Tư Mã Ý
Tư Mã Ý được coi là “kỳ phùng địch thủ” của Gia Cát Lượng. Nếu như Gia Cát Lượng được mệnh danh là “Ngọa Long” thì Tư Mã Ý có biệt hiệu là “Chủng Hổ”. Cuộc đời Tư Mã Ý trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cả đời cẩn trọng, ẩn nhẫn chờ đợi thời cơ để làm nên nghiệp lớn, tạo nền móng vững chắc cho con cháu xây dựng cơ đồ. Cùng loiphong.vn tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!
1. Tư Mã Ý là ai?
Nếu bạn là người đam mê lịch sử, thích đọc sách chắc chắn sẽ không còn xa lạ với tên gọi Tư Mã Ý. Tư Mã Ý (179 - 251) có biểu tự là Trọng Đạt, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 8 người tại Lạc Dương, cho tới khi tướng quân Đổng Trác chiếm lĩnh và phá hủy thành phố thì mới dời tới Trường An - kinh đô của 13 triệu đại trong lịch sử Trung Quốc. Cha của ông là Tư Mã Phòng và mẹ là Kỳ Đinh.
Tư Mã Ý là người túc trí đa mưu giúp Tào Ngụy giữ vững vị thế thời Tam Quốc
Anh trai cả của ông là Tư Mã Lãng từng có lần đưa cả nhà di cư về quê cũ tại Huyện Ôn nhưng họ lường trước được việc nơi đây trước sau gì cũng trở thành địa bàn giao tranh giữa các lực lượng với nhau nên đã dọn về Lê Dương. Năm 194, Tư Mã Ý đưa gia đình trở về Ôn huyện vì Tào Tháo và Lưu Bị đánh nhau.
Tư Mã Ý là một trong những nhà chính trị lẫy lừng thời Tam Quốc, lập nhiều chiến công hiển hách cho nước Tào Ngụy. Đồng thời, ông cũng là người đặt nền móng cho dòng dõi Tư Mã lập nên nhà Tây Tấn thay thế cho nhà Ngụy, thống nhất Tam Quốc sau này.
2. Cuộc đời Tư Mã Ý qua các thời kỳ
2.1. Tư Mã Ý dưới thời Tào Tháo
Ở tuổi 30, Tư Mã Ý nhận chức vụ đầu tiên dưới thời Tào Tháo. Ban đầu, ông không muốn theo phe của Tào Tháo và liên tục tránh né. Đến năm 208, Tào Tháo trở thành Thừa tướng thì mời ông tới tham chính và nói rằng “Nếu ông ta lẩn tránh, hãy bắt giữ”. Không muốn chuyện không hay xảy ra, Tư Mã Ý đã ra mặt và nhận chức Văn học duyện.
Tư Mã Ý nhận chức vụ đầu tiên dưới thời Tào Tháo khi 30 tuổi
Theo Ngụy thư, Tào Tháo có người em họ tên là Tào Hồng, từng đề nghị làm bạn với Tư Mã Ý nhưng ông không đánh giá cao Tào Hồng nên đã tránh mặt, vờ ốm đến mức chống gậy. Lúc này, Tào Hồng rất tức giận và đến tìm Tào Tháo để thuật lại câu chuyện. Điều này khiến Tào Tháo buộc phải đề nghị Tư Mã Ý đến gặp. Đây cũng là sự kiện đánh dấu Tư Mã Ý gia nhập phe Tào.
Tư Mã Ý dưới thời Tào Tháo bắt đầu từ chức quan nhỏ đến chức quan lớn như Đông Tào duyện, Chủ bộ và Tư Mã. Năm 215, Tào Tháo đánh bại Trương Lỗ, buộc tên quân phiệt đầu hàng nhưng Tư Mã Ý đã khuyên Tào Tháo duy trì, đưa quân tiến về phía Nam để đến Ích Châu vì Lưu Bị vẫn chưa kiểm soát được khu vực đó. Nhưng Tào Tháo đã bỏ qua và làm theo ý mình.
Tư Mã Ý còn là một trong những cố vấn thúc giục Tào Tháo triển khai hệ thống đồn điền chế, ủng hộ Tào Tháo giữ chức Ngụy Vương.
2.2. Tư Mã Ý dưới thời Tào Phi
Trước khi Tào Tháo mất, Tư Mã Ý là người “kề vai sát cánh” với Tào Phi - người kế vị Tào Tháo. Năm 216, Tào Phi lên làm Thế tử nhà Ngụy, Tư Mã Ý được chọn làm thư ký cho Tào Phi. Nhờ sự ủng hộ hết lòng giúp Tào Phi vượt qua Tào Thực để lên kế vị nên Tư Mã Ý nhận được sự tín nhiệm từ Tào Phi.
Tư Mã Ý dưới thời Tào Phi
Tào Phi kế vị và trở thành Ngụy Văn Đế sau khi Tào Tháo mất năm 220. Tư Mã Ý tích cực tham gia vào việc loại bỏ Tào Thực khỏi chính trị nên ông được phong làm Hàn Tân đình rồi thăng chức Tể Tướng, sau đó nhận chức Thượng thư, làm Đốc quân rồi Ngự sử Trung thừa. Năm 221, Tư Mã Ý giữ chức Thị trung.
Năm 225, Tào Phi trực tiếp lãnh đạo quân tấn công Đông Ngô của Hoàng đế Tôn Quyền, giao cho Tư Mã Ý cai quản kinh đô. Lúc này, ông được người dân ca ngợi là có công lớn phía sau trận tiền. Tào Phi đánh giá rất cao ông và thăng chức làm Lục Thượng thư - người đứng đầu các quan thượng thư, tương đương chức bộ trưởng bây giờ.
2.3. Tư Mã Ý dưới thời Tào Duệ
Năm 226, Tào Phi đã giao phó người kế vị của mình là Tào Duệ cho 3 người là Tư Mã Ý, Trần Quần và Tào Chân. Khi Tào Phi mất, Tào Duệ trở thành Ngụy Minh Đế và Tư Mã Ý nhận được sự tin tưởng rất lớn nên được phong làm Phiêu kỵ Đại tướng quân - người nắm quyền quản lý quân đội ở Dự Châu và Kinh Châu chống lại Tôn Quyền.
Tư Mã Ý dưới thời Tào Duệ
Năm 227, Mạnh Đạt triển khai cuộc thương lượng lớn nhỏ với Ngô và Thục cũng như hứa hẹn chống Ngụy nếu có cơ hội. Trước sự thúc giục của Gia Cát Lượng, Mạnh Đạt đã tập hợp binh mã để hành động. Tư Mã Ý lúc bấy giờ đã gửi cho Mạnh Đạt một bức thư khiến cho ông ý bình tĩnh hơn. Trong khi Mạnh Đạt nghĩ Tư Mã Ý đang chú tâm bảo vệ vùng biên giới giữa Ngụy và Thục thì Tư Mã Ý đã cấp tốc lên đường đến Tân Thành, đánh bại Mạnh Đạt. Nhờ đó góp công lớn trong trận chiến giữa quân Thục Hán và Tào Ngụy năm 228.
2.4. Tư Mã Ý tiêu diệt Tào Sảng
Tào Duệ qua đời, ngoài mặt Tào Phương lên ngôi gọi là Ngụy Phế Đế nhưng thực chất lại giao quyền cho Tào Sảng và Tư Mã Ý. Tào Sảng dùng thủ đoạn đưa Tư Mã Ý giữ chức vụ cao nhất nhưng thực tế lại là “hữu danh vô thực”. Tào Sảng đưa ra những quyết định quan trọng mà không thông qua Tư Mã Ý. Đến năm 247, Tư Mã Ý quá chán nản mà giả bệnh cáo ốm.
Năm 249, Tư Mã Ý lật ngược thế cờ, lấy cớ được lệnh từ Quách Thái Hậu (hoàng hậu thứ hai của Nguyên hoàng đế Tào Duệ) buộc tội Tào Sảng phải kiềm chế, lũng đoạn triều đình yêu cầu Tào Sảng và anh em phải cách chức. Trước lời hứa của Tư Mã Ý sẽ giữ lại mọi chức vụ, Tào Sảng lựa chọn cách đầu hàng. Thế nhưng, Ý nuốt lời và hành quyết Tào Sảng cùng toàn bộ phe cánh, họ hàng.
Khi ấy, Tào Phương 18 tuổi lên ngôi vua nhưng thực chất lại không có quyền hạn gì, dần dần gia đình Tư Mã đã thao túng triều đình nhà Ngụy. Về sau, con trai của Tư Mã Ý là Tư Mã Sư lên thay quyền chấp chính Tào Ngụy, Tư Mã Chiêu được phong Tấn vương. Đến thời Tư Mã Viêm - cháu nội Tư Mã Ý thì soán ngôi nhà Ngụy, lập ra nhà Tần.
