Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

“Trái Tim Của Bụt” Cuốn sách chạm tới đáy lòng của nhiều độc giả

Thứ Tư, 23/10/2024
Trần Xuân Bách

Trái Tim Của Bụt là một trong những cuốn sách văn học tâm linh mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tác phẩm mở ra tầm nhìn và trau dồi tâm hồn cho rất nhiều độc giả. Để giúp cho mọi người có thể hiểu rõ hơn về nội dung của quyển sách Loiphong.vn sẽ mang tới bài viết cụ thể dưới đây.

1. Thích Nhất Hạnh: Tác giả cuốn sách Trái Tim Của Bụt

Trái Tim Của Bụt là tác phẩm của Thích Nhất Hạnh, thế danh là Nguyễn Đình Lang và sau đổi thành là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926, mất 2022. Ông là một thiền sư, nhà thơ, nhà văn, giảng viên, nhà nghiên cứu hoạt động xã hội, nhà hoạt động hoà bình Việt Nam.

Thích Nhất Hạnh sáng lập nên tông phái Truyền thống Làng Mai và là một trong những nguồn cảm hứng, người đã đưa Phật giáo dấn thân. Ông cũng chính là cha đẻ của phương pháp chánh niệm nên có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển của Phật giáo Phương Tây.

Ông sinh ra tại Thừa Thiên Huế và đã xuất gia theo Thiền Tông năm 16 tuổi. Năm 1949, ông trở thành một nhà sư. Từ năm 1960, khi bày tỏ rõ thái độ phản đối chiến tranh Thích Nhất Hạnh đã bị lưu đày ra khỏi Việt Nam. Sau khi ký kết hợp định Paris năm 1973 ông sống lưu vong ở Pháp hơn 40 năm.

Tại đây nước này ông đã thành lập nên hàng chục tu viện và các trung tâm tu tập. Phần lớn cuộc đời của ông gắn với Tu viện Làng Mai ở miền Tây Nam của nước Pháp gần với Thénac. Đồng thời ông cũng đa đi khắp mọi nơi trên thế giới để có thể trò chuyện và diễn thuyết.

Thích Nhất Hạnh là người đã đưa ra khái niệm Phật giáo dấn thân vào cuốn sách Việt Nam “ Hoa sen trong biển lửa” được xuất bản năm 1967. Ông về nước vào năm 2005 và sống ở Tổ Đình Từ Hiếu, Huế.

Thích Nhất Hạnh là tác giả của cuốn sách Trái Tim Của Bụt

Thích Nhất Hạnh là tác giả của cuốn sách Trái Tim Của Bụt

2. Tóm tắt nội dung cuốn sách Trái Tim Của Bụt

Trái Tim Của Bụt là một tác phẩm của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là ghi chép tổng hợp các bài giảng của ông tại khóa học Phật Pháp căn bản được tổ chức từ tháng 11 năm 1993 tới tháng 2 năm 1994 ở làng Mai, Pháp.

Vì đây là một khoá học Phật Pháp căn bản nên nội dung của cuốn sách chứa đựng các thông tin quan trọng trước khi mọi người tìm hiểu sâu về đạo Phật. Phần mở đầu khái lược lại lịch sử Phật Giáo kể từ khi Đức Phật Niết Bàn cho tới thời điểm bây giờ.

Kinh điển chỉ được truyền tụng qua miệng và phải hơn 400 năm sau Bụt nhập diệt mới được chép thành văn bản. Chính vì thế có những Phật tử nhớ và hiểu sai ý của Bụt. Vì vậy sư ông Làng Mai đã căn dặn chúng ta nên học kinh điển khôn ngoan, trán bị kẹt ở trong các câu chữ kinh điển.

Phần quan trọng nhất trong cuốn sách Trái Tim Của Bụt là nói về gốc rễ của đạo Phật xoay quanh Nhị Đế - Tứ Diệu Đế - Bát Chánh Đạo - Duyên Khởi. Qua đây sẽ giúp chúng ta hiểu được khổ, tập, diệt và đạo ra sao để từ đó áp dụng và có thể nhìn thấy chúng trong cuộc sống hiện tại.

Nội dung của cuốn sách cũng đề cập tới chánh niệm, chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh ngữ…  Tìm hiểu kỹ về mối liên hệ cũng như sự ảnh hưởng trong cuộc sống của chính mình.

Trong cuốn sách thầy Thích Nhất Hạnh còn giảng dạy cách để chúng ta có thể tiếp nhận kiến thức mà không lầm đường lạc lối thông qua phương pháp văn, tư và tu. Văn chính là tiếp nạp thêm những thông tin mới, tư chính nghiền ngẫm lại kỹ hơn các kiến thức đã có. Cuối cùng tu chính là đem kiến thức học được áp dụng vào trong thực tế.

Học Phật không phải tích luỹ kiến thức, khiến người học cảm thấy nặng nề mà qua đó nắm được cái sai lầm để buông bỏ. Từ đó giúp cho thân tâm chúng ta thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Chúng ta cần phải làm cách nào để giáo lý của Bụt giúp tâm tư nhẹ nhàng chứ không phải kiến ngày càng nặng nề thêm.

Xuyên suốt cuốn Trái Tim Của Bụt gồm có 24 bài học, chứa đựng khối lượng lớn kiến thức. Tuy nhiên nhờ vào diễn đạt mạch lạc, logics cùng với ví dụ minh hoạ lồng ghép đời thực sẽ khiến người đọc dễ hiểu và tiếp thu.

Cuốn sách giảng dạy chúng ta cách tiếp nhận kiến thức về Phật Pháp mà không lầm đường lạc lối

Cuốn sách giảng dạy chúng ta cách tiếp nhận kiến thức về Phật Pháp mà không lầm đường lạc lối

3. Một số nội dung quan trọng có trong cuốn sách

Trái Tim Của Bụt mang tới cho người đọc nhiều kiến thức khác nhau. Dưới đây là một số nội dung quan trọng mà bạn nên nắm khi tìm hiểu về cuốn sách.

3.1. Chánh kiến

Chánh kiến là khái niệm đầu tiên được giới thiệu trong cuốn sách Trái Tim Của Bụt. Đây được hiểu là cách nhìn vạn vật bằng con mắt yêu thương. Mỗi khi bạn quan sát vào bất kỳ sự vật, sự việc nào thì cần phải quán chiếu chánh kiến đó lên để giúp tránh ảnh hưởng bởi suy nghĩ bộc phát của bản thân.

Chánh kiến được xem là bước quan trọng giúp cho con người tìm tới sự thảnh thơi và hạnh phúc. Nếu bạn không có chánh kiến thì sẽ gặp phải bế tắc trong suy nghĩ của bản thân.

Chánh kiến cũng là việc mà một người nhìn vào chính bản thân mình mà không hề cảm thấy  lo lắng hay hối hận. Dù hoàn cảnh bên ngoài có ra sao thì bạn luôn cảm thấy yêu bản thân và sẵn sàng ứng phó với mọi khó khăn. Một khi đã nhận ra chánh kín sẽ giúp mọi người nhìn kỹ hơn về thế giới qua ống kính khác. Đồng thời qua đó giúp chúng sinh chủ động và có tình yêu thương nhân loại hơn.

Chánh kiến là bước quan trọng giúp con người tìm tới được sự thành thơi và hạnh phúc

Chánh kiến là bước quan trọng giúp con người tìm tới được sự thành thơi và hạnh phúc

3.2. Tứ diệu đế trong sách Trái Tim Của Bụt

Để tìm ra chánh kiến đòi hỏi mọi người phải hiểu được Tứ Diệu Đế bao gồm khổ, tập, diệt, đạo… Nếu muốn giải quyết bất kỳ vấn đề gì thì bạn cần phải hiểu được sự việc đó là như thế nào. Theo đó có 4 bước giúp tìm ra con đường khai sáng bao gồm:

  • Khổ: Nhận ra được nỗi khổ hiện đang tồn tại trong bản thân và phải dám đối mặt với nó.
  • Tập: Bạn phải hiểu được các nỗi khổ đó tới từ đâu. Con người có bản năng thường sẽ chạy trốn khó khăn nên dám đối diện với những điều gây khổ cho mình chính là bước tiến ngoạn mục.
  • Diệt: Nếu gốc rễ của nỗi khổ được phơi bày thì chắc chắn điều đó sẽ bị tiêu diệt. Theo đó diệt không phải là bỏ qua mà phải hiểu đó chính là những việc cần làm và nổ lực giải quyết nó.
  • Đạo: Để đối diện và giải quyết những nỗi khổ sẽ có con đường nhất định. Hiểu được điều này mọi người cần phải học cách đối với với chúng, quán chiếu và loại bỏ đi nỗi khổ.

Tứ Diệu Đế bao gồm có khổ, tập, diệt và đạo

Tứ Diệu Đế bao gồm có khổ, tập, diệt và đạo

4. Cảm nhận, đánh giá chân thực về cuốn sách

Cuộc sống của chúng ta mỗi ngày đều rất bận rộn và luôn vội vã. Khi nào cũng có những tiếng ồn và hướng về vật chất, vẻ bề ngoài. Khi đó cuốn sách Trái Tim Của Bụt được đánh giá như một phương tiện giúp cho con người trở về với ngôi nhà linh hồn thiêng liêng của chính mình. Từ đó giúp tìm lại được sự bình yên ở sâu thẳm trong tâm hồn và tìm lại an lạc đích thực.

Mặc dù triết lý Phật học rất đa dạng nhưng Trái Tim Của Bụt vẫn phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt những ai đang mong muốn được sống chậm lại để ngắm nhìn, lắng nghe sự sống ở từng hơi thở. Từ đó nắm được mỗi ý niệm diễn ra ở trong đầu, mỗi hành động đang làm để có thể sống trọn vẹn và tròn đầy nhất.

Nhờ vào nghệ thuật diễn giải cùng với các ví dụ minh hoạ cụ thể, đơn giản xoay quanh đời sống hàng ngày thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giúp cho giáo lý nhà Phật trở nên hấp dẫn và dễ hiểu hơn. Từng khái niệm xuất hiện trong cuốn sách Trái Tim Của Bụt giống như mở ra chân trời mới mẻ ở trong tâm trí của chính mình.

Những kiến thức có trong cuốn sách chẳng thể nào tóm gọn được ở vài dòng mà cần dùng tới một tâm hồn rộng mở để đón nhận. Lý do là vì từng câu từng chữ đều chạm tới các khía cạnh, góc khuất ở trong tâm hồn khiến con người phải dừng lại để cảm nhận, soi chiếu và học tập.

Trái Tim Của Bụt giúp con người tìm được bình yên ở sâu thẳm trong tâm hồn

5. Đọc sách Trái Tim Của Bụt giúp hiểu về phương pháp tu tập

Trái Tim Của Bụt là một quyển sách pháp môn đầy nhiệm màu và tinh hoa của làng Mai. Các kiến thức ở đây có liên quan cụ thể tới việc tu tập như thiền định dành cho những người đã xuất gia. Với những người tại gia cũng có thể tóm tắt và thực hành theo những gì tinh tuý và thiêng liêng nhất của đạo Phật.

Việc học Phật pháp cũng giống như tìm hiểu về Thiền. Đây chính là quá trình tìm tới chánh niệm với sự bình yên. Nếu chúng ta học Phật nhưng không thấy tâm tịnh thì chưa học đúng cách.

Trong cuốn sách, các chương liên quan tới thực hành chánh niệm đã được diễn giải một cách rõ ràng. Theo đó có 51 tâm hành, trong đó có Thọ và Tưởng, điều này đồng nghĩa với việc cảm thụ và tri giác. Còn lại 49 hành được chia đều cho những ngũ quan khác.

Khi đọc sách Trái Tim Của Bụt bạn sẽ nắm rõ được nguyên tắc trong Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo. Qua đó giúp giải quyết được các khổ đau ở trong cuộc sống thường nhật. Việc đọc cuốn sách này mọi người sẽ nhận ra rằng để có được một trái tim của Bụt, trái tim hướng tới Phật chúng ta phải giữ tâm thế luôn tĩnh lặng. Dù trong cuộc sống có biết bao sóng gió và gian truân vất vả.

Việc đọc sách này giúp mọi người giải quyết được các đau khổ diễn ra trong cuộc sống thường nhật

Việc đọc sách này giúp mọi người giải quyết được các đau khổ diễn ra trong cuộc sống thường nhật

Có thể thấy Trái Tim Của Bụt là một cuốn sách hay và ý nghĩa mà mọi người nên đọc. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về tâm lý của con người thì chắc chắn đây sẽ là một gợi ý không nên bỏ qua. Đừng quên theo dõi Loiphong.vn để được biết thêm nhiều cuốn sách có ý nghĩa sâu sắc khác nhé.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger