Tụng Kinh
Nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật thì người Phật tử chưa thể gọi là thuần thành mà còn phải tụng kinh, trì chú và niệm Phật. Tụng kinh trước nhất và quan trọng nhất đó là giúp hiểu đúng lời Phật dạy, ứng dụng vào cuộc sống và đem lại lợi lạc cho bản thân và tha nhân. Tụng kinh cũng không phải là để trả bài hay tích công với Phật cũng không phải là để cầu nguyện gia hộ cho gia đình, thân quyến tai qua nạn khỏi, làm ăn thịnh vượng mà mang nhiều ý nghĩa tích cực, gieo rắc hạt giống từ bi, trí tuệ,....
1. Tụng kinh là gì?
Tụng kinh là gì?
Tụng là đọc, tụng kinh có nghĩa là đọc thành tiếng những bài kinh do Phật thuyết hoặc bằng Phạn văn hay bằng Việt văn đã dịch ra thể văn xuôi hoặc văn vần. Gọi chung là kinh nhưng sẽ bao gồm tất cả kệ ngôn, kệ thơ được trích từ các bài kinh ngắn. Đôi khi là những bài kệ khuyến tu do người học Phật sáng tạo, tự nhắc nhở mình và đại chúng trên con đường giác ngộ, giải thoát.
Hiểu một cách đơn giản nhất, tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời Đức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân ý và căn cơ của chúng sinh kết hợp với chuông và gõ mõ. Theo kinh sách, các tu viện hay chùa chiền chư tổ đã đề ra những nghi thức để giúp cho việc tụng kinh được thống nhất dù có rất nhiều người tham gia vào buổi lễ tụng kinh Phật giúp buổi lễ trang nghiêm, chí thành.
2. Ý nghĩa và lợi ích của tụng kinh là gì?
Tụng kinh là pháp môn tu tập tương đối dễ dàng, bất kỳ ai cũng có thể tụng kinh. Tụng kinh mang tới nhiều lợi ích, phải kể đến như:
2.1. Thấy được lý kinh
Để hiểu hết được ý nghĩa sâu xa bên trong kinh Phật thì bạn phải tụng kinh liên tục và thường xuyên. Nghĩa lý đôi khi ta không thể hiểu hết được nhưng tới một lúc nào đó ta sẽ lãnh hội được pháp ngữ, pháp nghĩa ẩn sâu trong từng câu từng chữ của kinh Phật.
2.2. Huấn tập vào vô thức những hạt giống lành
Khi không trực nhận được nghĩa lý sâu xa của kinh Phật thì vô thức ta cũng sẽ có dịp ghi nhận và khắc sâu từng câu kinh, tiếng kệ. Với những ai tụng kinh thường xuyên, vô thức họ đã thuộc, ghi nhớ nên họ có thể tụng kinh cả ở trong giấc ngủ.
Câu kinh tiếng kệ một khi đã khắc sâu vào vô thức thì chính vô thức ấy sẽ tác động tới ý thức, dẫn dắt ý thức, ảnh hưởng và chuyển hóa ý thức. Đến một giai đoạn nào đó, lời kinh tiếng kệ sẽ thay đổi tâm tính con người; biến một người xấu thành tốt, biến người độc ác, hung dữ thành người hiền lành, biến người bộp chộp thành người trầm tĩnh,...
2.3. Đối trị với tạp niệm, phiền não
Đối trị được tạp niệm, phiền não của con người
Tâm ý của chúng sinh được ví là con vượn chuyền cành, con khỉ nhảy nhót lung tung, con ngựa bất kham. Tâm ý ấy luôn lăng xăng, phóng dật, buông lung giống như câu nói của Kinh Lời Vàng:
“Tâm ta khinh động bất an.
Kiếm tìm dục lạc chạy quàng, chạy xiêng”.
Hoặc:
“Khó thay trì nhiếp tâm người.
Chập chờn, dao động vạn đời không yên”
Rõ ràng, tâm ý không bao giờ được bình lặng, luôn lăng xăng tìm kiếm; đau khổ từ đó cũng có mặt và phiền não cũng từ đó mà sinh ra. Khi tụng kinh với tâm biết an trú, chánh niệm thì phiền não, tạp niệm sẽ không còn cơ hội để xen vào.
2.4. Tạo năng lực hỗ trợ cho thường nghiệp (tập quán nghiệp)
Thường nghiệp hay tập quán nghiệp là những nghiệp thường làm trong đời sống hàng ngày thành thói quen, tập quán. Là một trong những nghiệp quan trọng quyết định tới tâm thức tái sinh. Ví dụ như người đồ tể do thói quen giết vật, lúc lâm chung thường thấy cảnh đâm giết, đổ máu.
Tụng kinh lâu ngày sẽ tạo thành thói quen tốt, tập quán nghiệp tốt sẽ quyết định, hỗ trợ kết sanh thức tìm kiếm cảnh giới nhân thiên an lành, hạnh phúc.
2.5. Cảm hóa gia đình và mọi người xung quanh
Nhờ câu kinh, tiếng kệ hàng ngày mà mọi người trong gia đình và những người xung quanh bớt được những câu chuyện vô ích, phù phiếm, “ngồi lê đôi mách”, “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, những câu chuyện nhạt nhẽo - nguyên nhân của sự bất hòa, phiền não. Gia đình và mọi người xung quanh như được bao trùm bởi năng lượng tốt lành, thanh cao, mát mẻ, không khí hướng thượng.
2.6. Nhiều quả báu tốt đẹp
Người tụng kinh sẽ được hưởng những quả báu tốt đẹp sau:
● Miệng thơm tho
● Phiền não lắng dịu
● Tâm hồn luôn thư thái, thanh tịnh, mát mẻ
● Có uy trong gia đình, xã hội
● Nhân sanh nhàn cảnh
3. Cách tụng kinh tại nhà chuẩn nhất
Cách tụng kinh tại nhà chuẩn nhất
Chỉ cần bạn ăn chay, dẫu nhà chưa có bàn thờ Phật thì cũng vẫn tụng kinh Phật được, chủ yếu là tắm gội sạch sẽ, giữ tâm thanh tịnh, không tạp niệm. Chuông khánh có thì tốt, không có thì cũng chẳng sao. Bạn có thể ngồi hoặc quỳ khi tụng kinh, tùy theo sức của mình.
Người nào có thể ăn chay giữ giới, nguyện vì pháp giới chúng sanh mà tụng Kinh thì thân sẽ phát ra lớp kim quang mỏng; lúc lạy Phật có Phật quang chiếu đến hộ thân nên sẽ cảm thấy vô số chúng sanh bái lạy cùng. Hễ họ đến nghe kinh, thỉnh pháp, bái sám Phật thì đều được tái sanh lên cõi người, lúc trưởng thành sẽ gặp được Phật pháp mà tu học.
4. Nghi thức tụng kinh
Một nghi thức tụng kinh trọn vẹn sẽ bao gồm 3 phần:
● Niệm hương lễ bái: Gồm những bài theo thứ tự từ Tinh pháp chân ngôn, Tịnh tam nghiệm chân ngôn, Nguyện hương, Cầu nguyện, Kệ tán Phật, Quán tưởng, Đảnh lễ.
● Tụng kinh: Sau khi hoàn thành việc Đảnh lễ sẽ được chuyển đến phần chính của tụng kinh là vào chuông, mõ. Tiếp đó, tụng những phần tiếp theo như Bài tán, Chú Đại Bi, Kê khai kinh, tụng kinh (Kinh Di Đà, Pháp Hoa), Bát Nhã Tâm Kinh, Chú Vãng Sanh, Tán Phật, Niệm danh hiệu Phật Nam Mô Tây Phương, Bài Sám (Ba đời mười phương Phật)
● Cầu nguyện và hồi hướng: Trong phần này sẽ cầu nguyện và nguyên chung cho vạn vật mà các vị chủ lễ sẽ làm (không đánh mõ). Khi vị chủ lễ đã chấm dứt lời nguyện mọi người sẽ cùng nhau tụng “Nam Mô A Di Đà Phật”, gõ mõ theo song song với lời tụng kinh theo những bước Hồi hướng công đức, Phục nguyên, Phổ nguyên, Tạm tự quy,...
5. Lưu ý khi tụng kinh Phật
Lưu ý khi tụng kinh Phật
Khi tụng kinh Phật bạn cần phải lưu ý những điều quan trọng sau:
● Địa điểm, vị trí tụng kinh phải được dọn dẹp sạch sẽ; bàn Phật cần phải được trang hoàng sao cho trang nghiêm nhất.
● Khi tụng kinh Phật tâm phải tịnh, tập trung vào lời kinh Phật đang tụng niệm để hiểu hết ý nghĩa của từng câu mà Phật, Bồ tát đã dạy trong kinh.
● Không nói chuyện hay để tâm vào những chuyện xung quanh nơi tụng kinh.
● Đọc đúng giọng điệu khi tụng kinh cùng với mọi người.
● Nên quỳ khi tụng trừ khi là người cao tuổi, người bị bệnh thì mới ngồi.
● Luôn giữ cho bản thân nghiêm chỉnh, khoan thai, trang trọng.
● Khi tụng kinh tránh lật sang trang này rồi quay lại trang kia tụng để không làm ngắt quãng buổi tụng kinh.
● Phân chia ban tả Nam, nữ Hữu (so với tượng Phật) hoặc nam ở trước nữ ở sau.
6. Nên tụng kinh Phật khi nào?
6.1. Tụng kinh Phật lúc bận rộn
Lúc không có Phật thì có thể tụng kinh, niệm Phật vì Phật tại tâm, trong lòng Phật chẳng cần phải có tượng, có chùa. Ngôi ngay ngắn, hướng mặt về phía Tây, khởi tâm động niệm, tưởng tượng ra hào quang xán lạn của Đức Phật rồi chậm rãi tụng, mọi xấu xa khổ ải cũng đều bay biến.
Tụng kinh trong lúc bận rộn, có thời gian thì niệm một câu, có thời gian thì niệm mười câu,....Dù chỉ trống một khoảnh khắc thì cũng có thể hướng Phật mà cầu tụng, buông bỏ tạp niệm, sáng suốt trì tụng.
Đừng quá lo lắng vì bản thân quá bận rộn không thể dành thời gian tụng kinh. Bạn cứ tụng bất cứ khi nào, người có lòng Phật sẽ chứng tâm. Nghe kinh niệm Phật là nhất đẳng hưởng thụ của đời người, muốn lúc nào hưởng lúc ấy ngay cả khi thời gian hữu hạn.
6.2. Tụng kinh Phật lúc nhàn rỗi
Tụng kinh lúc nhàn rỗi
Người bận rộn thì muốn tu hành, vậy người rảnh rỗi tại sao lại không tu tâm hướng Phật. Người bận chỉ niệm đôi ba câu, tranh thủ thời gian rảnh để tụng kinh còn người nhàn rỗi thì có thể trì tụng sáng, trưa, chiều, tối. Được nghe kinh Phật, nghe giảng Pháp là điều mà nhiều người mong ước.
Người rảnh rỗi chẳng những tụng kinh niệm Phật đều mà còn có thể đến chùa tham gia tu trì, làm nhiều việc thiện để kinh thấm sâu, biến thành hành động. Thay vì ngồi một chỗ thì hãy hòa nhập cộng đồng Phật tử, hướng tới giác ngộ Phật giáo chẳng tốt hơn sao!
6.3. Tụng kinh Phật lúc sai lầm
Con người chắc chắn sẽ có lúc mắc sai lầm cần phải tịnh để gia cố trí tuệ, sám hối,...Niệm Phật về với chính đạo, mở lòng đón nhận học thuyết, những giác ngộ của Phật pháp. Người hướng Phật có thể truyền giảng đạo pháp, niềm tin tôn giáo tới cộng đồng để tạo thành một tập thể hướng Phật, nêu cao Phật hiệu để tất cả cùng nhau hướng thiện, hưởng phúc.
6.4. Tụng kinh Phật lúc vui mừng
Đừng vui mà quên đường, đừng thấy trước mắt mà nghĩ rằng nó sẽ kéo dài mãi mãi. Dù vui nhưng vẫn phải lo cho tương lai, vui nhưng vẫn phải giữ tâm bình thản vì mọi điều chỉ có tính thời điểm, nay được mai mất, không tồn tại vĩnh cửu. Bởi vậy, hãy hồi hướng tụng kinh niệm Phật để tìm nguồn vui lâu dài.
Kiếp người khổ nhiều vui ít, niềm vui chỉ là tạm bợ, chốc lát rồi qua đi còn nỗi buồn thì luôn dai dẳng. Thân tâm cảnh lạc, tìm thấy được hạnh phúc trong việc tụng kinh thì niềm vui sẽ tăng lên gấp bội, nỗi buồn nhanh chóng lìa xa.
6.5. Tụng kinh Phật lúc hổ thẹn
Tụng kinh lúc hổ thẹn
Làm sai nên hổ thẹn, kiếp trước tu ác nghiệp nên kiếp này chịu quả báo cũng hổ thẹn. Khi trong tâm không dám đối diện với chính mình thì hãy tìm đến Phật pháp.
Kinh Phật không lên án cũng không bài trừ, không xa lánh mà đón nhận tất cả chúng sanh biết hối lỗi, biết tự nhận sai, tìm ra còn đường đúng. Càng sai thì càng nên tụng kinh để nhận ra lỗi lầm, biết phương hướng sửa chữa, khai mở trí tuệ,....
Tụng kinh niệm Phật không cầu danh lợi, không khoe tài năng, không phô trương thanh thế. Những giá trị vô hình mà tụng kinh đem lại thì không thể so sánh với bất kỳ thứ gì kể cả tiền bạc, vật chất.
Tụng kinh không màng ngoại cảnh, không màng rào cản, không kể vui buồn, không so đo sang hèn, đó mới là thế giới của sự bình đẳng, trí tuệ, của lòng tin và thành tâm. Con người có thể thiếu bất cứ thứ gì nhưng không thể thiếu được đời sống tinh thần để tâm thanh tịnh, bình an và hạnh phúc.