình có người qua đời, gia đình nên thực hành giáo pháp và tích lũy công đức để hồi hướng cho người mất được siêu độ. Mọi người trong gia đình nên cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, họ hạng của mình. Những hành động đó được coi là báo hiếu khi người thân không còn trên dương thế.
Có nhiều việc lành mà chúng ta có thể thực hiện, trong đó có tụng kinh cầu siêu tại nhà. Khi tụng kinh, trước hết cần phải nương Pháp Bảo để hướng người thân đã mất. Sau đó, bản thân người trì tụng cũng nhờ đó mà đi sâu vào giáo pháp Thế Tôn.
Khi người tụng niệm kinh cầu siêu là con cháu của người quá cố sẽ giúp kết nối, liên hệ với tâm thức của họ. Vậy nên, nếu chúng ta trì tụng kinh với tâm chí thành sẽ tạo nên nguồn năng lượng an lành, mang lại nhiều công đức lớn lao.
Trì tụng kinh cầu siêu với tâm trí thành
Nương công đức lớn lao từ việc tụng kinh sẽ giúp hồi hướng sức mạnh an lành tới ông bà, cha mẹ,...những người thân thiết. Đồng thời, còn có thể hồi hướng cho những chúng sanh trong cõi luân hồi.
Tụng, đọc kinh cầu siêu không những giúp cho thân tâm an lạc mà còn làm tăng phước độ cho cả người mất và người ở lại. Hãy nhớ rằng, lúc trì tụng một lòng nhập tâm và cố gắng tập trung, không nên nghĩ đến chuyện khác để lòng nhẹ nhõm, chuyên tâm cầu siêu. “Nhân vô thập toàn” chúng ta hãy sống tốt, hướng thiện, thành kính chắc chắn sẽ thanh thản và bình yên, hồi hướng những điều tốt đẹp cho mọi người thân yêu.
Trên đây là những thông tin về kinh cầu siêu, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!