Gia Cát Lượng - Nhà quân sư, nhà tiên tri, nhà ngoại giao nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc
Gia Cát Lượng là một trong những công thần khai quốc kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Không chỉ là một nhà tiên chi, một vị quân sự tài ba, một nhà ngoại giao tài giỏi mà còn có một tấm lòng “tận trung báo quốc” mà không phải ai cũng có được. Để biết thêm về vị quân sư lỗi lạc này quý bạn đọc đừng bỏ qua các thông tin dưới đây của loiphong.vn
1. Gia Cát Lượng là ai? Tiểu sử và cuộc đời của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng là ai?
Gia Cát Lượng sinh năm 181, vào mùa thu năm Tân Dậu tại Dương Đô nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông sinh vào thời Hán Linh Đế, tức đời nhà Đông Hán. Gia Cát Lượng là con của Gia Cát Khê, là con trai thứ hai trong gia đình, có anh là Gia Cát Cẩn và em là Gia Cát Quân.
Vì cha mất sớm, Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân đã tới sống cùng với gia đình người chú là Gia Cát Huyền - giữ chức vụ Dự chương thái thú cho Viên Thuật. Còn anh trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn vì tránh loạn nên đã đến Giang Đông và ở lại đây phục vụ cho Tôn Quyền.
Trên thực tế, gia đình Gia Cát Lượng được xem là có tiếng tăm và qua lại, giao du với các quan lại, các vị nhân sĩ trong vùng. Điều này trái ngược hoàn toàn với những giai thoại mô tả về nhà Gia Cát Lượng với việc “mai danh ẩn tích” hay “cuộc sống bí ẩn”.
Sau này, khi người chú mất thì cả 3 anh em Gia Cát Lượng đều làm quan trong triều đình. Người anh cả Gia Cát Cẩn làm quan ở Đông Ngô, người em Gia Cát Quân làm quan với ông tại Thục Hán.
Năm 25 tuổi, Gia Cát Lượng lấy Hoàng Nguyệt Anh làm vợ - một người phụ nữ xấu xí, liệt vào hàng “Ngũ xú Trung Hoa” (tức là một trong 5 người phụ nữ xấu xí nhất lịch sử Trung Quốc). Hai người có với nhau một người con là Gia Cát Chiêm.
Năm 27 tuổi, Gia Cát Lượng được Lưu Bị chiêu mộ làm quân sư với mục đích là khôi phục vương triều nhà Hán. Trong suốt thời gian phò tá Lưu Bị, ông đã góp nhiều công lớn, gây dựng nên cơ đồ nhà Thục Hán. Thành công lớn nhất của Gia Cát Lượng đó chính là xây dựng được liên minh Thục - Ngô để chống lại Tào Ngụy, hình thành nên thế chân vạc trong thời Tam Quốc.
Gia Cát Lượng mất năm 53 tuổi
Sau khi Lưu Bị qua đời vào năm 223, Gia Cát Lượng tiếp tục phò tá Lưu Thiện - con trai Lưu Bị với sứ mệnh phục hương vương triều nhà Hán. Trong khoảng thời gian này, ông đã thực hiện 5 chiến dịch Bắc phạt để tiêu diệt Tào Ngụy nhưng điều thất bại. Khi chuẩn bị cho chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6 vào năm 234, Gia Cát Lượng ốm và qua đời, thọ 53 tuổi, mộ của ông được chôn cất tại núi Định Quân.
Sinh thời, Gia Cát Lượng không hề muốn làm một đế vương hay vị quan địa phương mà ông muốn trở thành một vị quân sư, một đại thần hỗ trợ và phò tá cho một vị minh chủ có thể lập nên nghiệp lớn trong tương lai. Đây cũng chính là một trong những lý do vì sao ông đồng ý hỗ trợ cho Lưu Bị.
2. Gia Cát Lượng có tài giỏi không? Sự nghiệp của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng là một người tài giỏi, kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông có tài trong nhiều lĩnh vực từ chính trị, quân sự, ngoại giao, pháp luật cho đến giáo dục, phong thủy,...Trong lịch sử, rất hiếm có một ai có tài năng toàn diện như ông.
Sự nghiệp của Gia Cát Lượng gắn liền với Lưu Bị khi ông trở thành một bề tôi trung thành, một lòng với minh quân. Với vai trò phò tá cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng Khổng Minh góp công lớn trong việc phục dựng cơ đồ nhà Thục Hán.
2.1. Là người được tiến cử với Lưu Bị
Lưu Bị biết đến Gia Cát Lượng Khổng Minh là do sự tiến cử của Tư Mã Huy. Khi nghe danh Gia Cát Lượng, Lưu Bị liền muốn diện kiến và bảo Tư Mã Huy đến gặp mặt. Không chỉ có Tư Mã Huy mà cả Từ Thứ - một mưu sĩ cũng gợi ý Lưu Bị tới gặp Gia Cát Lượng. Tương truyền, phải đến lần thứ 3 thì Lưu Bị mới có cơ hội gặp được Khổng Minh.
Lưu Bị đến chiêu mộ Gia Cát Lượng - Khổng Minh
Với Lưu Bị, việc có được Gia Cát Lượng là một điều lớn nhất mà ông có được. Lưu Bị từng nói rằng “Có được Khổng Minh như cá gặp nước”. Có được vị quân sư, ngoại giao Gia Cát Lượng chính là một trong những nền tảng vững chắc giúp Lưu Bị gây dựng sự nghiệp 50 năm nhà Thục Hán.
2.2. Hỗ trợ Lưu Bị đánh Tào
Tháng 8/208, quân Tào đuổi đến và bắt đầu áp sát Kinh Châu. Lúc này, Lưu Biểu mất, Lưu Thông là người kế vị và có ý định đầu hàng trước Tào Tháo. Lúc này, Lưu Bị đã dẫn quân của mình cùng gia quyến, Gia Cát Lượng, Từ Thứ,...chạy tới đất Giang Lăng.
Trước đó, Gia Cát Lượng đã khuyên Lưu Bị đánh Lưu Tông để có được quân, dân và đất Kinh Châu. Thế nhưng, Lưu Bị lại “chẳng nỡ làm vậy”. Do đó mà quân của Lưu Bị cứ chạy và quân Tào Tháo cứ đuổi.
Lúc đó, Lưu Bị được Gia Cát Lượng khuyên nên liên kết với Tôn Quyền tức nhà Ngô để có thể đánh Tào nhân lúc Lỗ Túc đang đến gặp 2 người. Lưu Bị đồng ý để Gia Cát Lượng theo Lỗ Túc về Đông Ngô để thương lượng.
Trong chuyến đi sứ ấy, Gia Cát Lượng đã lọt vào tầm ngắm của Tôn Quyền và Gia Cát Cẩn đã đến khuyên nhủ nhưng chưa kịp mở lời đã bị từ chối. Đây chính là biểu hiện của sự trung thành của Khổng Minh với Lưu Bị.
Dấu ấn của Gia Cát Lượng đó là việc giúp Lưu Bị có được 4 quận ở phía Nam mà không tổn hại nhiều. Tham mưu của Gia Cát Lượng được xem là một sách lược táo bạo, lúc này ông mới 28 tuổi.
2.3. Quân sư cho Lưu Bị và trở thành thừa tướng
Quân sư cho Lưu Bị và trở thành thừa tướng
Khi có được Kinh Châu, việc quan trọng nhất đó chính là yên ổn lòng dân, củng cố và xây dựng lực lượng và nền tảng vững chắc. Cũng nhờ có vị quân sư Gia Cát Lượng mà Lưu Bị ngày càng được lòng dân. Ở giai đoạn này, vai trò của Gia Cát Lượng đó chính là bình ổn các hoạt động nội chính, ông được ví là thừa tướng Lưu Hà thời trước.
Sự ổn định mà Gia Cát Lượng tạo ra giúp Lưu Bị yên tâm hơn để thể hiện tài binh nghiệp của mình với việc giành được Ích Châu. Một thời gian sau, Ngọa Long trở thành thừa tướng, phò tá cho Lưu Bị, cai quản công việc hành chính và các việc trong lĩnh vực quân sự. Các chính sách mà Gia Cát Lượng xây dựng chủ yếu là “lấy yên dân làm gốc” bảo vệ người dân tối đa và hạn chế sự quyền thế của giai cấp quý tộc, quan lại.
Với tài năng điều hành, quản lý Gia Cát Lượng đã có công lớn trong việc giúp Ích Châu đủ quân, đủ lương và có thể cung cấp cho tiền tuyến.
2.4. Phò tá Lưu Thiện
Sau khi Lưu Bị mất, Lưu Thiện lên ngôi hoàng đế. Nhận sự ủy thác của Lưu Bị, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Thiện bình ổn đại cục, thâu tóm quyền lực và chỉnh đốn lại lực lượng lượng. Nếu như trước đây, Gia Cát Lượng chủ yếu lo việc điều hành, quản lý hành chính và dân chính thì nay đã thay đổi. Lưu Thiện còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm nên Gia Cát Lượng phải đảm nhận thêm cả quân sự.
Trong khoảng thời gian này, Khổng Minh thực hiện chính sách liên minh Ngô - Thục và nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng chỉ có việc liên minh Ngô Thục thì việc đánh Tào Ngụy mới có thể thành công. Với sự khéo léo, thông minh của Gia Cát Lượng giúp cho liên minh Ngô - Thục được lập lại, củng cố vững chắc.
2.5. Thực hiện chiến dịch đánh Tào
Thực hiện chiến dịch đánh Tào
Năm 277, Gia Cát Lượng xin Lưu Thiện hạ chỉ, ủy quyền cho ông đem quân đánh Tào, thực hiện chiến dịch Bắc phạt của mình để khôi phục lại giang sơn nhà Hán. Từ năm 228 - 234, Gia Cát Lượng đã thực hiện chiến dịch Bắc phạt 5 lần nhưng đều thất bại. Mặc dù có được những thắng lợi nhất định nhưng vẫn được coi là sự thất bại trong sự nghiệp của ông. Thực tế, không phải do năng lực ông yếu kém mà nguyên nhân đến từ các yếu tố nội tại như lực lượng chưa đủ mạnh tổn thất quá nặng nề sau thất bại chinh phạt Đông Ngô của Lưu Bị khó lòng mà gượng dậy được. Trong khi đó tào Ngụy thì quá lớn bên cạnh lại có Đông Ngô đang chờ đợi trục lợi khó lòng mà phá bỏ thế chân vạc. Một phần nguyên nhân lớn khác khiến những lần Bắc Phạt của Gia Cát Lượng thất bại là do Quân Chủ Lưu Thiện vô minh không đủ sáng suốt tài năng đức độ gây cản trở cho chiến lược của Khổng Minh.
3. Những câu nói hay của Gia Cát Lượng
Những câu nói hay của Gia Cát Lượng
Không chỉ nổi tiếng với tài năng kiệt xuất, Gia Cát Lượng còn được biết đến với tấm lòng trung nghĩa “cúc cung tận tụy đến chết mới thôi”. Bởi vậy, những lời dạy của Gia Cát Lượng luôn được các bậc hậu thế coi trọng. Những câu nói hay của Gia Cát Lượng:
● Thiếu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi (Tạm dịch: Thời trẻ không chịu nỗ lực, lúc về già sẽ chịu đau thương)
● Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn (Tạm dịch: Không đạm bạc, chí hướng chẳng tỏ, không tĩnh tâm, tiến xa chẳng nổi)
● Bất ngạo tài dĩ kiêu nhân, bất dĩ sủng nhi tác uy (Tạm dịch: Chớ cậy tài mà kiêu với người khác, chớ cậy được sủng ái mà tác oai tác quái)
● Đãi mạn tắc bất năng khai tinh, hiểm táo tắc bất năng lý tính (Tạm dịch: Lười nhác thì không thể tinh thông, nóng nảy mạo hiểm thì không thể có lý tính)
● Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã, phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học (Tạm dịch: Phàm việc học, cần phải tĩnh; Muốn thành tài, phải học; Không học thì không mài dũa được tài năng; Không có chí thì không thể hoàn thành việc học)
● Hữu nan, tắc dĩ thân tiên chi; hữu công, tắc dĩ thân hậu chi (Tạm dịch: Gặp khó, hãy tự thân đi đầu; Có công, hãy tự thân lùi lại)
● Đại sự khởi đầu nan, tiểu sự khởi đầu dị (Tạm dịch: Việc lớn bắt đầu khó, việc nhỏ bắt đầu dễ)
● Túy chi tửu nhi quan kỳ tính (Tạm dịch: Khi uống say thì có thể nhìn ra tính cách)
Với các thông tin trên đây về Gia Cát Lượng hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Những giai thoại, truyền thuyết về ông vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay. Mặc dù tài năng của ông đôi khi được thần thánh hóa quá mức nhưng cũng không thể phủ nhận tấm lòng trung thành của ông đối với Lưu Bị và nhà Thục Hán. Gia Cát Lượng chính là nhân tài kiệt xuất, đại diện của một bậc vĩ nhân tài đức vẹn toàn.