Chữ Vạn và những ý nghĩa sâu sắc bạn nên biết
Nếu quan sát kỹ các tượng Phật ta thường thấy hình ảnh chữ Vạn xuất hiện trên ngực của Đức Phật. Đây là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật Giáo và mang tới nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vậy chữ Vạn là gì? Nó có ý nghĩa ra sao? Bài viết dưới đây Lôi Phong sẽ cho các bạn câu trả lời chi tiết nhất.
1. Tìm hiểu chữ Vạn là gì?
Chữ Vạn hay được gọi là được gọi là Swastika chính là biểu tượng của chữ thập với 4 góc vuông về phía bên phải và hướng sang phía bên trái. Các hướng đầu mút của chữ Vạn sẽ được viết ngược chiều kim đồng hồ. Hiểu theo nghĩa tiếng Phạn chữ này có nghĩa đó là Phúc Lộc, An Khang, Vạn Sự Thành Công.
Chữ Vạn hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là Phúc Lộc, An Khang, Vạn Sự Thành Công
Đây còn là một biểu tượng cho sự may mắn và đã xuất hiện lần đầu vào khoảng 16000 đến 14000 trước công nguyên. Nó đã được lấy ý tưởng hình thành bởi sự quan sát về vũ trụ, mặt trời và thể hiện cho nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận và thể hiện cho sự vĩnh hằng. Theo như tín ngưỡng trong Ấn Độ Giáo, chữ Vạn còn được đồng hoá cùng với thần Vishnu và nó có sự liên kết chặt chẽ cùng với thần Shiva cũng như việc thờ cúng thần rắn Nagar.
Trong Phật giáo, chữ Vạn là một trong 32 dấu hiệu tốt lành của Đức Phật và xuất hiện ngay trên trước ngực của ngài. Nhiều tài liệu khác còn nói rằng Swastika là một trong những dấu hiệu tốt nhất trong 80 dấu hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Nó sẽ mang ý nghĩa biểu tượng cho quyền năng vô hạn của Đức Phật. Khi xuất hiện trên ngực của Đức Phật chữ Vạn sẽ biểu hiện cho sự giác ngộ hoàn toàn bởi vị trí trước ngực biểu thị cho con đường ở ngay chính giữa, nó không đứng ở hai bên và sẽ hướng ra phía trước.
Chữ Vạn được sử dụng rất phổ biến trong Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo. Theo Kỳ Na giáo, chữ Vạn được vẽ lên tay để tượng niệm về 4 nơi tái sinh của kiếp luân hồi bao gồm thiên đàng, nhân gian, động vật, thực vật và địa ngục. Còn đối với người Ấn Độ đã đưa ký hiệu này hiển thị ở trang đầu của những cuốn sách nhằm mang ý nghĩa tượng trưng cho Thiên đường, Trái đất, Động thực vật và địa ngục nhằm mục đích để nhận được sự bảo vệ tới từ các vị thần linh.
Ngày nay, hình chữ Vạn cũng đã được xuất hiện nhiều tại các chùa chiền cũng như những nghi lễ ở trong Phật Giáo. Đối với người Việt, chữ Vạn được dùng trong trang trí nghệ thuật trên nhiều món đồ điều khắc bằng gỗ, kim loại, trên bàn ghế, tủ thờ hay những món đồ trong phong thuỷ…
Biểu tượng này ngày nay xuất hiện nhiều tại các chùa chiền và nghi lễ trong Phật Giáo
>>> XEM NGAY: Chữ nhẫn có ý nghĩa gì?
2. Tổng hợp ý nghĩa của chữ Vạn có thể bạn chưa biết
Chữ Vạn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác nhau mà nhiều người vẫn còn chưa biết. Dưới đây là một vài ý nghĩa của biểu tượng này mà bạn có thể điểm qua như:
2.1. Ý nghĩa của chữ Vạn theo phong thuỷ
Theo phong thuỷ, chữ Vạn mang nhiều ý nghĩa như:
● Khi xuất hiện ở vị trí chính giữa ngực của Đức Phật, chữ Vạn mang biểu tượng cho sự vẹn toàn và thể hiện cho lý Trung Đạo và vượt ra khỏi sự đối đãi.
● Dựa vào từ điển của Phật Học Huệ Quang, chữ Vạn chính là biểu tượng cho cát tường hải vân hay cát tường hỷ toàn. Khi được vẽ theo chiều xoay bên trái và chiều xoay bên phải không có sự đồng nhất thì đây cũng là dấu hiệu mang ý nghĩa tốt lành ở theo quan điểm Ấn Độ từ thời xa xưa. Không chỉ có Ấn Độ mà cả Ba Tư và Hư Lạp cũng tồn tại loại phù hiệu này. Nó sẽ mang ý nghĩa biểu tượng cho mặt trời, ánh sáng, nước chảy và ngọn lửa.
● Theo Bà La Môn giáo và Kỳ Na giáo cũng đã sử dụng loại phù hiệu này nhằm tượng trưng cho những điều tốt đẹp nhất, vẹn toàn và thanh tịnh.
Biểu tượng chữ Vạn xuất hiện ở chính giữa ngực Đức Phật biểu tượng cho sự vẹn toàn
>>> Tiết Lộ: 4 vật phẩm được cúng dường nhiều nhất
2.2. Ý nghĩa của Chữ Vạn theo Phật giáo
Cách viết của chữ Vạn theo hai chiều quay trái ngược với nhau, nhiều người thường nhầm tưởng chúng giống nhau. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ về lịch sử của chữ Vạn thì đây là một trong những ký hiệu được loài người sử dụng từ thời cổ xưa. Quan niệm từ thời xa xưa nó biểu tượng cho sự vật và sự việc tốt lành. Không chỉ là biểu tượng sâu sắc trong Phật giáo mà đây còn mang ý nghĩa tượng trưng cho rất nhiều nền văn hoá cũng như các nền tôn giáo khác nhau.
Trong Phật giáo đây là biểu tượng cho những điều tốt lành
3. Cách viết chữ Vạn như thế nào là chuẩn nhất?
Chữ Vạn được viết theo hình chữ S cứng bắt chéo và tạo thành góc vuông với nhau
Khi đã hiểu được về ý nghĩa của chữ Vạn nhiều người thường thắc mắc về cách viết biểu tượng này sao cho đúng và chuẩn nhất. Chữ Vạn thường sẽ có 2 cách viết dưới dạng hai hình chữ S cứng được bắt chéo với nhau và tạo thành góc vuông tựa như hình chong chóng. Ở mỗi cách viết sẽ được viết theo các hướng khác biệt, cụ thể đó chính là:
● Cách thứ 1: Ở cách này chữ Vạn được viết theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ. Nó được viết tuân theo chiều quay tự nhiên của địa cầu xoay một vòng quanh mặt trời. Với chiều quay này chữ Vạn sẽ được dịch là cát tường hải vấn tướng. Nó tượng trưng cho việc đi vòng quanh Phật để bày tỏ ra tấm lòng tôn kính và sự mến mộ.
● Cách thứ 2 : Ở các này chữ Vạn được viết theo cùng chiều với chiều quay của kim đồng hồ, nghĩa là viết theo chiều quay tương sinh của Ngũ hành. Khi viết theo cách này chữ Vạn sẽ mang ý nghĩa biểu tượng cho những điều may mắn, tốt lành, luôn vui vẻ, phước đức hay còn gọi là Kiết tường, Vạn Tự và Đức tự.
Tuỳ thuộc vào từng góc nhìn biểu tượng này sẽ quay sang các hướng khác nhau
Theo như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bản chất của chữ Vạn không phải là các văn tự hay chữ viết mà nó là một ký hiệu đã được xuất hiện từ rất sớm. Kể từ khi tồn tại ký hiệu này cũng đã không được thống nhất về cách viết bởi có những nơi sẽ viết theo cách thứ 1 nhưng có nhiều nơi lại viết theo cách thứ 2. Có lúc chữ Vạn được vẽ xoay qua phía trái nhưng cũng có lúc nó lại được vẽ quay về phía phải.
4. Tại sao nên để chữ Vạn quay tự do dựa theo chiều quay của nó?
Chữ Vạn là một trong những ký hiệu mang biểu tượng cho cân lý. Mà chúng ta cũng biết rõ rằng đã là chân lý thì chỉ một. Tuỳ thuộc vào từng vị trí đứng nhìn mà ý nghĩa của chân lý sẽ khác nhau. Cũng là hình thức này nhưng khi đứng ở vị trí khác thì chân lý lại có ý nghĩa và được hiểu theo kiểu khác. Sau khi tổng hợp lại tất cả những kiểu dáng và nhận thức thì mới có thể nhận ra rằng chân lý là sự biểu đạt toàn vẹn nhất về mọi mặt.
Khi bàn về ý nghĩa của chữ Vạn cũng cần phải hiểu rằng, không phải khi chữ Vạn quay theo chiều khác thì công đức của chiều đó bị huỷ đi. Công đức và phước đức của mỗi người sẽ bị tiêu huỷ nếu như chúng ta làm những điều sai trái và tạo nghiệp, còn không có bất kỳ việc gì có thể tiêu huỷ được chúng. Vì thế ta nên để cho chữ Vạn quay theo chiều quay tự do của nó mà không cần phải lo nghĩ về vấn đề gì. Việc bạn cần làm đó là phải làm sao để làm trọn được nhiệm vụ của mình, tu tâm, dưỡng tích, lập nhiều công đức và tích góp càng nhiều phước lành càng tốt.
Nên để chữ Vạn quay theo chiều quay tự do của nó
Trong Phật giáo có vị cao tăng đã từng nói không cần luận việc chữ Vạn xoay sang hữu hay xoay sang tả. Dù là ở hướng nào ký hiệu này vẫn luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng từ bi, một trí tuệ quang minh nhất của Đức Phật. Nó luôn thể hiện cho việc Phật lực vận tác không ngừng nghỉ, luôn cứu độ cho tất thảy chúng sinh ở mười phương. Do vậy không cần phải chấp nhặt và thắc mắc về vấn đề tại sao chữ Vạn lại xoay qua trái hay xoay qua phải.
Dù là quay theo cách thứ nhất hay quay theo cách thứ 2 thì đây cũng chỉ là hai cái nhìn ở hai góc độ khác nhau. Bạn chỉ cần có tâm ý và làm đúng theo lời dạy của Đức Phật là được. Tuy nhiên đối với nhà Phật cũng nên có sự thống nhất về cách viết sao cho phù hợp nhất để mọi người dễ dàng tuân thủ theo và giúp tạo ra tính thuần nhất, đặc trưng riêng của Phật Giáo. Không nên để xảy ra các trường hợp tại chùa này sẽ viết chữ Vạn quay trái tại chùa khác lại viết chữ Vạn quay phải, đặc biệt phải tránh trường hợp các pho tượng Phật ở trong cùng một chùa lại có hai kiểu dáng chữ Vạn khác nhau.
Trong Phật Giáo nên thống nhất về cách quay của biểu tượng này để tạo ra tính thuần nhất và đặc trưng riêng
5. Biểu tượng của chữ Vạn thường thấy nhất ở những nơi đâu?
Trong cuộc sống hiện nay việc bắt gặp biểu tượng của chữ Vạn không quá khó khăn. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy biểu tượng này xuất hiện ở trước ngực của các tượng Phật, các bìa sách hay tại các trang kinh của Phật giáo. Nếu để ý kỹ bạn còn thấy nó xuất hiện tại tóc, lòng bàn tay, lòng bàn chân của những hình ảnh liên quan tới đức Phật.
Khi tới các chùa chiền bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chữ Vạn xuất hiện trên những tượng Phật lớn nhỏ ở khắp châu Á. Nổi bật hơn hẳn đó là bức tượng bằng đồng cao to khổng lồ được đặt tại đảo Lantau Hồng Kông với chiều cao lên tới 35 mét.
Chữ Vạn xuất hiện trên bức tượng Đức Phật khổng lồ
Ngoài ra nhiều người còn tìm thấy chữ Vạn ở các tem thư trong thế chiến thứ 2. Khi đó nó sẽ giúp gợi nhớ và liên tưởng về những cuộc đấu căng lo, khốc liệt đẫm máu của Hitler và những người Do Thái.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin quan trọng nhất có liên quan tới chữ Vạn cho các bạn theo dõi. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về biểu tượng này và những ý nghĩa mà nó mang lại. Có thể thấy biểu tượng này mang tới nhiều điều ý nghĩa và sự may mắn trong cuộc sống. Vì vậy bạn có thể tìm hiểu để xăm chữ Vạn hoặc treo chữ trong nhà để giúp tăng thêm sự may mắn và bình an cho cả gia đình mình nhé.