Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Đức Phật là ai? Cuộc đời Đức Phật như thế nào?

Chủ Nhật, 26/05/2024
Trần Xuân Bách

Đức Phật là người sáng lập ra Phật giáo, được mọi người tôn kính và thờ phụng. Ở trong các đền chùa bạn đều sẽ bắt gặp những bức tượng Đức Phật. Những thông tin về cuộc đời Đức Phật luôn trở thành đề tài thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Để hiểu rõ hơn về cuộc đời của Ngài, mời bạn đọc tham khảo những nội dung thông tin chi tiết dưới đây của loiphong.com.vn

1. Đức Phật là ai?

Đức Phật hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (có tên tiếng Phạn là Shakyamuni Buddha) là người sáng lập ra Phật giáo. Xuất thân của Ngài là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca (nay là nước Nepal).

Đức Phật có xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya

Đức Phật có xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya

Đức Phật còn được biết đến nhiều với tên gọi là Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Phật Thích Ca. Ngài có công rất lớn trong việc đặt nền móng và sáng lập ra Phật giáo ngày nay. Không những thế, Đức Phật còn là bậc giáo chủ của cõi Ta Bà; giúp các Phật tử, chúng sinh giác ngộ và khai mở ánh sáng đạo vàng.

Đức Phật được miêu tả là có tóc dày, xoắn ốc được búi gọn; mặc áo cà sa, áo choàng ngang cổ màu vàng hoặc màu nâu. Tay được xếp ngay ngắn trên đùi, hai tay ấn chuyển pháp luân, ấn thiên hoặc ấn kim cương. Đức Phật Thích Ca thường ngồi trên tòa sen, mắt mở ba phần tư và có nhục kế ở trên đỉnh đầu.

Hình ảnh Đức Phật

Phật Thích Ca có 2 tên hiệu, mỗi tên hiệu lại mang ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

Thích Ca Mâu Ni: Thích Ca chính là bộ tộc của Ngài. Thích Ca trong tiếng Phạn có nghĩa là văn võ song toàn. Mâu Ni là cách gọi thể hiện sự tôn kính với bậc thánh nhân của người Ấn Độ. Thích Ca Mâu Ni được hiểu là người cạo đầu đi tu của bộ tộc Thích Ca và đã thành công trên con đường giác ngộ.

Kiều Đạt Ma Tấn Đạt Đa: Là tên gọi của Thái tử trước khi từ bỏ cuộc sống giàu sang. Kiều Đạt Ma là một họ tộc ở Ấn Độ mang ý nghĩa hiền lành, tốt đẹp. Tấn Đạt Đa hướng tới sự may mắn. Tựu chung, Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa mang nghĩa “hoàn thành trọn vẹn”.

2. Cuộc đời Đức Phật

Cuộc đời Đức Phật trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, hãy theo dõi nội dung chi tiết dưới đây của loiphong.com.vn để hiểu rõ hơn.

2.1. Đức Phật đản sinh

Vua Tịnh Phạn của bộ tộc Thích Ca và hoàng hậu Maya có một người con là thái tử Tất Đạt Đa - chính là Đức Phật sau này. Ngài được sinh vào năm 624 trước Tây Tịnh tại khu vườn Lâm Tỳ Ni. Từ khi hoàng hậu mang thai đã có những câu chuyện thần kỳ.

Đức Phật đản sinh

Đức Phật đản sinh

Theo ghi chép, hoàng hậu Maya đã nằm mơ thấy một con voi trắng sáu ngày đi vào bên hông bà. Sau khi thái tử đản sinh thì hoàng hậu qua đời và nhà vua đã mời rất nhiều đạo sĩ đến coi tướng cho thái tử. Trong đó, có vị hiền triết A Tư Đà tiên tri rằng, thái tử Tất Đạt Đa sẽ trở thành vị anh hùng vĩ đại hoặc một bậc Thánh đức tôn quý.

Trong những năm tháng niên thiếu và trưởng thành, Thái tử được sống trong nhung lụa, học hết đạo nghĩa và thuật chữ từ thầy dạy. Thậm chí, nhà vua đã lập một cung điện như chốn thần tiên để Ngài không có cơ hội tiếp xúc với bên ngoài.