Nhân vật Tào Phương trên phim
2.5. Tư Mã Ý dẹp tướng Vương Lăng
Năm 249, Vương Lăng - vị tướng chỉ huy chiến lược của Thọ Xuân đã mưu mô với Sở vương Tào Bưu chống lại Tư Mã Ý. Hai năm sau đó, Vương Lăng chuẩn bị để hành động thì hai vị quan là Hoàng Hoa và Dương Hoàng tiết lộ bí mật cho Tư Mã Ý. Lập tức, Tư Mã Ý đem quân về phía Đông trong lúc Vương Lăng. Biết không thể chống lại được, Vương Lăng đã đầu hàng; Tư Mã Ý nuốt lời tha mạng buộc Vương Lăng và Tào Bưu tự vẫn. Không những thế, gia đình Vương Lăng cùng đồng bọn đều bị sát hại.
3. Di nguyện kỳ lạ của Tư Mã Ý
Tư Mã Ý cả đời mưu tính, đến khi sắp mất ông cũng cẩn thận sắp xếp hậu sự của mình. Di nguyện kỳ lạ đã trở thành câu đố bí ẩn với hậu thế, thể hiện được trí tuệ cao siêu của Tư Mã Ý.
Năm 251, Tư Mã Ý lâm bệnh nặng rồi mất. Trước khi mất ông đã cẩn thận sắp xếp chu toàn hậu sự của bản thân và căn dặn con cháu “4 không” để bảo vệ tương lai gia độc, đó là:
● Không lập bia mộ
● Không trồng cây xung quanh
● Không chôn theo đồ bồi táng (người và đồ dùng quý giá)
● Không được đến mộ phần để bái tế
Tư Mã Ý còn dặn dò con cháu đừng quét dọn phần mộ khiến hậu thế ai ai cũng bất ngờ. Việc căn dặn con cháu của Tư Mã Ý chứa nhiều ẩn ý, liên quan đến bài học xương máu trong quá khứ.
Di nguyện kỳ lạ của Tư Mã Ý
Cái chết đột ngột của Gia Cát Lượng cũng là gợi ý cho Tư Mã Ý trong việc đưa ra mưu kế cuối cùng trong cuộc đời mình. Tư Mã Ý không bắt trước kế chôn cất của Gia Cát Lượng mà ông đã bí mật lựa chọn khu đất bằng phẳng trên núi Thủ Dương, dặn dò con cháu “4 không”.
Ở thời Tam Quốc, nạn trộm mộ hoành hành khắp nơi. Năm xưa, chính Tào Tháo đã đột nhập vào khu lăng mộ hoàng gia để chiếm đoạt của cải bên trong làm chi phí quân sự. Vậy nên, việc Tư Mã Ý dặn dò con cháu không chôn cất theo bất kỳ tài sản nào cũng để tránh bị những tên trộm liều lĩnh tìm kiếm, đột nhập.
Di ngôn của Tư Mã Ý không chỉ giúp bảo vệ phần mộ của mình mà còn bảo vệ cả hậu duệ sau này. Mưu kê của Tư Mã Ý với hậu sự của mình rất hiệu quả, ngôi mộ với “4 không” kỳ lạ đến mức việc tìm kiếm chẳng khác nào “tìm kim đáy bể”. Đến nay, nơi chôn cất Tư Mã Ý ở đâu vẫn còn là một ẩn số chưa thể giải mã trong lịch sử.
“Không có tầm nhìn xa thì ắt sẽ có nỗi lo trước mắt” nhưng với một người như Tư Mã Ý mọi chuyện đều được ông tính toán cẩn thận. Tư Mã Ý là người giỏi mưu tính, đến cả cái chết của bản thân cũng được sắp xếp cẩn thận. Quả đúng là mưu kế thâm sâu!
4. Những câu nói để đời của Tư Mã Ý
Những câu nói để đời của Tư Mã Ý
Những câu nói của Tư Mã Ý vẫn còn nguyên giá trị đến tận bây giờ. Một số câu nói để đời của Tư Mã Ý đó là:
● Người không được hèn, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải biết kính sợ đối thủ của mình.
● Đừng so đo đến cùng với những kẻ ngốc, hãy học cách cúi đầu trước họ.
● Thua mà không đau, thua mà không nhục, cái cần học trước tiên là giỏi thua.
● Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy.
● Tôi chỉ muốn trọn đời trọn kiếp tay tôi nằm trong tay phu nhân.
Với các thông tin trên đây về Tư Mã Ý, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc như Gia Cát Lượng, Tào Tháo,...