Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Tôn Thất Tùng

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Tôn Thất Tùng là một bác sĩ phẫu thuật người Việt, nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Tên tuổi của ông được nhiều người biết đến khi là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch” hoặc “phương pháp gan khô”. Ngày 10/5/2022, giáo sư Tôn Thất Tùng được Google Doodle tôn vinh nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh.

1. Tôn Thất Tùng là ai?

Tôn Thất Tùng là ai?

Tôn Thất Tùng là ai?

Tôn Thất Tùng (1912 - 1982) sinh ra ở Thanh Hóa, gia đình ông thuộc dòng dõi quý tộc triều Nguyễn. Bố ông là Tổng đốc, sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa. Sau khi cha mất, mẹ ông mới đưa gia đình về lại Huế sinh sống. Gia đình ông sinh sống tại thôn Dương Xuân Thượng, nay thuộc phường Đúc.

Giáo sư Tôn Thất Tùng là bác sĩ nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Với những đóng góp to lớn cho nền y học Việt Nam ông được phong tặng Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô, Hội viên Hội quốc gia những nhà phẫu thuật Cộng hòa Dân chủ Đức, Viện sĩ Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris, Hội viên Hội các nhà phẫu thuật Lyon (Pháp), Thành viên Hội Quốc gia các nhà phẫu thuật Algérie. Là một giáo sư, người thầy tận tâm đào tạo ra nhiều thế hệ bác sĩ tài năng tại Trường Đại học Y Hà Nội.

Không những thế, GS Tôn Thất Tùng từng giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ cộng Hòa; nguyên Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại Khoa - ĐH Y Dược Hà Nội. Con trai của ông là Tôn Thất Bách cũng trở thành một nhà y khoa nổi tiếng.

2. Tôn Thất Tùng - Chặng đường đến với Y học

Tôn Thất Tùng - Chặng đường đến với Y học

Tôn Thất Tùng - Chặng đường đến với Y học

Dù sinh ra và lớn lên trong gia đình quý tộc nhưng Tôn Thất Tùng lại không theo nghiệp làm quan của gia đình. Năm 1931, ông một mình ra Hà Nội và theo học tại trường trung học Bảo Hộ (tức trường Bưởi - trường Chu Văn An ngày nay). Năm 1935, ông thi đỗ vào trường Y Dược Toàn cấp Đông Dương. Đây là ngôi trường Y duy nhất của Đông Dương và là thành viên của Viện Đại học Đông Dương.

Tôn Thất Tùng không được tham dự các kỳ thi “nội trú” vì là thí sinh bản xứ, hơn nữa thực dân Pháp không muốn dân thuộc địa giỏi hơn dân chính quốc. Trong quãng thời gian học tập tại đây, ông làm việc ngoại trú tại Bệnh viện Phủ Doãn. Đến năm 1938, sau khi đấu tranh đòi quyền lợi, chính quyền thực dân buộc phải tổ chức kỳ thi nội trú cho người dân bản xứ. Tôn Thất Tùng xuất sắc vượt qua kỳ thi và trở thành người duy nhất mở đường cho các tiền lệ sau này. Điều này khiến cho các nước thuộc địa bất ngờ.

 Tôn Thất Tùng xuất sắc vượt qua kỳ thi nội trú

 Tôn Thất Tùng xuất sắc vượt qua kỳ thi nội trú

Tôn Thất Tùng đã bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với chủ đề “Cách phân chia mạch máu của gan”. Với luận án này, ông đã được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học tổng hợp Paris. Luận án của ông trở thành tiền đề cho các công trình nghiên cứu khoa học sau này.

Sau năm 1945, GS Tôn Thất Tùng bắt đầu làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong khoảng thời gian này, ông cũng đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách khoa học thuộc ngành Y đầu tiên của Việt Nam với tên gọi “Viêm tụy cấp tính và phẫu thuật”.

Tôn Thất Tùng (vest trắng bên trái) và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tôn Thất Tùng (vest trắng bên trái) và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vào những năm đất nước chìm trong bom đạn chiến tranh ác liệt, ông vẫn tham gia tổ chức điều trị, phát triển ngành y và nghiên cứu khoa học, đào tạo sinh viên, xây dựng nền tảng trường Y khoa Việt Nam. Tôn Thất Thuyết tham gia khám chữa bệnh hầu hết các địa bàn dù chiến tranh ác liệt và nguy hiểm. Một số địa bàn đó là Vân Đình, Hà Đông, Tuyên Quang, Phù Linh, Phú Thọ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang,...

Từ năm 1947 - 1961, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Đến năm 1954, Tôn Thất Tùng giữ chức vụ Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và giữ cương vị Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại của trường Đại học Y Dược Hà Nội. Cả cuộc đời của ông gắn liền với y học, cống hiến hết mình cho sự nghiệp chữa bệnh cứu người.

Tôn Thất Tùng là một bác sĩ, người thầy tâm huyết

Tôn Thất Tùng là một bác sĩ, người thầy tâm huyết

Trong thời gian làm Chủ nhiệm Bộ môn ngoại của Đại học Y ông đã vun đắp, tạo ra nhiều thế hệ học trò tài năng, tâm huyết như GS Tôn Thất Bách, GS Đỗ Đức Văn, GS Đặng Hanh Đệ,...Những quan điểm dạy học của ông đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị như “học và hành thống nhất”. Đặc biệt, ông luôn quan tâm tới đời sống sinh viên mà ông cho là “những người thiệt thòi nhất”.

3. Những giải thưởng y khoa của giáo sư Tôn Thất Tùng

Chân dung thiên tài ngành y Việt Nam

Chân dung thiên tài ngành y Việt Nam

Với những đóng góp to lớn cho nền y học, GS Tôn Thất Tùng không chỉ được Việt Nam mà còn được cả thế giới công nhận. Ông nhận được rất nhiều giải danh hiệu lớn như:

● Danh hiệu Anh hùng Lao động

● Huân chương Hồ Chí Minh (1992)

● Huân chương Lao động hạng Nhất

● Nhận về huân chương Chiến sĩ hạng Nhất

● Huân chương Kháng chiến hạng Ba

● Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996)

GS, Bác sĩ Tôn Thất Tùng mất ngày 7/5/1982 tại Hà Nội, thọ 70 tuổi tại Nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội. Từ năm 2000, Nhà nước Việt Nam đặt ra một giải thưởng về Y khoa mang tên ông đó là giải thưởng Tôn Thất Tùng nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của giáo sư.

Tên của ông cũng được đặt tên cho nhiều con đường trên cả nước. Đặc biệt, tên ông được đặt cho con đường đi qua Đại học Y Hà Nội - nơi ông từng học và đào tạo ra hàng nghìn bác sĩ ngoại khoa tài năng cho cả nước. Mới đây, giáo sư còn được Google vinh danh, tôn vinh kỷ niệm ngày sinh vào ngày 10/5/2022; ông là người Việt Nam thứ 4 được Google vinh danh.

4. Phương pháp cắt gan có kế hoạch và các thành tựu y khoa

Phương pháp cắt gan có kế hoạch và các thành tựu y khoa

Phương pháp cắt gan có kế hoạch và các thành tựu y khoa

Phương pháp cắt gan có kế hoạch của Tôn Thất Tùng chỉ mất từ 4 - 8 phút nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp của giáo sư người Pháp Lortat - Jacob thì phải mất 3 - 6 giờ. Phương pháp này của Tôn Thất Tùng không phải là do sự khéo léo, thay đổi kỹ xảo vụn vặt mà chính là những nghiên cứu cơ bản khi là sinh viên nội trú mà ông thực hiện từ năm 1935 - 1939.

Lần đầu tiên trong y văn thế giới, Tôn Thất Tùng đã mô tả các mạch máu và ống mật trong gan sau khi phẫu tích hơn 200 lá gan. Nhờ đó mà luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa của mông được tặng huy chương bạc của Liên hiệp Pháp 1939.

Với việc biết chi li, tường tận các tĩnh mạch trong gan, Tôn Thất Tùng cùng Mayer - May lần đầu tiên trên thế giới đã cắt gan một cách “có quy phạm”, nghĩa là tìm và kẹp chặt các mạch máu trong gan trước khi cắt thùy gan bị ung thư.

Năm 1958, GS Tôn Thất Tùng tiến hành thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1959, giáo sư phát triển khoa mổ sọ não và khoa ngoại nhi. Năm 1960, giáo sư là người đầu tiên đề xuất và áp dụng có kết quả xuất sắc việc mổ gan bằng phương pháp Việt Nam. Năm 1965, giáo sư triển khai thành công trong việc mổ tim bằng máy tim phổi nhân tạo ở nước ta.

Tôn Thất Tùng - Người thầy thuốc làm rạng danh y học Việt Nam

Tôn Thất Tùng - Người thầy thuốc làm rạng danh y học Việt Nam

Dành trọn cuộc đời nghiên cứu, tìm ra các phương pháp chữa bệnh, Tôn Thất Tùng còn là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu các tác hại của chất độc dioxin, phương pháp điều trị vết thương do bom bi, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch và 123 công trình khoa học y khoa khác.

Suốt cuộc đời, giáo sư, viện sĩ, bác sĩ Tôn Thất Tùng gắn bó với bệnh viện và bệnh nhân. Ông làm việc không mệt mỏi cho đến tận cuối đời, là tấm gương người thầy mẫu mực, trung thực. Tôn Thất Tùng là người thầy thuốc làm rạng danh y học Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc xây dựng một nền y học Việt Nam hiện đại.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger