Atula là gì? Hiểu về vị thần chiến tranh trong Phật giáo
Giải thoát hay luân hồi đều do tâm sinh. Luân hồi sinh tử vào cõi nào cũng là do tâm sinh. Và Atula là một trong sáu cõi lục đạo luân hồi, được biết đến với tên gọi là cõi thần. Vậy, Atula là gì? Cõi Atula có những mức độ nào? Đặc điểm, ý nghĩa như thế nào?.....Tất cả sẽ được loiphong.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Atula là gì? Cõi thần là gì?
Atula có nhiều tên gọi khác nhau như Asura (trong tiếng Phạn), A tô la, A tố la, A tu luân, A tác la. Đây là một trong những khái niệm được sử dụng nhiều trong tôn giáo và văn hóa Á Đông nhất là Phật giáo, Ấn Độ giáo và tín ngưỡng dân gian.
Atula là gì?
Trong Phật giáo: Atula là một trong sáu cõi của lục đạo luân hồi, chúng sinh được tái sinh trong cõi Atula sẽ có được nhiều niềm vui, hạnh phúc hơn so với cõi người nhưng lại không bằng cõi trời. Trong tín niệm của Phật giáo, Atula là những vị thần có thần lực mạnh, có cung điện riêng nhưng vẻ ngoài lại không được đoan chính như các cõi trên.
Trên các di tích cổ để lại, những vị thần Atula được xây dựng trên hình tượng to lớn, hung dữ, thể hiện sức mạnh vô song. Dù có quyền năng rất lớn nhưng họ thường bị đẩy vào những cuộc xung đột vì lòng tham và sân hận.
Trong Ấn Độ giáo: Atula là những sinh vật mạnh mẽ và được coi là đối lập với Deva (vị thần thân thiện). Atula không phải lúc nào cũng xấu nhưng lại thường bị dẫn dắt bởi lòng tham, quyền lực. Trong một số câu chuyện thần thoại, họ có thể trở thành vị thần tốt nếu bỏ đi lòng tham và sự ganh ghét.
Trong văn hóa dân gian: Atula được biết đến như những vị thần hoặc ác thần (phụ thuộc vào từng tín ngưỡng và tôn giáo). Họ thường đại diện cho sự xung đột nội tâm, những khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
2. Ý nghĩa của Atula trong Phật giáo
Atula là biểu tượng của xung đột, tham vọng không ngừng. Trong Phật giáo, họ đại diện cho cảm xúc tiêu cực như đố kỵ, giận dữ, tham lam. Những cảm xúc này nếu không được kiểm soát sẽ dẫn dắt con người đến những xung đột và đau khổ.
Câu chuyện về Atula cũng là một bài học về nhân quả. Dù có quyền năng và sức mạnh nhưng các Atula vẫn không thể tìm thấy hạnh phúc vì họ luôn bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực. Đây cũng chính là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc tu dưỡng, kiểm soát cảm xúc, hành động để tránh rơi vào những xung đột, đau khổ.
3. Hình tượng Atula
Hình tượng Atula (hay Asura) được miêu tả với đặc điểm dữ tợn, mạnh mẽ; phản ánh bản chất sân hận và khát khao quyền lực. Một số đặc điểm nổi bật của hình tượng Atula như sau:
3.1. Ngoại hình dữ tợn và mạnh mẽ
Nhiều tay và nhiều mặt: Atula được miêu tả có nhiều tay, nhiều mặt; tượng trưng cho sức mạnh vượt trội, khả năng chiến đấu phi thường. Các tay của A tu la thường cầm vũ khí như kiếm, gậy,...thể hiện bản tính hung hãn và sẵn sàng chiến đấu.
Thân hình cơ bắp: Thể hiện sức mạnh thể chất và quyền uy của họ. Atula được miêu tả như những chiến binh, cơ thể vạm vỡ, lực lưỡng.
Khuôn mặt dữ tợn: Gương mặt của Atula thể hiện rõ sự tức giận, dữ tợn; mắt đỏ ngầu, lông mày nhíu lại, miệng mở lớn để lộ răng nanh sắc nhọn.
Ngoại hình dữ tợn
3.2. Trang phục, trang sức
Trang phục: A tu la thường mặc áo giáp, y phục của các chiến binh để tượng trưng cho cuộc sống không ngừng chiến đấu. Áo giáp được làm công phu có nhiều họa tiết, hoa văn phức tạp.
Trang sức: Bên cạnh vũ khí, trang sức của Atula cũng được mọi người chú ý đến. Chúng được làm từ kim loại quý, có hình dáng kỳ lạ để thể hiện sự quyền lực, địa vị và quyền uy.
3.3. Màu da và hình dáng
Màu da: Atula Vương được miêu tả có màu da đỏ, xanh đậm hoặc đen - tượng trưng cho năng lượng tiêu cực, sức mạnh hủy diệt.
Hình dáng: Trong một số tài liệu, Atula mang hình dáng nửa người nửa thú, có đặc điểm của loài quỷ như sừng trên đầu, móng vuốt sắc nhọn, đuôi dài,...Điều này càng nhấn mạnh sự hung ác.
Atula là biểu tượng của tiêu cực
Tựu chung, Atula là biểu tượng cho những khía cạnh tiêu cực của con người như sự ganh ghét, tham vọng, xung đột. Trong nội dung tiếp theo, loiphong.vn sẽ giải đáp chi tiết các thông tin về cõi Atula trong Phật giáo.
4. Có bao nhiêu mức độ trong cõi Atula?
Theo kinh Lăng Nghiêm, Atula được chia thành 4 mức độ bao gồm thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh. Chi tiết được cập nhật dưới đây:
Noãn sanh: Là loài quỷ được sinh ra từ trứng, chúng có khả năng thần thông do sở hữu phước báu và duy trì chánh pháp.
Thai sanh: Là loài Atula được sinh ra từ bào thai, thuộc về cõi người. Bản chất của Atula này đó là từ cõi cõi trời nhưng kém đức hạnh, không tích lũy được phước báu nên bị đọa vào cõi thấp hơn.
Thấp sanh: Là loài Atula được sinh ra ở nơi ẩm ướt, thường sống ở biển cả. Atula thấp sanh thuộc về loài súc sinh.
Hóa sanh: Là loài cao cấp nhất của Atula, thuộc về cõi trời. Atula hóa sanh có sức mạnh, lòng can đảm; thường đối đầu với Đế Thích, Tứ Thiên Vương và các vị thần khác ở cõi trời.
5. Đặc điểm của chúng sanh khi sống trong cõi Atula
Chúng sanh được tái sinh vào cõi Atula là những người có phước báu nhưng vẫn mang nghiệp Sân, Mận, Nghi. Những người này khi còn sống thường có tính cách nóng nảy hay giận dữ, hung hãn, hiếu chiến. Dù không phải là người xấu hoàn toàn nhưng họ lại có bản tính tự cao tự đại, coi rẻ, khinh thường chúng sanh khác. Họ rất sân si, xét nét, tham gia vào những việc không liên quan đến mình. Bên cạnh đó, họ không có lòng tin vào người khác.
Đặc điểm của chúng sanh khi sống trong cõi Atula
Khi tái sanh vào cõi Atula họ vẫn có được phước báu nên vẫn có thần lực và sức mạnh. Thế nhưng, họ lại không thể sống yên ổn hưởng phước báu như ở cõi trời. Ở cõi Atula phần lớn chúng sanh không phải chịu đau khổ như ở trong địa ngục nhưng lại phải chịu những đấu tranh triền miên. Vì ở kiếp trước có tính tình nóng nảy, hung dữ nên khi tái sinh vào cõi Atula nên họ sẽ có ngoại hình tương tự.
Atula là cõi dưới cõi trời nhưng ở trên con người vì có thần lực. Xét ở một phương diện nào đó thì cõi Atula lại không bằng cõi người!
Ở cõi Atula, thức uống và đồ ăn luôn có sẵn, có trăm vị như cõi trời nhưng khi ăn đến miếng cuối cùng thì sẽ hóa thành bùn đen. Cuộc sống ở cõi Atula không phải chịu những đau đớn dày vỏ của ngạ quỷ, địa ngục nhưng phải đấu tranh liên miên, không lúc nào được yên ổn. Bởi vậy, mỗi người chúng ta khi ở cõi người hay tu tâm dưỡng tính, hạn chế nóng giận, tự cao tự đại, không kinh thường người khác để tránh tạo ác nghiệp cùng một lúc để được tái sinh vào cõi lành.
6. Cõi Atula ở đâu?
Trong kinh Chánh Pháp Niệm, cõi Atula ở:
- Trên mặt đất, trong núi Chúng Tướng. Sức mạnh của loài này yếu nhất.
- Phía Bắc núi Tu di, đi xuống biển hai vạn một ngàn do tuần, có A tu la tên La Hầu thống lãnh.
- Đi sâu xuống biển thêm hai vạn một ngàn do tuần, có Atula tên là Tráng Kiện.
- Đi sâu xuống biển thêm hai vạn một ngàn do tuần thì có Atula tên Tràng Hoa.
- Đi sâu xuống biển thêm hai vạn một ngàn do tuần thì có Atula tên là Tỳ ma chất đa.
7. 10 nghiệp báo tái sinh vào cõi Atula
Trong kinh nghiệp báo sai biệt, nếu vướng phải 10 nghiệp dưới đây thì chúng sinh sẽ tái sinh vào cõi Atula. Cụ thể:
Những nghiệp báo tái sinh vào cõi Atula
- 1. Thân làm một chút nghiệp ác. Nghiệp ác chính là những hành động khiến cho chúng sinh khác đau khổ. Tùy theo hành động sẽ quyết định mức độ của nghiệp ác nhiều hay ít.
- 2. Nói ít ác nghiệp. Đừng nói những lời nói vô hại. Hầu hết mọi người thường vướng vào nghiệp này nhiều nhất, đó chính là khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp càng nhiều, càng làm cho người khác đau khổ thì bạn càng tạo nhiều nghiệp cho bản thân.
- 3. Tâm nghĩ hơi ác. Không hành động, không nói lung tung nhưng tâm lại ác thì cũng đã tạo nghiệp.
- 4. Kiêu ngạo. Tính tình tự phụ, hợm hĩnh và luôn trịnh thượng với mọi người.
- 5. Tự phụ. Luôn cho mình là người giỏi nhất, coi thường người khác.
- 6. Nhà sư tự phụ: Quá tự phụ, quá kiêu ngạo coi mình là thần đồng là người thông minh nhất.
- 7. Tự cao tự đại. Luôn tự hào về những thứ bạn có, làm nảy sinh niềm tự hào.
- 8. Ngã mạn. Bản thân không có đức hạnh nhưng luôn nghĩ là mình có.
- 9. Quá tự phụ. Luôn nghĩ mình cao hơn người khác.
- 10. Hồi hướng. Hồi hướng công đức tu tập của mình cho chúng sinh để được an lạc như mình.
8. Một số hình ảnh về Atula Vương
Hình ảnh Atula Vương số 01
Hình ảnh Atula Vương số 02
Hình ảnh Atula Vương số 03
Hình ảnh Atula Vương số 04
Hình ảnh Atula Vương số 05
Hình ảnh Atula Vương số 06
Hình ảnh Atula Vương số 07
Hình ảnh Atula Vương số 08
Hình ảnh Atula Vương số 09
Hình ảnh Atula Vương số 10
Hình ảnh Atula Vương số 11
Với các thông tin có trong bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Atula là gì và những kiến thức hữu ích khác. Atula trong Phật giáo là biểu tượng của tham vọng, xung đột, cảm xúc tiêu cực mà còn là lời nhắc nhở mọi người về những hậu quả tiêu cực khi không kiểm soát được lòng tham, đố kỵ, sân hận. Thông qua việc hiểu về Atula, cõi Atula sẽ giúp mọi người nhận ra và kiểm soát được các yếu tố tiêu cực của mình để tiến tới sự giác ngộ cũng như giải thoát.