Thích Thiện Hoa: Tiểu Sử Và Cuộc Đời Hòa Thượng Bạn Nên Biết
Thích Thiện Hoa là một hòa thượng trí thức uyên thâm được đông đảo Phật tử gần xa trên cả nước theo dõi và yêu thích. Thầy đã có những buổi giảng pháp thu hút sự quan tâm chú ý của hàng ngàn người. Để giúp bạn nắm rõ hơn về cuộc đời của thầy chúng tôi đưa ra bài viết dưới đây.
1. Thích Thiện Hoa là ai?
Thích Thiện Hoa tên thật là Trần Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sinh vào ngày mùng 7 tháng 8 năm 1918, tại Tân Quy, Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ. Ông là con út của một gia đình có 8 anh chị em. Chính vì quy y vào Phật Giáo từ nhỏ, nên Hòa Thượng đã lấy pháp danh để làm thế danh là Trần Thiện Hoa.
Thân phụ của ngài là ông Trần Văn Thế, pháp danh Thiện Huệ. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tinh. Cả gia đình của hòa thượng đều đã quy y với Tổ Chí Thiền tại chùa Phi Lai núi Voi, tỉnh Châu Đốc.
Có thể nói gia đình của thầy Thích Thiện Hoa có nhiều người xuất gia nhất ở vùng, cụ thể là.
- Người chị thứ bảy của thầy là sư bà Diệu Kim trụ trì tại chùa Bảo An, Cần Thơ đã xuất gia lúc 17 tuổi.
- Người anh thứ 8 xuất gia là thượng toạ trụ trì ở chùa Phật Quang Trà Ôn, pháp danh là Thiện Tâm, hiệu Hoàn tâm.
- Người anh thứ 5 có pháp danh là Thiện Minh xuất gia, trụ trì tại chùa Linh Quang, Rạch Sung, Trà Ôn.
- Những người cháu kêu hoà thường bằng chú như Tịnh Thuận, Tịnh Nghiêm và cháu kêu bằng cậu như Hoàn Phú, Bửu Châu… cũng lần lượt xuất gia.
Thích Thiện Hoa sinh ra tại Cần Thơ
2. Thời kỳ tu học của hoà thượng Thích Thiện Hoa
Hoà thượng Thích Thiện Hoa có thời kỳ tu học từ rất sớm, trải qua nhiều năm để đạt được tiếng tăm như hiện nay.
2.1. Thích Thiện Hoa tham gia học tại trường gia giáo
Ngay sau khi tham dự lễ cầu pháp với Tổ Khánh Anh, hoà thượng đã theo thầy học ở các lớp Gia Giáo, nơi Tổ được mời tới giảng dạy. Bắt đầu là lớp Gia Giáo ngay chùa Đông Phước và chùa Long An.
Khi Tổ Khánh Anh lãnh chùa Long An vào năm 1931 hoà thượng chỉ mới 14 tuổi. Hành trình học tại lớp Gia Giáo này đã kéo dài trong suốt 3 năm liên tục.
Hoà thượng tham gia các lớp Gia Giáo lúc 14 tuổi
2.2. Tham gia Phật Học Đường Lãnh Xuyên
Thích Thiện Hoa luôn mong muốn có được thành tựu cao cả trên con đường hoằng pháp lợi sanh, vì thế năm 1935 thầy đã gia nhập vào Phật Học Đường Lưỡng Xuyên. Đây được xem là một giai đoạn rất quan trọng, nơi mà hoà thượng thọ giới Sa Di và khóa học Sơ Đẳng đã kéo dài 3 năm.
Nhờ vào ý chí học hỏi, tinh thần cầu tiến, hoà thường được chấp thuận vào Huế để tiếp tục theo sở cầu. Năm 20 tuổi Thích Thiện Hoa đã đặt chân vào Huế cùng với nhiều tăng sinh khác như Hiển Thuỵ, Thượng Thiện Hòa, Chí Thiền, Hiển Không, Giác Tâm và Bửu Ngọc.
Thích Thiện Hoa tham gia Phật học Đường Lãnh Xuyên
2.3. Phật học đường Báo Quốc
Sau khi đặt chân ra Huế, hoà thường tham dự học tại Phật Học đường Tây Thiên trong vòng 2 năm liền. Tiếp theo thầy vào chùa Long Khánh, Quy Nhơn để học Phật Pháp với Tổ Phước Huệ trong vòng 1 năm.
Hết thời gian này các ngài lại chuyển về Phật Học Đường Báo Quốc ở Tòng Lâm Kim Sơn. Khi đó hoà thường và Trí Tịnh đã được giao trách nhiệm học Phật Pháp và dẫn theo một số học tăng quay vào miền Nam.
Trải qua 8 năm từ 1938 tới 1945, Hoà Thượng và đồng hành đã cùng nhau cố gắng học tập cần cù, chăm chỉ ở những nơi tu học tại đất Thần Kinh. Sau đó các ngài quay về miền Nam đê cùng nhau lan toả Chánh Pháp từ chốn cố đô.
Hoà thượng chuyển về Phật Học Đường Báo Quốc ở Tòng Lâm Kim Sơn
3. Thời kỳ hành đạo của hoà thượng Thích Thiện Hoa
Sau khi đã đạt được những kiến thức trong thời kỳ tu học Thích Thiện Hoa đã bắt đầu hành đạo với các giai đoạn, sự kiện nổi bật như sau.
3.1. Khai giảng Phật Học Đường Phật Quang
Năm 1945, sau khi vào miền Nam, Thích Thiện Hoa đã cùng hợp tác với hoà thượng Trí Tịnh để khai giảng Phật Học Đường Phật Quang, địa chỉ ở rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, quận Trà Ôn. Lúc mới thành lập số tăng sinh đến tham dự là trên 30 vị. Năm 29 tuổi, Thích Thiện Hoa thượng thọ giới Tỳ kheo với Bồ Tát ở giới đàn Kim Huê Sa Đéc.
Năm 1946 - 1947, tình hình chiến tranh của đất nước đang còn khá căng thẳng. Đồng thời thấy một vài tăng sĩ đã cởi áo cà sa mặc chiến bào, hoà thượng Trí Tịnh lúc này đã quyết định dời về Sài Gòn. Phật học Đường Phật Quang ngày càng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động bởi có một mình Thích Thiện Hoa ở lại vừa lo dạy vừa ứng phó tình cảnh.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng hoà thượng vẫn rất cố gắng và kiên trì giữ vững lớp học. Lúc bấy giờ học chúng bị phân tán, chùa bị đốt nhưng ngài vẫn thản nhiên và duy trì phần còn lại. Tới năm 1950, học chúng của lớp chỉ còn vỏn vẹn không quá 40 người nhưng Thích Thiện Hoa vẫn dạy đều đặn, không bỏ cuộc.
Hòa thượng còn mở thêm lớp học bình dân để giúp chống nạn mù chữ. Chỉ sau 15 hôm các học viên đã biết đọc và viết cơ bản. Để có được kết quả này hòa thượng đã soạn tập sách Vần Chữ O.
Năm 1945, Thích Thiện Hoa hợp tác cùng các hoà thượng khác khai giảng Phật Học Đường Phật Quang
3.2. Chặng đường cộng tác cùng Phật Học Đường Nam Việt Ấn Quang
Mùa xuân 1953, hòa thượng đã cùng với 8 đệ tử xách theo hành lý tới Phật Học Đường Nam Việt Ấn Quang để cộng tác. Sau cuộc họp với Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Thích Thiện Hoa được giữ chức Trưởng ban giáo dục Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, đồng thời giữ chức Đốc giáo Phật Học Đường Nam Việt Ấn Quang cùng với chức trưởng ban Hoằng pháp Giáo Hội Tăng Già Việt Nam.
Mặc dù giữ nhiều chức vụ hòa thượng vẫn hoàn thành xuất sắc mọi công việc cụ thể như sau.
3.2.1. Về mặt giáo dục
Với chức vụ đốc giáo Phật Học Đường Nam Việt Ấn Quang, hòa thượng đã rất tận tâm truyền đạt kiến thức cho các lớp Trung Đẳng với Cao Đẳng ở nơi đây. Bên cạnh đó hoà thượng cũng dạy thêm lớp Trung Đẳng Ni chúng được mở ở chùa Từ Nghiêm, sau đó mới dời về Phật học Ni trường Dược Sư.
Hai lớp ở Phật Học Đường Nam Việt Ấn Quang đã lần lượt hoàn thành và ra trường. Những tăng sinh đầu tiên của khoá phải kể đến như Thầy Tắc Phước, Bửu Tuệ, Đạt Bửu và Tịnh Đức, các lớp tiếp theo có những vị như thầy Huyền Vi, Thiện Định, Chánh Tiến, Quảng Long… Ở Ni trường Dược Sư cũng đã đào tạo thêm một số Ni chúng khả dĩ gánh vác được Phật như Sư Cô Hải Triều Âm, Diệu Hoà, Như Huyền, Trí Định, Trí Hoà, Giác Nhẫn…
Đến năm 1957, Thích Thiện Hoạ lại chủ xướng mở ra thêm các khoá huấn luyện trụ trì và lấy tên là Như Lai Sứ Giả. Tăng giới được đặt ở chùa Pháp Hội và Ni Giới tại chùa Dược Sư. Mỗi khoa tu trải qua ba tháng mùa hạ hoặc là mùa đông.
Hoà thượng tận tâm truyền đạt kiến thức cho các lớp Trung Đẳng và Cao Đẳng ở Phật Học Đường Nam Việt Ấn Quang
3.2.1. Về mặt Hoằng Pháp
Thích Thiện Hoa giữ chức vụ là Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt với Hội Phật Học Nam Việt vào năm 1953. Đích thân hoà thượng đã huấn luyện Tưng Ni để họ trở thành giảng sư thực sự. Ngoài ra hoà thượng còn huấn luyện cho một số cư sĩ chịu khoa theo học ở chùa Ấn Quang.
Chương trình học Phật do Thích Thiện Hoa chủ trương đã được một số chư Tăng góp sức và ra đời. Tại các nơi này, hoà thượng phân công cho các giảng sư mà mình đã huấn luyện thay nhu giảng dạy còn đích thân ngài giảng dạy Phật tử vào trong tối thứ năm hàng tuần ở chùa Ấn Quang.
Nhờ vậy phong trào Phật học ở miền Nam phát triển mạnh mẽ. Giáo hội và Phật học ở các tỉnh thành đều gửi thơ về Trung ương xin mở thêm lớp Học Phật phổ thông cho trụ sở của mình. Lúc này hòa thượng phải cử giảng sư tới giảng dạy mỗi nơi vài hôm, căn cứ theo 10 bài Phật Học Phổ Thông và một năm giảng dạy hai kỳ.
Năm 1956, hòa thượng giữ chức vụ Uỷ viên Hoằng Pháp Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Ông tổ chức phát thanh liên quan tới Phật Giáo mỗi tuần ở đài phát thanh Sài Gòn.
4. Hoà thượng Thích Thiện Hoa viên tịch
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa khởi bệnh vào buổi tối ngày 17 tháng 11 năm Canh Tý, sau khi tổ chức lễ vía Đức Phật A Di Đà. Ngài cũng đã được đưa vào trong bệnh viện Đồn Đất để được điều trị.
Lúc này bác sĩ cho biết rằng bệnh của hòa thường phải được giải phẫu. Lúc đó ngài thường nói với những đệ tử tới thăm mình rằng nếu như kỳ đau này ông phải chết, ông rất hài lòng bởi đối với sự hoằng hóa đã làm tròn nhiệm vụ còn đối với đạo pháp đã gánh vác được thời kỳ khó khăn.
Sau phẫu thuật bệnh tình của hoà thường có phần thay đổi tích cực. Ai nhìn vào cũng đoán rằng chỉ thời gian ngắn là Thích Thiện Hoa có thể quay về chùa. Một hôm, có hoà thượng Thiện Hòa vào thăm, mặc dù cảm thấy bệnh tình nhẹ rồi nhưng ông vẫn dặn dò chi tiết mọi việc cho tới kinh sách hiện còn đều giao cả cho Thiện Hòa.
Đúng như điềm báo, ngày 17 tháng 12 âm lịch hoà thượng đã trở bệnh. Tới đêm 19 tháng 12 âm lịch, ông thấy mệt, biết mình không thể qua được lần này nên đã gọi môn đệ đến bảo: “ Các con hãy niệm Phật cho thầy vãng sanh, Thầy đã mệt quá rồi”. Từ giờ phút ấy tiếng niệm Phật bắt đầu vang lên và hoà thượng đã trút hơi thở dài rồi im lìm theo Phật vào lúc 6 giờ 5 phút.
Thích Thiện Hoa lâm bệnh vào tháng 11 năm Canh Tý
5. Những quyển sách quý của Thích Thiện Hoa
Hoà thượng Thích Thiện Hoa đã để lại cho Phật tử nhiều quyển sách quý gồm có.
- Quyển 1: Tu Tâm.
- Quyển 2: Dưỡng Tánh.
Quyển 3: Luật Nhân Quả, Nghiệp và kiếp Luân Hồi. - Quyền 4: Tứ Diệu Đế.
- Quyển thứ 5: Ngũ Đình Tâm Quán.
- Quyển Thứ 6: Từ Bi Trong Đạo Phật.
- Quyển Thứ 7: Chữ Hoà trong Đạo Phật.
- Quyển Thứ 8: Năm Yếu Tố Hoà Bình Của Phật Giáo.
Thích Thiện Hoa mặc dù đã ra đi nhưng cũng đã để lại cho hàng Giáo Phẩm của Giáo Hội với biết bao niềm tiếc nuối và thương mến. Thầy được ví như một vĩ nhân phi phàm, có ý chí phi thường và nhiều hành động can đảm đứng trước các phong ba bão táp của thời đại. Hoà thượng đã góp phần tô điểm lên những nét son sáng ngời của lịch sử Phật Giáo Việt Nam cận đại.