Đến tuổi trưởng thành, nhà vua muốn Thái tử kế ngôi nên đã cho Ngài nên duyên với nàng Da Du Đà La xinh đẹp. Cuộc đời của Thái tử thuận lợi và viên mãn khi công chúa sinh hạ hoàng tử tên là La Hầu La.

2.2. Tìm lối đi riêng

Mặc dù cuộc sống vương giả nhưng Thái tử vẫn luôn nặng trĩu với cuộc sống sau bức tường thành và chưa cảm nhận trọn vẹn được chữ “đủ”. Mỗi ngày qua sự thôi thúc Ngài ngày càng lớn.

Thái tử khi ra khỏi kinh thành liền thấy 3 cảnh tượng đó là người bệnh, người già, người chết đang được đưa đi hỏa thiêu. Lúc ngày, Thái tử Tất Đạt Đa thấy ngạc nhiên còn với các tùy tùng thì đó là điều bình thường trong cuộc sống.

Trên đường về, Thái tử gặp tu sĩ bước thong dong trên đường. Tất cả hình ảnh đó đã khiến cho suy nghĩ của Thái tử bị xáo trộn. Đêm hôm đó, sau khi đứng nhìn vợ con yên giấc, Ngài đã rời hoàng cung. Khi tới khu rừng nọ, Thái tử đã cởi bỏ chiếc áo hoàng tộc, dùng gươm cắt tóc rồi khoác lên mình chiếc áo tu hành. Lúc này, Thái tử Tất Đạt Đa 29 tuổi.

Đức Phật tìm lối đi riêng

Đức Phật tìm lối đi riêng

2.3. Trải qua khổ hạnh

Để đạt tới cảnh giới giác ngộ, Thái tử đã đến gặp rất nhiều thầy khác nhau, từ rừng núi đến thành thị để tìm đúng người truyền giảng. Cuối cùng, Ngài đã chọn 2 vị thầy nổi tiếng đó là đạo sư Alara-Kalama và Uddaka Ramaputta. Với sự thông minh, Thái tử đã học và đắc ngũ thần thông. Dù được hai đạo sư mời lại dạy bảo những người đồng đẳng nhưng Ngài đã rời đi vì nhận ra rằng cả hai con đường đó đều không dẫn đến sự giải thoát khổ đau.

6 năm sau đó, Ngài cùng với 5 người bạn đã tu hành theo pháp khổ hạnh. Mỗi ngày chỉ ăn một hạt cơm, lấy tâm trí tịnh để đua với nhu cầu sinh tồn của thể xác. Tuy nhiên, mọi thứ đều không được như ý nguyện, cơ thể ngày càng ốm yếu, Thái tử quyết định không tu khổ hạnh mà tìm đến thực phẩm để nạp năng lượng. Những người bạn thấy vậy cho rằng Thái tử không kiên định trong việc tu luyện.

Đức Phật trải qua khổ hạnh

Đức Phật trải qua khổ hạnh

Thái tử Tất Đạt Đa đến khất thực ở một ngôi làng và được mời cháo sữa, mật ong. Sức khỏe dần ổn định, Ngài đã xuống sông tắm rồi ngồi thiền ở gốc cây bồ đề. Lúc này, Ngài đã hiểu các lý thuyết giảng dạy của các đạo sư, kinh sách. Đồng thời, khi trải qua việc thực hành pháp môn và đang trong ở thế thảnh thơi không vướng bận gia đình, không lo lắng muộn phiền.

2.4. Con đường giác ngộ

Ngồi thiền bất động 7 ngày và khi mở mắt, Thái tử thấy ánh sáng huyền ảo tỏa ra. Đó chính là thời điểm giác ngộ và Ngài nhận ra mình đã thấy được cái chưa bao giờ thấy. Lúc này, Ngài không còn lý do gì để tìm kiếm nữa.

Điều kỳ diệu nhất ở sự giác ngộ này vốn là chân tánh của chúng sinh nhưng họ lại không an lạc vì thiếu đi điều đó” - Câu nói này đã đánh dấu sự giác ngộ của Thái tử Tất Đạt Đa và Ngài trở thành Đức Phật

Sau 45 năm, Đức Phật đã đi đến nhiều vùng đất khác nhau, nói bằng nhiều ngôn ngữ để truyền bá giáo lý. Ngài không chỉ tiếp cận các tu sĩ mà còn gặp gỡ và trò chuyện với tất cả mọi người để giúp họ tìm được sự an lạc.

 

Theo một số tài liệu ghi chép, có câu chuyện cảm động về một người mẹ đến cầu xin Đức Phật cho đứa con đã mất sống lại. Khi đó, Ngài chỉ bảo người mẹ hãy mang về một nắm hạt cải của gia đình không có ai qua đời trước đó. Thấy vậy, bà mẹ buồn bã và về tay không. Lời dạy của Đức Phật qua câu chuyện này đó là cái chết đều đến với tất cả mọi người.

2.5. Đức Phật Niết bàn

Năm 544 trước Tây lịch, Đức Phật niết bàn ở tuổi 80 tại thành Câu Thi Na (Kusinagar). Ngài nằm giữa hai cây Sala, đầu hướng về phương Bắc, mình nghiêng sang bên phải, bài tay phải ngửa lên lót dưới mặt còn tay trái thì xuôi thẳng theo hông, hơi thở nhẹ.

Đức Phật niết bàn

Đức Phật niết bàn

Này các đệ tử, hãy nghe Như Lai nói đây: Vạn pháp vô thường, có sinh ắt có diệt. Các thầy hãy tinh tấn lên để đạt tới sự giải thoát” - Đó là câu nói cuối cùng của Đức Phật trước khi niết bàn về cõi hư không.

Các tín đồ Phật tử Mạt La thành Câu Thi Na cùng với dân chúng đã cúng dường kim thân Ngài rồi trà tỳ (thiêu) và chia xá lợi Phật cho 8 nước rước về xây tháp để có thể chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật.

3. Phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni với Phật A Di Đà

Có rất nhiều người nhầm lẫn Phật Thích Ca Mâu Ni với Phật A Di Đà nhưng thực chất là hai vị Phật khác nhau. Nếu Đức Phật là vị Phật lịch sử và là người sáng lập ra Phật giáo thì Phật A Di Đà chỉ xuất hiện trong kinh điển Phật giáo.

Phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni với Phật A Di Đà

Phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni với Phật A Di Đà

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của cõi Ta Bà, Ngài sống trên Trái Đất và sáng lập ra Phật giáo. Còn Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại Thừa, là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc; tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ - ánh sáng vô lượng.

Phật A Di Đà là vị Phật xuất hiện trong kinh Phật giáo và không phải là vị Phật có trong lịch sử như Đức Phật Thích Ca.

4. Đệ tử của Đức Phật

Theo ghi chép, Đức Phật có 10 đệ tử, mỗi đệ tử lại có những đặc điểm riêng:

  • Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputra – Sariputa) : Trí tuệ đệ nhất.
  • Tôn giả Mục Kiền Liên (Maudgalyayana – Moggallana): Thần thông đệ nhất.
  • Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa-Mahakassapa): Đầu đà đệ nhất.
  • Tôn giả A Nâu Đà La (Aniruddha – Anurauddha): Thiên nhãn đệ nhất.
  • Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti): Giải không đệ nhất.
  • Tôn giả Phú Lâu Na ( Purna – Punna): Thuyết pháp đệ nhất.
  • Tôn giả Ca Chiên Diên (Katyayana – Kaccayana, Kaccana): Luận nghị đệ nhất.
  • Tôn giả Ưu Ba Ly ( Upali): Trì giới đệ nhất.
  • Tôn giả Anan (Ananda): Đa Văn đệ nhất.
  • Tôn giả La Hầu La (Rahula): Mật hạnh đệ nhất.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cuộc đời Đức Phật, mong rằng sẽ giúp ích với bạn. Nếu bạn có thông tin thú vị nào khác về Ngài hãy chia sẻ bằng cách bình luận phía dưới để loiphong.com.vn và mọi người biết với nhé!

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger