Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Tiết lộ thông tin về chùa Láng khiến bạn bất ngờ

Thứ Năm, 02/11/2023
Trần Xuân Bách

Ở khu vực nội thành Hà Nội có một ngôi chùa rất linh thiêng và tâm linh đó là chùa Láng. Nơi đây đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các phật tử đến từ trong nước và nước ngoài. Mặc dù đã được hình thành rất lâu đời nhưng ngôi chùa vẫn mang một vẻ đẹp trang nghiêm và tráng lệ. Nó được xem như một biểu tượng đặc đẽ mỗi khi nhắc tới thủ đô.

1. Vị trí của Chùa Láng nằm ở đâu?

Chùa Láng nằm tại vị trí phường Láng Thượng thuộc quận Đống Đa của thành phố Hà Nội. Ngôi chùa nằm cách trung tâm của thành phố Hà Nội khoảng tầm 5km. Từ đầu phố đường Láng đi khoảng tầm 700m là sẽ nhìn thấy được ngôi chùa ở phía bên tay trái.

Chùa Láng nằm tại quận Đống Đa thành phố Hà Nội

Chùa Láng nằm tại quận Đống Đa thành phố Hà Nội

2. Tìm hiểu lịch sử chùa Láng hình thành như thế nào?

Theo như ghi chép lại chùa Láng đã được xây dựng từ thời nhà vua Lý Anh Tông trị vì từ năm 1138 cho tới năm 1175. Ngôi chùa này thờ Thiền sư Từ Đại Hạnh. Trong truyền thuyết, vị nhà sư này đã được đầu thai để làm con trai cho một gia đình quý tộc Sùng Hiền hầu, em của vua Lý Nhân Tông. Do nhà vua lúc bấy giờ không có con trai nên con trai của người em đã được nối ngôi. Tứ là vua Lý Thần Tông vị trì từ năm 1128 cho tới năm 1138.

Khi đó con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã xây dựng nên chùa Chiêu Thiền với mục đích thờ vua cha và tiền thân của Người đó là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trải qua năm tháng ngôi chùa đã qua nhiều lần trung tu. Đặc biệt nhất là vào các năm 1656, 1901 và năm 1989. Tới nay diện mạo của ngôi chùa đã có nhiều sự thay đổi. Thế nhưng nó vẫn giữ được vị trí cũ và thể hiện được nét đẹp cổ kính của danh thắng lừng danh nhất tại Phía Tây Thăng Long.

Ngôi chùa đã được hình thành từ rất lâu đời nay

Ngôi chùa đã được hình thành từ rất lâu đời nay

3. Chùa Láng thờ cúng ai?

Nhắc tới chùa Láng chắc chắn bạn phải ngạc nhiên về số lượng tượng thờ được đặt tại đây. Nơi được được xếp vào một trong các ngôi chùa sở hữu số lượng tượng thờ nhiều nhất tại Hà Nội. Trong chùa có tổng cộng 198 pho tượng. Quan trọng nhất đó là tượng Trừng Ác, tượng Khuyến Thiện, tượng Tứ Đại Thiên Vương, tượng Đế Thích, tượng Cửu Long Phún Thuỷ, tượng Phạm Thiên, Tam Toà Thánh Mẫu, tượng Thập Bát La Hán, tượng Tứ Vị Vua Bà, tượng Lịch Đại Tổ Sư…

Bên cạnh các tượng Phật tại thượng điện chùa còn có các tượng đặt hậu cung đó là tượng nhà sư Từ Đạo Hạnh và tương nhà vua Lý Thần Tông. Trong đó tường Đạo Hạnh được làm từ chất liệu mây đan phủ sơn. Còn tượng nhà vua Lý Thần Tông được làm từ chất liệu gỗ mít cao cấp.

Trong chùa sẽ chia thành các phòng cụ thể như bái đường, thượng điện, nhà tổ, tăng phòng, nhà thiêu hương… Điều thu hút nhất đó là Động Thập điện Diêm Vương được đặt tại vị trí 2 đầu đốc toà tiền đường trông vô cùng bắt mắt. Nơi đây sẽ miêu tả lại được các hình phạt có tại các tầng địa ngục.

4. Tham quan kiến trúc nổi bật của chùa Láng

Chùa Láng trong ghi chép của ngày xưa được xây dựng chưa đủ 100 gian và xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Đây là một kiểu kiến trúc của chùa vô cùng phổ biến. Kiểu kiến trúc đặc trưng với hai dãy hành lang dài được thiết kế ngay sát với Tiền đường và Hậu Đường. Tất cả sẽ tạo nên khung hình chữ nhật khép kín giúp vây lại công trình kiến trúc ở giữa là nhà thiêu hương hoặc nhà thượng điền.

Tới thời điểm hiện tại, ngôi chùa này vẫn giữ được những nét đẹp bề thế nhất nhờ vào quần thể kiến trúc vô cùng hài hoà và cân đối so với tổng thể xung quanh. Nơi đây tạo nên một không gian vô cùng yên bình và thanh tịnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về kiến trúc của chùa Láng thông qua nội dung sau nhé.

4.1. Cổng ngoài của chùa

Ngôi chùa này được thiết kế với phần cổng ngoài mang dáng vẻ độ sồ mà vô cùng vững chắc. Phần cổng có 4 cột vuông kết hợp theo đó là ba mái cong không trùm lên cột. Các mái sẽ được thiết kế gắn sát với giàn sườn. Phần mái tại cổng chính sẽ được thiết kế cao hơn so với mái tại cổng phụ. Với hình ảnh này sẽ khiến cho nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới phong cách kiến trúc của cổng Phủ Chúa.

Ở cổng chùa Láng được đặt thêm tấm hoành phi lớn. Trên đây được ghi với dòng chữ đó là Thiền Thiên Khải Thánh.

Cổng chùa được thiết kế chắc chắn và trang nghiêm

Cổng chùa được thiết kế chắc chắn và trang nghiêm

4.2. Nhà Bát Giác

Ngay sau cổng Tam Quan đó là sân gạch bát Tràng và một sập đá ngay giữa khuôn viên của chùa. Sân này thường được sử dụng để có thể đặt kiệu trong khi tổ chức những lễ hội lớn. Khi bước qua cổng Tam Quan, đi theo con đường lát gạch đỏ bạn sẽ đến gay được nhà Bát Giác. Đây chính là nơi được sử dụng để đặt tượng của Thiền Sư Từ Đạo Hành.

Nhà Bát giác còn được dùng để đặt kiệu thánh vào trước những ngày hội. Không gian này đã được xây dựng bởi gạch cổ được nung già và để trần tại 8 cạnh. Phần mái lớp của nó được thiết kế theo kiểu mái chồng có 2 tầng. Tại đây bao gồm có 16 mái được lợp ngói vảy với các đầu đao cong vút và uốn lượn.
Trên đỉnh của nóc nhà được thiết kế với hoạ tiết gồm có 4 con phượng đang múa. Chúng mang những đường nét mềm mại và uyển chuyển tự nhiên. Tầng mái bên trên còn được đắp thêm với 8 con rồng cuộn. Đây là một trong những điểm nhấn tạo vẻ đẹp rồng bay phượng múa trong kiến trúc chùa Láng.

Nhà Bát Giác nằm ngay giữa khuôn viên của chùa

Nhà Bát Giác nằm ngay giữa khuôn viên của chùa

4.3. Toà Tiền Đường

Diện tích của công trình khá là rộng lớn, bao gồm có 9 gian. Nó được xây dựng theo kiểu tưởng hồi bít đốc tay ngai. Phần mái được lợp thêm ngói ta và mang kiểu chồng diêm 2 tầng có 4 mái.

Công trình này được trang trí vô cùng đa dạng và phong phú với nhiều hoạ tiết hoa văn khác nhau như long mã, tứ quý, chim phượng, hổ phù… Tất cả đều thể hiện được đặc trưng nghệ thuật của thế kỷ XIX.

4.4. Tòa Trung Đường

Kích thước của tòa Trung Đường gần bằng với toà Tiền Đường. Giữa hai toà này được nối với nhau nhờ một phương đình nhỏ với thiết kế kiểu 4 mái đao cong. Toà Trung Đường được thiết kế theo kiểu kiến trúc niên đại nghệ thuật.

Gian giữa của công trình kiến trúc này vẫn còn sót lại mảng chạm rồng phượng. Đây là một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật dưới thời Hậu Lê vào thế kỷ XVIII.

4.5. Công trình kiến trúc đồ sộ và nổi bật

Sau khi đi qua nhà Bát Giác phật tử sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc vô cùng đồ sộ ở trong khuôn viên rộng rãi. Nơi đây có nhà bái đường, thượng điện, nhà thiêu hương…

Tại vị trí hai đầu toà tiền đường có đông Thập Điện Diêm Vương trông vô cùng đẹp và ấn tượng. Đây là khu vực giúp tái hiện lại các hình phạt tại những tầng địa ngục. Điều ấn tượng nữa đó là tại chùa có nhiều tượng thờ khác nhau bao gồm khoảng 198 tượng kích thước lớn nhỏ, đa dạng… Tất cả sẽ mang tới cho người tham quan những trải nghiệm thú vị nhất.

Công trình kiến trúc bên trong chùa đồ sộ và nổi bật

Công trình kiến trúc bên trong chùa đồ sộ và nổi bật

5. Lễ hội đặc sắc có tại chùa Láng

Lễ hội đặc trưng của chùa Láng được tổ chức vào ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm. Người ta đã lấy ngày sinh của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh để tổ chức lễ hội. Chùa Láng tổ chức lễ hội song song cùng với hội của chùa Thầy.

Khi lễ hội diễn ra người dân làng Láng Phượng và du khách thập phương thường hay trở về sân chùa để khai hội và tổ chức lễ rước kiệu thánh từ chùa này sang chùa Hoa Lăng. Trong đó chùa Hoa Lăng chính là nơi thờ thân mẫu của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh.

Lễ hội được tổ chức để tái hiện lại các hình thức đấu thần và giúp tái hiện lại về trận giao đấu của thiền sư Từ Đạo Hạnh với sư Đại Điên. Vào dịp này, tại chùa còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như thi nấu cơm, ô ăn quan, bịt mắt đập niêu… Tất cả sẽ giúp tạo nên một không khí vô cùng sinh động và mang đậm chất của làng quê Bắc Bộ. Chính điều này đã giúp lễ hội chùa Láng rất thu hút khách tham quan hàng năm.

Lễ hội chùa Láng được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 3

Lễ hội chùa Láng được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 3

6. Thời gian đóng và mở cửa của Chùa Láng?

Để có thể vào tham quan Chùa Láng được bạn cần nắm về thời gian đóng mở cửa tại chùa. Nhà chùa quy định thời gian mở cửa sẽ vào lúc 7 giờ và thời gian đóng cửa vào lúc 17h00. Nhà chùa sẽ không thu phí tham quan hay bất kỳ một chi phí nào khác. Nếu bạn di chuyển bằng các phương tiện cá nhân thì sẽ mất phí gửi xe ở bên ngoài.

Vào các dịp lễ hội, ngày rằm, mùng 1, ngày lễ Vu Lan, Phật Đản… chùa thường đóng cửa muộn hơn. Điều này giúp cho du khách có thêm thời gian tìm hiểu và cúng viếng.

Thời gian mở cửa của chùa từ 7 giờ tới 17 giờ

Thời gian mở cửa của chùa từ 7 giờ tới 17 giờ

7. Lưu ý quan trọng nên biết khi đi chùa Láng

Chùa là một trong những địa điểm thanh tịnh và trang nghiêm. Do đó khi du khách đến tham quan chùa nên lưu ý một số điều sau:

● Tới thăm chùa Láng bạn nên đọc và tuân thủ những quy định được đưa ra tại các nơi thờ phượng và những cơ sở tôn giáo.

● Ở một số vị trí trong chùa bạn sẽ được dâng lễ mặn. Vì vậy hãy chú ý để thực hiện cho đúng.

● Cần phải cẩn thận bảo quản tư trang của mình. Bởi trong chùa này vào các ngày lễ thường rất đông, sẽ dễ xảy ra tình trạng móc túi, trộm cắp.

● Ăn mặc lịch sự, trang nghiêm phù hợp với không gian thanh tịnh tại chùa.

● Cẩn trọng trong từng lời nói, cử chỉ. Không nói thô tục, đùa giỡn hay cười hét.

Tuân thủ quy định mỗi khi tới thăm chùa

Tuân thủ quy định mỗi khi tới thăm chùa

Như vậy những thông tin về chùa Láng đã được chúng tôi chia sẻ ở trên mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ nhất về ngôi chùa này. Để từ đó có được chuyến đi tham quan thú vị nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều chùa khác hãy truy cập ngay vào website của Lôi Phong nhé.

 

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger