Bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì?
Tín ngưỡng thờ thần là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hầu hết các gia đình đều thờ cúng Ông Địa Thần Tài để cầu mong gia đình êm ấm, làm ăn phát tài, phát lộc và nhiều may mắn. Vậy, bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của loiphong.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì?
1. Ông Địa Thần Tài là ai? Tín ngưỡng thờ cúng Ông Địa Thần Tài
1.1. Ông Địa là ai?
Ông Địa là ai?
Ông Địa còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Thần,... Là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất, địa điểm. Dân gian có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Thổ Công chính là vị thần trong coi gia đình, dự định họa phúc.
Trong văn hóa truyền thống, cúng tế Thần Thổ địa có nghĩa là cúng tế đại địa. Thời nay, phần lớn là cúng tế để cầu phúc, cầu tài, cầu bình an và bảo vệ mùa màng bội thu. Có khá ít người biết rằng Thần Thổ địa là vị Thần có địa vị khá thấp trong các chư Thần và là một vị Thân khá thân cận với dân gian.
Đối với người Việt thì Ông Địa là vị thần bình dân, mập mạp, bụng phệ, tay cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng thấy ông vui cười. Ông Địa thường xuất hiện mỗi khi múa lân và được coi là một năng lượng để cân bằng thú tính của con lân hay sư tử, thuần hóa nó thành một con vật mang điềm tốt lành.
Ngày nay, tùy vào sức ảnh hưởng của văn hóa mà Ông Địa xuất hiện dưới nhiều hình dáng và miêu tả khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hình ảnh Ông Địa với chiếc bụng to, vẻ mặt hiền lành, miệng cười khoái chí và cũng có lúc ông xuất hiện với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo dài, đội khăn mỏ quạ. Trong Phật giáo, Ông Địa cũng rất được coi trọng và có rất nhiều phật tử thờ cúng vị thần này.
1.2. Ông Thần Tài là ai?
Ông Thần Tài là vị thần ban tài lộc giúp cho việc làm ăn thuận lợi, công việc “thuận buồm xuôi gió”, buôn may bán đắt. Ông Thần Tài là một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng văn hóa tâm linh người Việt và nhiều nước Phương Đông. Vị thần này xuất hiện với hình ảnh hiền từ, râu tóc bạc phơ như một vị tiên, ngồi trên ghế, tay cầm thỏi vàng lớn.
Theo truyền thuyết Trung Hoa cổ đại thì Thần Tài là nhân vật lịch sử Phạm Lãi. Phạm Lãi là trung thần của Việt Vương Câu Tiễn hết lòng phò tá vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn. Sau khi phò tá vua dẹp yên nước nhà, Phạm Lãi cùng Tây Thi lui về ở ẩn. Sau đó, Phạm Lãi trở thành nhà thương buôn thành đạt, giàu có nên người đời gọi là Đào Công và tôn là Thần Tài. Từ đó, người dân cứ đến mùng 10 Tết lại thờ cúng ông để cầu mong cả năng sung túc, tiền tài đầy nhà.
Ông Thần Tài
1.3. Tín ngưỡng văn hóa thờ cúng Ông Địa Thần Tài
Việc thờ cúng Ông Địa Thần Tài là một phần không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Với người miền Nam và người miền Trung mỗi khi họ thưởng bẻ ăn trước một miếng bánh rồi mới đi cúng. Vì theo một số sự tích thì Ông Địa bị đầu độc chết nên ông rất sợ chết, khi cúng kiến ông thì phải bẻ ăn một miếng trước thì ông mới dám ăn. Đối với người dân miền Bắc thì họ vẫn cúng bình thường. Người ta thường cúng Thần Tài Ông Địa vào ngày 1, 15 (âm lịch) và các ngày lễ, Tết khác.
Tín ngưỡng thờ cũng ông Thổ Địa, Thần Tài
1.4. Ông Địa khác gì so với ông Thần Tài
Có không ít người nghĩ rằng, Ông Địa và ông Thần Tài là một, điều này hoàn toàn sai lầm. Mặc dù xuất hiện cùng nhau trên bàn thờ trong gia đình như ông Thần Tài và Ông Đại có những khả năng khác nhau nhưng liên quan đến nhau bởi trong nhân gian có câu: “Thổ năng sinh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim” nghĩa là “Đất thường sinh ra ngọc tốt, Vàng cũng từ đất mà sinh ra” ý nói về việc ông Thần Tài và Ông Địa có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới cuộc sống và tài lộc của gia đình.
Ông Địa khác gì so với ông Thần Tài
Sự khác nhau giữa Ông Địa và ông Thần Tài cũng rất dễ nhận ra. Ông Thần Tài là vị thần giúp trông coi và mang đến tiền bạc, may mắn về mặt kinh tế cho gia đình, xuất hiện với hình ảnh một ông già râu trắng bạc phơ, tay cầm vàng thỏi, nụ cười hiền hậu. Còn Ông Địa thì xuất hiện với hình ảnh ông lão có chiếc bụng to, tay cầm quạt mo, giúp người dân canh giữ đất đai, ruộng vườn, nhà cửa.
2. Bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì?
Tùy theo văn hóa tâm linh từng vùng miền và điều kiện tài chính mà bàn thờ Ông Địa Thần Tài sẽ có những vật phẩm khác nhau. Về cơ bản, bàn thờ Thần Tài Ông Địa bao gồm:
● Tượng Ông Địa, Thần Tài: Bàn thờ Ông Địa Thần Tài chắc chắn không thể thiếu tượng Ông Địa và tượng ông Thần Tài. Ông Địa cai quản đất đai, Thần Tài mang tới nhiều may mắn, tiền tài. Việc đặt thờ chung là để chiêu tài và trấn sát.
● Phật Di Lặc: Khi thờ Thần Tài Thổ Địa thì thường thờ chung với Phật Di Lặc với mục đích cai quản các vị thần để tránh làm điều sai trái. Phật Di Lặc là biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc nên việc thờ phụng còn mang ý nghĩa khác.
Tượng Phật Di Lặc thường được án ngữ bên trên bàn thờ
● Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: Ba hũ này lúc nào cũng phải đầy, nếu vơi thì phải châm thêm vào. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới được thay mới. Trên ban thờ Thần Tài Ông Địa không thể thiếu 3 hũ này, nếu thiếu sẽ phạm phải đại kỵ, ngăn cản đường tiền tài.
● Bát nhang: Nhãn nguyệt của bát nhang phải được đặt hướng ra ngoài, tuyệt đối không được hướng nhãn nguyệt ra sau hoặc hướng khác. Bát nhang là vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ. Việc bốc bát nhang cũng cần phải có nguyên tắc, không được bốc nhang tùy ý.
Bát nhang
● Bình hoa tươi: Bình hoa tươi luôn phải đặt ở bên phải trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Không nên trưng hoa giả, hoa giấy hoặc hoa đã khô héo sẽ khiến cho việc làm ăn bị ảnh hưởng.
● Đĩa trái cây: Đi cùng với bình hoa tươi là đĩa trái cây để thể hiện thành ý. Đĩa trái cây đặt bên tay trái đối xứng với lọ hoa tươi. Gia chủ nên thắp hương và thay hoa quả hàng ngày nhất là các ngày mùng 1, ngày rằm và ngày 10 âm hàng tháng.
Đĩa trái cây
● Khay xếp 5 chén nước hình chữ Thập: 5 chén nước tượng trưng cho ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương) và ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) ý muốn đại biểu cho sự phát triển, sinh sôi, tài lộc thịnh vượng.
● 5 củ tỏi: Với ngụ ý xua đuổi tà ma, ngạ quỷ và điềm xấu để không cho chúng vào nhà gây thị phi, mất tài khí nên người ta thường đặt 5 củ tỏi trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa.
● Ông Cóc: Trong phong thủy người Hoa, Ông Cóc hay Thiềm Thừ là linh vật đứng sau linh thú Tỳ Hưu về việc mang lại tài lộc cho gia chủ. Người ta thường bày Ông Cóc ngậm đồng tiền quay mặt ra ngoài vào ban ngày để mang lại may mắn, hóa giải vận xui còn ban đêm thì quay vào trong với ý nghĩa cóc ngậm tiền vàng vào nhà, mang của cải về cho gia đạo.
Ông Cóc
● Bát tụ lộc: Thường là một tô sứ đẹp, được đổ đầy nước và rắc cánh hoa tươi lên mặt nước để đón lấy sinh khí, tài lộc cho gia chủ.
3. Cách bày trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài
Bàn thờ Ông Địa thường được đặt ở dưới đất, sử dụng Khám thờ nhỏ. Vị trí đặt phải là nơi có thể bao quát toàn bộ không gian, quát sát được lượng khách ra vào nơi kinh doanh, buôn bán, có như vậy thì gia chủ mới làm ăn phát đạt. Nguyên Tắc đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa phải đặt theo hướng tốt của gia chủ hoặc đặt theo cách hứng lấy dòng vượng khí bên ngoài.
Nguyên tắc “Đông bình - Tây quả”, từ trái qua phải được áp dụng chặt chẽ trong cách bày trí bàn thờ Thổ Công và Thần Tài. Trên một bàn thờ, Ông Địa sẽ được đặt bên phải, Thần Tài được đặt bên trái. Hũ gạo bên phải, hũ muối bên trái và bát hương đặt chính giữa, hướng mặt nguyệt quay ra phía ngoài.
Cách bày trí bàn thờ Ông Địa
Hướng đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để nhận được nhiều tài lộc cho gia chủ. Cụ thể:
● Cung Thiên Lộc (hướng Đông Nam): Mang lại nhiều may mắn, tiền bạc, thu được nhiều lợi nhuận, làm ăn phát tài phát lộc.
● Cung Quý Nhân (hướng Tây Bắc): Gia chủ sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ từ người khác, gặp dữ hóa lành, có nhiều bình an.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn hướng đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa theo tuổi, mệnh như sau:
● Mệnh Kim nên đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa quay về các hướng tốt như: Đông Bắc (Diên Niên), Tây Bắc (hướng sinh khí), Tây Nam (Thiên y).
● Mệnh Mộc nên đặt bàn thờ quay về các hướng tốt: Tây Bắc (Diên niên), Đông (Diên niên), Đông Nam ( Phục vị).
● Mệnh Thủy nên đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa quay về các hướng tốt như: Tây (Diên niên), Tây Nam (Sinh Khí), Tây Bắc (Thiên Y), Đông Bắc (Phục Vị).
● Mệnh Hỏa nên đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa quay về các hướng Nam (Sinh khí), Đông Nam (Diên niên), Bắc (Thiên y), Đông (Phục Vị).
● Mệnh Thổ nên đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa quay về các hướng Đông Bắc (Diên Niên), Đông Nam (Phục vị)
4. Lưu ý khi bày trí đồ cúng trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài
● Trước khi đặt Thần Tài và Ông Địa lên bàn thờ, cần phải rửa sạch tượng bằng nước nấu với lá bưởi để xua đuổi tà khí, tránh điềm không may.
● Khi mới lập bàn Thần Tài Ông Địa tại nơi buôn bán hoặc chuyển đến nơi mới, mỗi ngày gia chủ nên thắp 1 nén nhang để hội tụ linh khí thỉnh các thần vào. Đến ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ Tết thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Đến ngày 23 tháng Chạp thì rút nhang đem đi hóa vàng cùng tiền giấy rồi đổ lên tàn tro vừa hóa một chút rượu.
● Cần giữ cho bàn thờ, tượng của các vị thần luôn sạch sẽ. Khi trời mưa to, gia chủ nên bê tượng Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc vào một cái thau sạch, sa đó để tắm mưa ngoài trời khoảng 15 phút rồi lau khô, xịt nước thơm mà thắp hương cho các ngài có được linh khí của trời đất.
● Vào ngày 10, 14 âm lịch và ngày cuối cùng của tháng, gia chủ nên lau dọn bàn thờ bằng nước hoa bưởi, hoa lài. Khi lau tượng Ông Địa, Thần Tài và Ông Cóc nên sử dụng khăn sạch.
● Không gian trước bàn thờ phải sạch sẽ, phía sau lưng bàn thờ Thần Tài nên có bức tường để bàn thờ dựa vào, tạo thế vững chắc.
● Khi chọn đồ cúng gia chủ nên lựa chọn trái cây còn tươi, mới nên chọn 5 loại quả khác nhau; hoa thì nên chọn hoa đồng tiền, hoa cúc; nên cúng đồ ngọt, thịt heo quay, chuối, bưởi, tiền vàng,...
Lựa chọn 5 loại quả khác nhau, còn tươi mới
● Khi cúng 5 chén nước nên sắp xếp thành hình chữ Thập, nước trong chén phải là nước sạch, tinh khiết.
● Nên thắp nhang cho Ông Địa, Thần Tài vào buổi sáng cầu làm ăn buôn bán phát tài phát lộc. Nhang đốt nên lựa chọn loại nhang giữ được tàn để tụ tài khí, tài vận được hanh thông.
● Không đặt bàn thờ Thần Tài gần nhà vệ sinh, nhà tắm, chậu rửa, đèn hoặc nơi nhiều ánh sáng khiến cho tài lộc, vận khí bị tán đi. Không được đặt bên dưới hoặc bên cạnh bàn thờ gia tiên.
● Lộc hoa quả sau khi cúng chỉ nên chia cho người nhà, không nên chia cho người ngoài để tránh mất tài lộc.
● Dùng nến hoặc đèn dầu để thắp sáng khi thờ Thần Tài, không dùng các loại bóng đèn có ánh sáng nhấp nháy hay ánh đèn điện sẽ tạo vận khí xấu trong gia đạo.
5. Tham khảo các vật dụng trên bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì? Và cách bài trí đang mang lại nhiều tài lộc
Có rất nhiều bạn thắc mắc trên bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì và cách bài trí ra sao để mang lại vượng khí tốt đẹp nhất.
Để trả lời cho câu hỏi này Lôi Phong đã sưu tầm những cách bài trí trên bàn thờ ông Địa Thần Tài đã mang lại nhiều phúc khí tốt nhất các bạn có thể tham khảo những cách phong phú này và áp dụng cho gia đình mình.
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 01
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 02
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 03
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 04
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 05
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 06
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 07
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 08
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 09
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 10
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 11
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 12
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 13
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 14
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 15
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 16
Bàn thờ ông Địa Thần Tài gồm những gì mẫu số 17
Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn biết được bàn thờ Ông Địa Thần Tài gồm những gì. Loiphong.vn luôn có sẵn các vật phẩm bàn thờ Thần Tài Ông Địa với mức giá hợp lý, mẫu mã đa dạng. Liên hệ tới hotline 096.393.7586 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.