Tỳ kheo là gì? Khám phá FULL A - Z 250 giới Tỳ kheo
Tỳ kheo là gì? Tỳ kheo là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong Phật giáo, dùng để chỉ những người đã cống hiến cuộc đời mình cho con đường tu tập và giác ngộ. Để trở thành tỳ kheo họ đã phải trải qua một hành trình rất dài với những cam kết nghiêm ngặt và cuộc sống khổ hạnh. Tỳ kheo không chỉ là người tu tập cho bản thân mà còn truyền bá giáo lý, hướng dẫn và giúp đỡ người khác trên con đường tu tập. Đồng thời, họ còn giữ vai trò lãnh đạo tâm linh, là hình mẫu để các Phật tử noi theo.
1. Tỳ kheo là gì? Một số khái niệm liên quan
1.1. Tỳ kheo trong đạo Phật là gì? Tỳ kheo ni là gì?
Tì kheo, tỳ khâu, tỳ khưu, tỳ khiêu là những tên gọi khác của tỳ kheo. Tỳ kheo là một danh từ phiên âm từ chữ bhikkhu trong tiếng Pali và chữ bhikṣu trong tiếng Phạn, có nghĩa “người khất thực”, trên thì khất pháp (xin pháp) từ Đức Phật để luyện thân, dưới thì khất thực (xin ăn) để nuôi thân.
Tỳ kheo là thuật ngữ sử dụng để chỉ người nam xuất gia theo Phật
Người xuất gia theo Phật, nam thì gọi là Tỳ kheo và nữ thì gọi là Tỳ kheo ni hoặc nữ tỳ kheo, nữ khất sĩ.
Tỳ kheo và Tỳ kheo ni xuất hiện cùng thời với Đức Phật, khoảng 2500 năm về trước. Đây là hai thành phần chủ chốt ở trong Phật giáo. Nếu không có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thì Phật giáo sẽ mất đi giá trị tôn giáo.
Tì kheo có 3 ý nghĩa, đó là:
👉Khất sĩ: Có nghĩa là trên xin pháp của Chư Phật để nuôi dưỡng pháp thân, dưới xin cơm của đàn na tín thí để nuôi thân. Khất thực chính là việc cho chúng sinh cơ hội tích phước đức thông qua việc cúng dường Tam Bảo. Đối với tỳ khưu đi xin ăn mỗi ngày chính là tu luyện cho tâm sáng, bớt tham lam. Xin được gì ăn đó, không lựa chọn, không đòi hỏi; không phân biệt giàu nghèo, mọi người đều bình đẳng. Bởi vậy, Phật giáo luôn có chủ chương gieo bình đẳng, bất cứ ai cũng đều có thể thành Phật.
👉Bố ma: Là làm cho ma quỷ phải sợ và chỉ có Tăng, Ni trong Phật giáo mới làm cho ma sợ sệt. Các tỳ kheo Tăng tu mật tông (trì tụng thần chú Đà La Ni) khi gặp người bị dính tà ma thì người đó sẽ quỳ lạy và tà ma rời khỏi cơ thể. Ở đâu có Tăng, Ni thì ma quỷ đều sợ hãi.
👉 Phá ác: Phá ác nghĩa là phá trừ tất cả mọi phiền não. Khi phá được phiền não thì bồ đề mới hiện. Trên con đường thoát khỏi sinh tử luân hồi, Đức Phật từng chỉ cho Phật tử biết đó là chơn tâm, trống rỗng, vô ngã, thanh tịnh. Đó chính là con đường giải thoát sinh tử để được vãng sanh cực lạc.
Tỳ kheo giữ một vị trí quan trọng trong cộng đồng Phật giáo, được coi là những người bảo vệ, truyền bá và phát triển giáo lý của Đức Phật. Họ chính là người dẫn dắt, hướng dẫn và hỗ trợ Phật tử trên con đường tu tập. Tì kheo cũng tham gia vào các nghi lễ, tụng kinh, giảng dạy và truyền bá Phật pháp.
1.2. Thọ giới Tỳ kheo là gì?
Thọ giới Tỳ kheo là nghi thức quan trọng trong Phật giáo, đánh dấu bước chuyển mình của một người cư sĩ (người bình thường) sang đời sống tu hành chính thức với tư cách là tỳ kheo (tu sĩ nam) trong Tăng đoàn. Quá trình này bao gồm người thọ giới phát nguyện tuân thủ theo các giới luật và sống một cuộc đời tu tập theo giáo lý Đức Phật.
Thọ giới tỳ kheo là gì?
Thọ giới tỳ kheo không chỉ là một nghi thức mà còn là cam kết tâm linh sâu sắc. Người thọ giới chấp nhận từ bỏ tất cả những ràng buộc của thế tục để dấn thân vào con đường tu tập và giác ngộ. Thọ giới tỳ kheo chính là bước đầu tiên trên hành trình giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, đạt đến niết bàn - trạng thái giác ngộ tối cao trong Phật giáo.
1.3. Sa di là gì?
Sa di (Sāmanera) là thuật ngữ trong Phật giáo, chỉ người nam đã xuất gia nhưng chưa đạt đến cấp độ tỳ kheo (tu sĩ chính thức). Sa di là người mới bắt đầu con đường tu tập và học hỏi trong Tăng đoàn. Sau một thời gian học tập, sa di có thể thọ giới tỳ kheo nếu họ đủ điều kiện và cảm thấy sẵn sàng. Quá trình này sẽ bao gồm việc thực hiện các giới luật nghiêm ngặt hơn và cam kết sâu sắc trong việc theo đuổi con đường giác ngộ.
Sa di là bước đầu tiên trong hành trình tu học của mỗi người, cung cấp nền tảng để họ phát triển phẩm hạnh và kiến thức trước khi trở thành tỳ kheo chính thức.
2. Đặc điểm của Tỳ kheo
Như thông tin loiphong.com.vn đã chia sẻ ở trên, tỳ kheo được dịch theo phiên âm của từ “Bhikkhu” - tên của một loài cỏ thơm mọc trên núi, có hương thơm dễ chịu. Cỏ Bhikkhu có 5 đặc tính nổi bật mà Đức Phật đã chọn làm tên gọi cho giới xuất gia Tăng, Ni. Đó là:
- Dẫn mạn bàng bố: Mạn có nghĩa là mọc dài ra. Bàng là mọc trải rộng, lan rộng khắp nơi. Dựa vào đặc tính của cỏ Bhikkhu, Đức Phật đã khuyên nhủ Tăng sĩ trong Phật giáo nên đi khắp nơi để hoằng dương chánh pháp hóa độ chúng sinh.
- Thể tính nhu nhuyễn: Ý muốn nói là khi tăng sĩ Phật giáo đã xuất gia thì tính tình phải mềm mỏng, nhẹ nhàng, khiêm tốn, chính trực, hoan hỉ, thật thà, bình đẳng,...Không được có thái độ hung hãn, không ác tâm,...Tất cả đều phải bắt nguồn từ thân, khẩu, ý trong tâm chánh niệm.
- Hinh hương viễn văn: Cỏ Bhikkhu thơm từ thân đến lá, mùi hương lan tỏa khắp nơi. Với giới xuất gia trong Phật giáo một khi họ đã tỳ kheo giới thì cần phải tu tâm dưỡng tính để bản thân luôn ở trạng thái trang nghiêm và thanh tịnh. Vậy nên, khi gặp ai thì cũng đều yêu mến và kính trọng.
- Bất bội nhật quang: Cỏ Bhikkhu luôn hướng về mặt trời, biểu thị cho việc các Tăng, Ni không được làm trái với chánh pháp Phật. Nghĩa là, mỗi Tỳ kheo Tăng cần phải giữ tâm hồn nhơn chánh, hành động theo chánh pháp trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
- Năn liệu đông thống: Cỏ Bhikkhu là vị thuốc chữa trị khỏi các bệnh liên quan đến đau nhức. Do đó, các chư Tăng, Ni đều có khả năng tự chữa trị mọi phiền não, cân bằng được tâm trí cho bản thân.
3. Các giới luật của Tỳ kheo
Trong Phật giáo Nguyên Thủy có 250 giới Tỳ kheo tăng và 348 giới Tỳ kheo ni. Theo luật Tạng có 227 giới Tỳ kheo Tăng và 311 giới Tỳ kheo ni. Một số giới luật cơ bản của Tì kheo để bạn tham khảo:
Khám phá những giới luật của tỳ kheo
- Tỳ khưu có 3 y, tì kheo ni có 5 y, sa di có 2 y là y trên và y dưới. Tì kheo và tỳ kheo ni không được 3 y, chỉ có y trung và y hạ mới cần giữ thân mình kín đáo còn y trung thì không cần quá kín đáo.
- Tì kheo và tì kheo ni sau khi ăn xong bữa chính mà có thí chủ đem đồ ăn đến cúng thì Tỳ kheo và tỳ kheo ni có thể ăn thêm nhưng cũng không được ăn. Điều này được gọi là túc thực nghĩa là ăn biết đủ.
- Tỳ khưu và tì kheo ni không được nhóm lửa kể cả việc nấu ăn. Sa di thì được nhóm lửa nấu cho đại chúng dùng còn trong giới kinh thì sa di cũng không được nấu.
- Không chặt cây, không nhổ cỏ còn Sa di thì được làm những việc này.
- Không được trồng hoặc phá hoại các hạt giống, ngũ cốc. Nếu muốn thì nhờ Sa di làm giúp.
- Không được bỏ y thượng và y hạ trong khi ngủ. Sa di không có dùng đại y nên không phạm.
- Không được ăn thực vật mà người khác đưa, không được ăn đồ ăn thừa đã để qua đêm.
- Không được leo, không được đào đất, không được cầm hoặc giữ báu vật,...
4. Vai trò của Tỳ kheo trong Phật giáo
Tỳ kheo giữ vai trò quan trọng trong Phật giáo, không chỉ trong việc duy trì và phát triển giáo lý mà còn hỗ trợ cộng đồng, lan tỏa những giá trị đạo đức của Phật giáo. Tỳ khưu có những vai trò sau:
4.1. Giữ gìn và truyền bá giáo lý
✅ Giảng dạy giáo lý: Tỳ kheo là người trực tiếp truyền đạt, giải thích giáo lý của Đức Phật. Họ tổ chức các buổi thuyết pháp, giảng dạy về các nguyên lý căn bản như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,...giúp Phật tử hiểu rõ hơn và áp dụng được vào cuộc sống.
✅ Bảo tồn truyền thống: Tì kheo có trách nhiệm giữ gìn các nghi lễ, truyền thống và giới luật của Phật giáo. Việc tuân thủ và thực hành giới luật truyền thống giúp đảm bảo giáo lý Phật giáo được duy trì chính xác và nguyên vẹn qua các thế hệ.
4.2. Hướng dẫn tâm linh và tu tập
✅ Hướng dẫn tu hành: Tỳ kheo đóng vai trò là người hướng dẫn tu tập tâm linh bao gồm thiền định, chánh niệm và nhiều phương pháp tu tập khác. Họ giúp đỡ Phật tử trong việc phát triển trí huệ, thanh tịnh tâm hồn cùng những nhận thức sâu sắc về bản chất thực tại.
Hướng dẫn tu hành
✅ Tạo môi trường tu hành: Tỳ kheo tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tu tập và học hỏi. Các tu viện, chùa chiền và các cơ sở Phật giáo do Tỳ kheo quản lý đều là nơi mà cộng đồng có thể đến và tham gia vào các hoạt động tâm linh, học hỏi và tìm kiếm sự hỗ trợ trong hành trình tìm kiếm sự giải thoát và giác ngộ.
4.3. Thực hành và làm gương
✅ Sống theo giới luật: Tỳ khưu sống theo giới luật nghiêm ngặt, bao gồm các quy tắc về đạo đức, hành vi, sinh hoạt hàng ngày. Việc tuân thủ các giới luật không chỉ giúp họ rèn luyện thân thể mà còn là tấm gương cho cộng đồng; chứng minh việc thực hành giáo lý Phật giáo có thể áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.
✅ Tấm gương sáng về đạo đức: Qua việc sống đời khổ hạnh, từ bỏ vật chất và giữ gìn phẩm hạnh, Tỳ kheo là một tấm gương sáng và là một hình mẫu về sự từ bi, trí tuệ, kỷ luật. Họ làm gương cho Phật tử và chúng sinh về cách sống theo những giá trị đạo đức của Phật giáo.
4.4. Tham gia hoạt động từ thiện
✅ Hỗ trợ cộng đồng: Tì kheo tham vào các hoạt động từ thiện, hỗ trợ cộng đồng bao gồm giúp đỡ người nghèo, học sinh nghèo vượt khó,...và tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường. Họ có rất nhiều đóng góp vào sự phát triển của xã hội, phản ánh tinh thần và trách nhiệm xã hội của Phật giáo.
✅ Lan tỏa giáo pháp: Tỳ kheo không chỉ truyền bá giáo lý qua các buổi giảng dạy mà còn thông qua các hoạt động xã hội, từ thiện,...Nhờ đó, lan tỏa được các giá trị Phật giáo đến với nhiều người hơn; làm cho giáo lý càng trở nên gần gũi và có ý nghĩa hơn trong cuộc sống.
Tỳ kheo là nhân tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển Phật giáo. Không chỉ được thể hiện qua việc giảng dạy và thực hành giáo lý Phật giáo mà còn tạo ra những ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng, xã hội.
5. Điều kiện thọ giới tỳ-kheo
Điều kiện thọ giới tỳ kheo phụ thuộc vào quốc gia, truyền thống vùng miền. Dưới đây là một số điều kiện cơ bản.
Điều kiện tỳ kheo
✅ Từ 20 tuổi trở lên vì đây là tuổi trưởng thành theo quy định của giáo pháp.
✅ Nguyện cầu trở thành tỳ kheo, quyết tâm theo đuổi con đường xuất gia, sống theo giới luật và giáo lý Phật giáo.
✅ Trải qua quá trình tập sự, làm sa - di (hoặc sa - di - ni đối với nữ) ít nhất 2 năm. Trong khoảng thời gian này học tập và thực hành theo giới luật của người xuất gia.
✅ Được sự chấp nhận của tăng đoàn, tham gia vào lễ truyền giới, cam kết thực hành thực hành theo những nguyên tắc của Phật giáo.
✅ Tì kheo phải tuân thủ giới luật nghiêm ngặt. Các giới luật này liên quan đến hành vi, tư cách, lối sống của người xuất gia.
✅ Sức khỏe tốt, tâm trí ổn định; chịu được khó khăn và thử thách của đời sống xuất gia.
✅ Được sự đồng thuận của gia đình.
Gia nhập vào hàng ngũ xuất gia là mục tiêu cao nhất của người tu theo đạo Phật. Các Tỳ kheo, Chư Tăng, Tăng Ni là trụ cột của cộng đồng tín ngưỡng, truyền bá giáo lý nhà Phật và là tấm gương để các tín đồ Phật tử noi theo. Mong rằng, các thông tin trên đây về Tỳ kheo sẽ giúp ích bạn. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.