Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Kinh Địa Mẫu và ý nghĩa sâu sắc mà bạn chưa biết

Thứ Năm, 02/11/2023
Trần Xuân Bách

Một trong những bộ kinh đang rất được các Phật tử quan tâm tới ở thời điểm này đó là Kinh Địa Mẫu. Những ai muốn có được phẩm hạnh và đạo đức tốt thì đừng quên đọc và trì tụng kinh này. Để tìm hiểu kỹ nhất về Kinh Địa Mẫu hãy theo dõi chia sẻ của Lôi Phong dưới đây nhé.

1. Địa Mẫu là ai?

Địa Mẫu chính là đứa con gái do Ông Trời sinh ra. Bà mang một cơ thể đang bị phân huỷ và bốc lên mùi hôi thối, xấu xí nên ai nhìn cũng phải tránh xa. Mọi người thường xuyên hắt hủi và xa lánh bà, chính vì vậy Địa Mẫu đã rời khỏi Thiên Phủ và tự mình đào một cái hang ở thật sâu dưới trần gian và sống đời đời dưới đó.

Địa Mẫu theo truyền thuyết là con gái do Ông Trời sinh ra

Địa Mẫu theo truyền thuyết là con gái do Ông Trời sinh ra

Địa Mẫu muốn kể từ nay trở đi sẽ không có ai có thể nhìn thấy bà nữa. Chính vì vậy bà đã đặt tên cho nơi này chính là Địa Phủ. Mặc dù không muốn mọi người nhìn thấy mình nhưng bản thân vẫn luôn mong muốn sẽ có người cùng tâm sự và trò chuyện để có thể vơi đi được những nỗi buồn trong cuộc sống. Đây là lý do đã khiến cho bà dùng kéo và cắt bóng của mình thành những hình thù khác nhau và đây cũng chính là cách mà lũ ma quỷ ra đời.

Địa Mẫu có ngoại hình xấu xí nên những hình thù ma quỷ do bà tạo ra cũng sẽ không được xinh đẹp hơn bà. Ma quỷ do bà tạo nên cũng chẳng có bóng của riêng mình và cũng chẳng mấy xinh đẹp, dân gian vẫn thường hay nói là “ Xấu như ma chê quỷ hờn”.

Thời kỳ đó, người người được sinh ra rồi lại chết đi và linh hồn của họ đã không có được nơi để đi nên luôn bay quanh quẩn trong trần thế. Cũng có rất nhiều hồn ma bóng quế đã làm nhiều việc ác tới con người và làm phiền người sống. Nhìn thấy vậy Ngọc Hoàng Thượng Đế đã lệnh cho Mẫu Địa thu nhận các âm hồn ấy quay trở lại chốn Địa Phủ. Bà đã vâng lệnh Ngọc Hoàng, bà quan sát được những linh hồn đó mặc dù đã mất đi thân thể nhưng bản tính của chúng vẫn còn, trăm nghiệp lúc sống vẫn còn luẩn quẩn bên mình nên cũng luôn mong muốn chúng sẽ được đối xử bình đẳng.

Vì là một người ưa sự công bằng nên Địa Mẫu đã không chấp nhận được việc các linh hồn được đối xử như nhau. Bởi khi sống sẽ có người phạm nhiều, người phạm ít sai lầm. Vì vậy bà đã lập nên nơi để phân xử công tội của con người khi chết đi. Những chiếc bóng do bà tạo ra sẽ trở thành quỷ sai để đi hành tội hoặc dẫn các linh hồn đi đầu thai.

Theo như truyền thuyết của dân gian ta, Địa Mẫu ngồi trên cỗ xe ngựa, trên tay cầm thòng lọng chuyên đi góp nhặt những linh hồn của người đã khuất. Linh hồn nào  bị thòng lọng của bà trùm qua đầu sẽ phải hồi quy Địa Phủ và nghe lệnh. Về sau này, dưới sự tác động của Phật Giáo và Đạo Giáo nên việc thu hồi linh hồn sẽ là nhiệm vụ của Ngưu Đầu Mã Diện hoặc là Hắc Bạch Nhị Vị Song Án.

Địa Mẫu tạo ra những chiếc bóng của riêng mình và được gọi là ma quỷ

Địa Mẫu tạo ra những chiếc bóng của riêng mình và được gọi là ma quỷ

2. Nguồn gốc ra đời của Kinh Địa Mẫu

Kinh Địa Mẫu hay còn được gọi là Địa Mẫu Chân Kinh, Địa Mẫu Chơn Kinh. Đây chính là bài kinh của Địa Mẫu thuộc huyện Thành Cổ. Bà đã ngự chim loan, hiện xuống miếu và giáng cơ bút để truyền ra kinh này. Mục đích của bài kinh là muốn khuyên răn người đời, giáo dục đạo đức, bảo toàn tính mạng của toàn bộ chính sinh.

Do Địa Mẫu là vị Mẫu của chúng sanh ra đời kể từ khi thai thiên lập địa, thuở đó vẫn còn chưa xuất hiện những vị Phật Khác. Do vậy Kinh Địa Mẫu sẽ không có tại danh mục Đại Tạng Kinh nhưng lại mang những ý nghĩa bao la và bao trùm lên cả Đại Tạng Kinh. Bài kinh này không chỉ có mục đích khuyên nhủ cho chúng sanh sớm lo tu nhân và tích đức để làm tròn được phong tục từ xa xưa truyền lại mà bài kinh còn như mẹ hiền thống đang khuyên nhủ con thơ thức tỉnh để quay về với mẹ.

Nguồn gốc ra đời của cuốn kinh này xuất phát bởi lời dạy của Địa Mẫu và đã được Địa Mẫu truyền xuống được viết ở tỉnh Thiểm Tây của Phủ Hớn Trung. Bản gốc tiếng Hoa của bài Kinh được viết vào ngày mùng 9 tháng 1 năm 1829. Còn bản tiếng Việt đã được in gần đây có thêm sự xuất hiện của Tịnh Tam Nghiệp chân ngôn và Bát nhã tâm kinh, chú vãng sanh trong Phật Giáo. Còn đối với bản gốc tiếng Hán thì chỉ là bản trường thi viết dưới thể song thất.

Địa Mẫu Chơn Kinh là cuốn kinh được ra đời dưới lời dạy của mẹ Mẫu Địa

Địa Mẫu Chơn Kinh là cuốn kinh được ra đời dưới lời dạy của mẹ Mẫu Địa

3. Ý nghĩa của Kinh Địa Mẫu

Kinh Địa Mẫu có ý nghĩa sâu sắc nên đang được rất nhiều Phật tử cùng trì tụng. Để có được phẩm hạnh đạo đức trong sáng, tốt đẹp thì bạn nên siêng năng đọc và kiên trì trì tụng kinh này thì mới có thể bước vào được con đường Tu Đạo Hạnh.

Nếu những ai muốn cho con đường Tu Đạo Hạnh được mở rộng thì phải có suy nghĩ một lòng hồi hướng tới công đức của tất cả chúng sanh. Cần phải cầu xin vua cha Ngọc Hoàng hoan hỉ và xóa bớt tội cho chúng sanh, đồng thời khấn nguyện Kinh Địa Mẫu để mẹ có thể giúp cho muôn loài luôn có được cuộc sống an nhàn, trường cửu thì nó mới giúp cho con đường tu đạo trở nên đắc thành. Các nghi vấn xuất hiện trong tự nhiên cũng sẽ được giải đáp.

Kinh Địa Mẫu giúp cho chúng sanh bước vào con đường Tu Đạo Hạnh

Kinh Địa Mẫu giúp cho chúng sanh bước vào con đường Tu Đạo Hạnh
 

Cùng nghe trì tụng kinh địa mẫu qua video dưới đây



 

>>> XEM NGAY: Kinh cầu an là gì? Khi nào nên trì tụng kinh cầu an

4. Kinh Địa Mẫu và những sự xuất hiện trong tự nhiên

Thời Nhà Thanh, khi nhà vua Quang Tự lên ngôi vào năm thứ 9, tại miếu Bà, Phủ Hớn Trung, huyện Thành Cổ, tỉnh Thiểm Tây vào ngày 9 tháng 1 có ghi rõ Phật Mẫu vẫn đang ngồi ngự trên chim loan và hiện xuống nhân gian để truyền dạy Kinh Địa Mẫu. Cuốn kinh này đã giúp lý giải về nhiều sự xuất hiện ở trong tự nhiên.

Theo nhiều kiếp tái sanh thì nhiều chư Phật và các vị Bồ Tát cũng đã nằm trong thân Địa Mẫu và không thể nào lìa xa. Hay thậm chí Mẹ cũng có ở khắp 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, sống ở trên đất liền hay những nơi bị bao trùm bởi bốn biển, những loại ngũ cốc và 6 loại hạt giống lương thực, cây cối muôn loài động vật, cỏ cây hoa lá đều do Mẹ tạo ra.

Các kiếp tái sanh của chư Phật và nhiều vị Bồ Tát cũng nằm trong thân Địa Mẫu

Các kiếp tái sanh của chư Phật và nhiều vị Bồ Tát cũng nằm trong thân Địa Mẫu

Do đó đã lưu lại trong sử sách đó là: “Sanh tại thế, tử hường tại thế”. Câu nói này có ý nghĩa là mỗi khi con người sinh ra đã nhờ vào thực vật mà Địa Mẫu ban cho để trưởng thành. Cho tới lúc mất đi, thân xác sẽ bị bao trùm bởi đất và cuối cùng cũng sẽ quay trở về với thân thể của Mẹ. Hay không thể bỏ qua các phẩm tước trước sau của những bậc thần, tiên hay các vị thánh, vị hiền tử lớn nhỏ cũng do Địa Mẫu sắc phong.

Những chư Phật sau khi viên tịch thì thân xác vẫn còn nguyên vẹn và hình tướng lại sẽ được lưu giữ lại nhằm để thờ cúng  tại những nơi linh thiêng nhất. Để có được điều này phải kể đến công ơn chúng quả của mẹ thì mới đắc thành được chánh giác. Dù cho các chư Phật có làm tốt đến như thế nào đi chẳng nữa nhưng không được Mẹ chứng quả, công nhận thì chắc chắn cũng không thể trở thành sở nguyện được.

Với một vương quốc nào, dù là lớn hay nhỏ nhưng thờ địa Mẫu trang nghiêm, truyền bá Kinh Địa Mẫu rộng rãi thì cả nước sẽ được an yên, thịnh vượng. Còn đối với những nước hà hiếp, thường xuyên áp bức thì Mẹ sẽ lập tức chuyển phạt nên vương quốc đó mới xuất hiện cảnh quan quân tranh đấu khởi nghĩa.

Mọi thứ được Mẹ tạo ra, đều sẽ được mẹ chăm lo, vun dưỡng để trưởng thành. Công lao của Địa Mẫu không có bút mực nào có thể tả xiết được.

Mẫu Địa tạo ra mọi thứ, chăm lo và vun dưỡng chúng để trưởng thành

Mẫu Địa tạo ra mọi thứ, chăm lo và vun dưỡng chúng để trưởng thành

>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Kinh Địa Tạng và những bí mật bạn chưa biết

5. Lời giáo huấn của Mẹ Địa Mẫu trong kinh Địa Mẫu

Kinh Địa Mẫu chính là những lời chánh truyền của Mẹ đã được thuyết ra, vì thế chúng sinh chớ nên nghi ngại mà sinh ra lạc lẫm. Nhà nhà khi trì tụng Kinh Địa Mẫu thường xuyên thì chắc chắn sẽ có được mùa mang bội thu, cuộc sống luôn được đầy đủ, ấm no và tràn đầy hạnh phúc.

Với những ai đang gặp phải tai nạn thường xuyên nhưng vẫn được hưởng thêm nhiều tuổi thọ để thọ tại dương gian nhưng không nghe những lời khuyên bảo của Mẹ thì chắc chắn sẽ bị Ma Vương quấy phá. Khi đó mùa màng bị mất mùa, cháy rụi và chẳng còn lấy hạt gạo nào để ăn.

Trì tụng Kinh Địa Mẫu thường xuyên để có được cuộc sống ấm no, đủ đầy

Trì tụng Kinh Địa Mẫu thường xuyên để có được cuộc sống ấm no, đủ đầy

Không tin lời Mẹ dạy bảo thì sẽ dễ bị lao vào các đại kiếp hỏa phong, đây là những nạn nặng. Còn những bậc Thần, Tiên, Thánh Hiền nếu tư đạo vẫn chưa tròn thì dựa vào chân ký của Kinh Địa Mẫu họ cần phải khiêm tốn hơn và tránh việc khoa tài tại những nơi đông người. Đối với các thần Văn, Võ, những bậc tri thức, nông gia, thầy thợ hay thương nhân khi đã đạt được những danh lợi mà quên đi các chân lý có trong kinh Địa Mẫu thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ quên đi hết những ơn sâu nghĩa nặng của mẹ Địa Mẫu. Nếu như các con không biết cách đền đáp mà trở nên bội nghĩa hay có sự nghi ngờ và không tin tưởng vào chân truyền nhiệm mầu của Mẹ mà cứ tự quyết định theo ý riêng, đi sai chánh pháp thì trong đời đời kiếp kiếp sẽ chẳng có cơ hội được đầu thai làm người.


Trên đây là những thông tin có liên quan tới Kinh Địa Mẫu mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn đọc. Có thể thấy bài Kinh mang tới nhiều ý nghĩa và sự linh ứng khác nhau. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều điều thú vị để tụng trì kinh được đúng nhất. Ngoài ra để có thể nhận được sự che chở và bảo vệ của Mẹ thì mỗi người có thể sưu tầm thêm tượng, tranh, ảnh của Mẹ Địa Mẫu để trong nhà. Hãy liên hệ ngay cho Lôi Phong để được tư vấn và thỉnh tượng Địa Mẫu chất lượng nhất nhé.

 

Viết bình luận của bạn
Danh mục