Chùa Ngọc Hoàng - Ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Sài Gòn
Chùa Ngọc Hoàng không còn là địa điểm xa lạ đối với người dân Sài thành. Không chỉ là địa điểm du lịch thu hút đông du khách mà đây còn là địa danh tâm linh nổi tiếng về cầu con, cầu duyên nổi tiếng. Cùng khám phá những thông tin hữu ích về chùa Ngọc Hoàng trong nội dung bài viết dưới đây của loiphong.vn
1. Giới thiệu về chùa Ngọc Hoàng
1.1. Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?
Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?
Chùa Ngọc Hoàng còn có tên gọi khác là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải tự), tọa lạc tại số 73, Đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa tâm linh, thu hút rất nhiều du khách du lịch và người dân bản địa tới hành hương mỗi năm. Vì nằm ở trung tâm TP Hồ Chí Minh nên việc di chuyển vô cùng thuận tiện và nhanh chóng; bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô hay xe ôm công nghệ.
1.2. Chùa Ngọc Hoàng thờ ai?
Chùa Ngọc Hoàng gồm có 3 tòa điện là Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Tín ngưỡng tổng quan của ngôi chùa là thờ Đạo Giáo với tâm hướng về Ngọc Hoàng Đại Đế. Tượng thờ Ngọc Hoàng Đại Đế cùng Huyền Thiên Bắc Đến và các thiên binh, thiên tướng được đặt tại Chánh điện của chùa Ngọc Hoàng.
Chùa Ngọc Hoàng thờ ai?
Bên cạnh đó, chùa Ngọc Hoàng ở Quận 1 Sài Gòn còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh con đẻ cái. Đây chính là lý do vì sao ngôi chùa này nổi tiếng về câu con cái.
Tại các điện, chùa cũng thờ nhiều vị thần linh khác nổi tiếng trong đời sống tâm linh. Khi tới chùa Ngọc Hoàng, bạn có thể hướng tâm cầu con, cầu binh an cho gia đình. Những người trẻ có thể cầu tình duyên với tượng thờ Thánh Mẫu và ông Tơ, bà Nguyệt.
1.3. Lịch sử chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn
Lịch sử chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn
Chùa Ngọc Hoàng do một người Trung Quốc tên là Lưu Minh (pháp danh Lưu Đạo Nguyên) xây dựng vào đầu thế kỷ XX tại thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây, ngôi chùa là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và là nơi được Lưu Minh sử dụng để họp kín kế hoạch lật đổ nhà Mãn Thanh. Năm 1982, ngôi chùa được hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản và chính thức thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, điện Ngọc Hoàng đổi tên thành Phước Hải tự.
Ngày nay, chùa Ngọc Hoàng là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Sài Gòn được nhiều người biết đến. Ngôi chùa này gây được dấu ấn đối với người dân thành phố và du khách thập phương bởi sự linh thiêng. Nơi đây là chốn cầu con, cầu duyên và cầu bình an.
2. Kiến trúc chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa nên các họa tiết được trang trí tương đối rực rỡ và nhiều màu sắc. Đây là ngôi chùa cổ, được xây dựng bằng gạch nung với mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm. Trong chùa có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật như tranh thờ, tượng thờ, bao lam, hương án,....bằng các chất liệu như gỗ, gốm và giấy bồi.
Kiến trúc của chùa Ngọc Hoàng
Cấu trúc chùa Ngọc Hoàng vô cùng độc đáo, khuôn viên chùa rộng khoảng 2.300m2. Phía trước có một ngôi miếu nhỏ đặt tượng Hộ pháp. Cổng tam quan nổi bật với đường nét uốn lượn hình sóng nước của 2 con rồng theo tư thế “tranh châu”. Ở giữa sân chùa là một bể cá lớn, có nhiều loại cá khác nhau; bên phải là bể rùa do những người đến khấn nguyện thả vào.
Bên trong chùa Ngọc Hoàng cầu duyên có 3 tòa, chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng.
Ngôi chùa còn thờ Kim Thoa Thánh Mẫu (thần coi việc sinh nở) cùng 12 bà mụ, mỗi bên 6 bà với tư thế khác nhau; mỗi bà lo một việc như nắn tay, nắn chân, nắn đầu, tập nói,....Người dân tới đây cầu “mẹ tròn con vuông” khi có người thân mang thai. Mong muốn đứa bé chào đời được may mắn, bình an, hạnh phúc.
Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân(thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), 13 đức thầy, v.v…Đa số, các pho tượng thờ trong điện Ngọc Hoàng đều là những tác phẩm điêu khắc gỗ.
3. Bí ẩn về sự linh thiêng của chùa Ngọc Hoàng
3.1. Chùa Ngọc Hoàng cầu con
Chùa Ngọc Hoàng là một trong những ngôi chùa cầu con nổi tiếng ở Việt Nam. Những cặp vợ chồng hiếm muộn thường thành tâm cầu con ở đền Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Kim Hoa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian là vị thần coi sóc việc sinh nở ở chốn nhân gian.
Các cặp vợ chồng đến chùa Ngọc Hoàng cầu con
Khi tới chùa Ngọc Hoàng cầu con, du khách sẽ được đeo vào tay một sợi chỉ màu đỏ. Nếu cầu con trai thì khi khấn nguyện xong treo vòng chỉ đỏ vào các bức tượng bên phải và cầu con gái thì trên bên trái. Tiếp đó, xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Sau đó, xoa vào bụng tượng trẻ con dưới chân bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái.
Nếu như ai đó khấn vái đạt được thành tự viên mãn thì hãy mua trái cây, đèn nhang, hoa tươi đến cúng tạ lễ Mẹ. Khi con đầy tháng thì mang xôi chè đến cúng lần nữa. Chỉ đơn giản vậy thôi chứ cũng không cần cúng bái, tạ lễ quá phức tạp.
3.2. Chùa Ngọc Hoàng cầu tình duyên
Nhiều bạn trẻ đến cầu duyên
Ngoài cầu con, chùa Ngọc Hoàng còn là nơi cầu tình duyên. Tiếng đồn về sự linh thiêng trong việc cầu tình duyên ở nơi đây không hề kém gì so với việc cầu con. Người dân quan niệm, chỉ cần thành tâm thắp hương, khấn tên mình sau đó đến tên “người thương trọng mộng” và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên.
3.3. Chùa Ngọc Hoàng cầu bình an, may mắn
Chùa Ngọc Hoàng cũng được rất nhiều người lựa chọn hành hương dịp đầu năm để cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn. Chùa rất linh thiêng nên khi cầu khấn mọi người không cần quá nhiều nghi lễ, chỉ cần thành tâm cầu khấn thì ắt sẽ thành hiện thực.
Đến chùa Ngọc Hoàng để cầu may mắn
Hằng năm, vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch, chùa thường tổ chức lễ vía Ngọc Hoàng - ngày đại lễ, được coi là dịp ban phúc lành lớn.
4. Kinh nghiệm đi chùa Ngọc Hoàng
4.1. Chùa Ngọc Hoàng mở cửa khi nào?
Chùa Ngọc Hoàng mở cửa mỗi ngày nên bạn có thể đến thăm quan bất kỳ khi nào từ 7 giờ cho tới 18 giờ. Chỉ riêng đối với ngày mùng 1 và ngày rằm thì sẽ mở cửa sớm và đóng cửa muộn hơn từ 5 giờ sáng đến 19 giờ.
4.2. Nên đi chùa Ngọc Hoàng vào thời gian nào?
Khí hậu miền Nam có 2 mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 còn mùa khô thì từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Dù là mùa mưa hay khô thì Sài Gòn vẫn mang một vẻ đẹp riêng. Theo kinh nghiệm đi chùa Ngọc Hoàng, du khách đến viếng chùa đông nhất vào khoảng thời gian đầu năm đến giữa tháng Giêng. Nếu như bạn không muốn chen chúc đông người thì không nên đi vào dịp đầu năm.
Tổng thống Obama từng tới chùa Ngọc Hoàng
Có một điều chắc chắn là bạn chưa biết đó là Tổng thống Obama đã ghé thăm chùa Ngọc Hoàng khi tới Việt Nam để thắp nhang và nghe kể về lịch sử ngôi chùa.
4.3. Lưu ý khi tới chùa Ngọc Hoàng
● Khi đến thắp nhang ở chùa Ngọc Hoàng, bạn đừng quên mua một chai dầu nhỏ ở cổng để châm dầu vào đèn. Đây là phong tục cổ của người Trung Hoa với ý nghĩa mang tới sự may mắn, mọi việc suôn sẻ.
● Sau khi thắp nhang, bạn có thể mang lộc về như hoa, đồ cúng, giấy đỏ,...
● Lựa chọn trang phục phù hợp khi tới chùa Ngọc Hoàng
● Trước cổng chùa có rất nhiều cửa hàng bán đồ lễ nhưng nếu bạn chuẩn bị lễ trước tại nhà thì sẽ tốt hơn.
● Vì lượng khách rất đông du khách đến chùa chỉ nên đốt một cây nhang.
Trên đây là các thông tin chi tiết về chùa Ngọc Hoàng, hy vọng sẽ giúp ích với. Dù là tới chùa cầu con, cầu duyên hay cầu bình an thì trước hết bạn phải giữ cho tâm mình tĩnh, không nên để tâm của mình bị ảnh hưởng bởi những điều xấu ngoài kia thì mới có thể linh ứng.