Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Thích Nhất Hạnh

Chủ Nhật, 05/11/2023
Trần Xuân Bách

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một Thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, người vận động cho hòa bình nổi tiếng. Thích Nhật Hạnh là người có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây, được coi là “cha đẻ” của phương pháp chánh niệm. Để hiểu rõ hơn về cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, quý bạn đọc hãy theo dõi những nội dung thông tin chi tiết dưới đây.

1. Thích Nhất Hạnh là ai? Tiểu sử về Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh tên khai sinh là Nguyễn Đình Lang sau đổi thành Nguyễn Xuân Bảo sinh ngày 11/10/1926 tại Thừa Thiên. Ông là con cháu đời thứ 15 của dòng họ Nguyễn Đình, có tổ tiên là nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Cha ông là Nguyễn Đình Phúc, người làng Thành Trung, làm quan dưới triều Nguyễn thời Pháp thuộc. Mẹ ông là bà Trần Thị Dĩ, người làng Trung Hà - Quảng Trị. Nhất Hạnh là người con thứ 5 trong gia đình có 6 người con.

Thích Nhất Hạnh là ai?

Thích Nhất Hạnh là ai?

Năm 4 tuổi, cha ông được phái đến vùng núi ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa để giám sát việc khai phá rừng làm đất canh tác. Một năm sau đó, cả gia đình ông chuyển về huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa sinh sống. Ông học tiểu học ở đó, khi nghỉ hè thì đi học thêm ở các lớp dạy tư thục.

Năm 16 tuổi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia tại chùa Từ Hiếu, Cố đô Huế với pháp danh là Trừng Quang, pháp tự Phùng Xuân, pháp hiệu Nhất Hạnh, nối pháp đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế, thuộc nhánh Từ Hiếu đời thứ 8, dòng Liễu Quán.

Năm 1947, ngài theo học Phật học ở trường Báo Quốc, Huế. Năm 1949, Thích Nhất Hạnh rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học và bắt đầu sự nghiệp sáng tác. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đồng sáng lập chùa Ấn Quang, làm giáo thọ Phật học đường Việt Nam.

Vào đầu những năm 50, khi còn là một tỳ kheo trẻ, Thiền sư đã tích cực dấn thân vào phong trào làm mới đạo Bụt. Người là một trong những tu sĩ Phật giáo đầu tiên của Việt Nam tìm học thêm những môn tân học tại các trường đại học ở Sài Gòn và cũng là tu sĩ đầu tiên đạp xe đạp trên đường phố lúc bấy giờ.

2. Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

2.1. Hoạt động xã hội trong bối cảnh chiến tranh

Khi chiến tranh xảy ra ở Việt Nam, các tu sĩ Phật giáo phải đối diện với câu hỏi nên tiếp tục tu tập trong chùa hay ra ngoài giúp người dân đang gánh chịu khổ đau vì bom rơi và sự tàn phá của chiến tranh. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người chọn làm cả hai. Ông đã khởi xướng phong trào “Đạo Bụt Dấn thân” và kể từ đó, dành trọn cuộc đời để tu tập, giảng dạy giúp mọi người lấy sự chuyển hóa tự thân làm nền tảng cho hạnh phúc của cá nhân, xã hội.

Năm 1961, Thiền sư rời Việt Nam sang Mỹ để nghiên cứu đề tài “Tôn giáo học so sánh” tại Đại học Princeton, sau đó giảng dạy và nghiên cứu về đạo Bụt tại Đại học Columbia. Khi về Việt Nam, ông thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối, tuần san Hải Triều Âm, Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội.  Bên cạnh đó, Thiền sư còn thành lập Dòng tu Tiếp Hiện dành cho tu sĩ và cư sĩ Phật giáo năm 1966 với tinh thần đem đạo Bụt đi vào cuộc đời.

Ngày 1/5/1966, ông được thầy bổn sư - Thiền sư Thích Chân Thật truyền đăng phú pháp tại chùa Từ Hiếu với bài kệ đăng:

Nhất hướng phùng xuân đắc kiện hành

Hành đương vô niệm diệc vô tranh

Tâm đăng nhược chiếu kỳ nguyên thể

Diệu pháp Đông Tây khả tự thành.

2.2. Rời Việt Nam kêu gọi hòa bình

Một vài tháng sau đó, Thích Nhất Hạnh sang Mỹ và du thuyết tại nhiều nước Châu Âu để kêu gọi hòa bình cho Việt Nam. Trong chuyến đi này, ông đã gặp gỡ Mục sư Martin Luther King. Năm 1967, Mục sư Martin Luther King đã đề cử ông cho giải thưởng Nobel Hòa Bình.

Dù phải sống lưu vong nhưng Thiền sư Thích Nhất Hạnh không ngừng đi khắp các quốc gia trên thế giới để nói lên ước vọng hòa bình của người dân Việt Nam, vận động các nhà lãnh đạo lên tiếng phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Ông cũng là người dẫn đầu Phái đoàn Phật giáo tại Hội nghị Hòa bình Paris năm 1969.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có nhiều hoạt động kêu gọi hòa bình

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có nhiều hoạt động kêu gọi hòa bình

Năm 1966, Thích Nhất Hạnh lập ra Dòng tu Tiếp Hiện và thành lập ra các trung tâm thực hành, các thiện viện khắp nơi trên thế giới. Nơi cư ngụ của ông là Tu viện Làng Mai ở Pháp. Ông tới nhiều quốc gia trên thế giới để giảng thuyết, tổ chức các khóa tu thiền.

Năm 1973, khi hiệp định Paris được ký kết, ông bị cấm về Việt Nam và ở lại Pháp từ đó cho đến năm 2017.

Trong các năm 1976 - 1977, Thích Nhất Hạnh đã nỗ lực để giải cứu thuyền nhân Việt Nam trong vịnh Thái Lan nhưng sau đó ông phải dừng lại do áp lực từ chính phủ Thái Lan và Singapore.

Thích Nhất Hạnh tiếp tục các hoạt động vận động vì hòa bình, tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Đồng thời ông cũng thuyết giảng, kêu gọi các nước tham chiến hãng đình chiến, tìm giải pháp bất bạo động cho các mâu thuẫn của họ, tổ chức diễu hành hòa bình ở Los Angeles vào năm 2005 thu hút hàng ngàn người.

2.3. Thành lập Tu viện Làng Mai ở Pháp

Trong khoảng thời gian vận động hòa bình cho Việt Nam, Thích Nhất Hạnh vẫn tiếp tục viết lách, giảng dạy về nghệ thuật sống chánh niệm và chế tác an bình. Đầu năm 70, ông vừa nghiên cứu vừa giảng dạy về lịch sử Phật giáo Việt Nam tại đại học Sorbonne, Paris.

Tu viện Làng Mai gắn liền với Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tu viện Làng Mai gắn liền với Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Năm 1975, thành lập cộng đồng tu học gần Paris có tên là Phương Vân Am. Đến năm 1982, số người muốn đến tu học quá lớn trong khi Phương Vân Am quá nhỏ nên ông đã chuyển tới một địa điểm mới ở vùng Dordogne - miền Nam nước Pháp, về sau có tên là Làng Mai.

Dưới sự hướng dẫn của Thiền sư, Làng Mai đã trở thành tu viện Phật giáo lớn và phát triển nhất ở Châu Âu với hơn 200 xuất sĩ thường trú và hơn 10 ngàn thiền sinh từ khắp nơi trên thế giới đến Làng Mai mỗi năm để học “nghệ thuật sống chánh niệm”.

2.4. Sau năm 1975

Từ ngày 12/11 đến 11/4/2005, Thích Nhất Hạnh quay trở về Việt Nam sau một loạt các thương lượng cho phép ông thuyết giảng. Một số sách của ông đã được xuất bản bằng Tiếng Việt, cho phép 100 tăng ni và 90 thành viên khác của dòng tu theo ông đi khắp cả nước bao gồm cả các chuyến quay về ngôi chùa ông từng xuất gia - chùa Từ Hiếu ở Huế.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2005

Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2005

Năm 2007, ông cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai về Việt Nam từ ngày 20/2 đến ngày 9/5 với mục đích tổ chức các khóa tu, các buổi pháp thoại, gặp gỡ tăng ni phật tử.

Được sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thích Nhất Hạnh đã tổ chức ba trai đan chẩn tế lớn tại ba miền gọi là “Đại trai đàn Bình đẳng Chẩn tế” để cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho những ai từng phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh; không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tông.

Năm 2008, Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam lần thứ 3, thuyết giảng tại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.

Từ năm 2008, Thiền sư thành lập Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu, Đức; Tu viện Bích Nham, Tu viện Mộc Lan, Mỹ; Thiên đường Hơi Thở Nhẹ, Paris (Pháp); Làng Mai ở Thái Lan; Viện Phật học Ứng dụng Châu Á, Hồng Kông; Tu viện Nhập Lưu, Úc; Ni xá Diệu Trạm, Ni xá Trạm Tịch, Việt Nam; tiếp tục mở rộng các công trình hoằng pháp, xây dựng Tăng thân khắp thế giới.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu

Từ tháng 10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, Việt Nam. Thiền sư đã an trú, tịnh dưỡng tại đây cho đến ngày 22/1/2022 thì an nhiên thị tịch tại Thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu (nay thuộc P. Thủy Xuân, TP. Huế, Thừa Thiên Huế). Tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được thực hiện theo nghi thức tâm tang, kéo dài 7 ngày, tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu.

3. Các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn sáng tác, nghiên cứu và cho ra mắt nhiều tác phẩm khác nhau. Ông đã xuất bản trên 100 cuốn sách, trong đó có hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Các tác phẩm nổi bật nhất là:

3.1. Thơ

● Tiếng địch chiều thu, Long Giang, Sài Gòn, 1949.

● Ánh xuân vàng (bút danh: Hoàng Hoa), Long Giang, Sài Gòn, 1950.

● Thơ ngụ ngôn (bút danh: Hoàng Hoa), Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1950.

● Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện, Lá Bối, Sài Gòn, 1965.

● Tiếng đập cánh loài chim lớn, Lá Bối, Sài Gòn, 1967.

● Bông hồng cài áo, Sài Gòn, 1962.

● Vietnam Poems, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1967.

● The Cry of Vietnam, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1968.

● De Schreeuw van Vietnam, Uitgeverij Ten Have, Baarn, Holland, 1970.

● Zen Poems, Unicorn Press, Greensboro (Hoa Kỳ), 1976.

3.2. Truyện

● Tình người (tập truyện; bút danh: Tâm Quán), 1951; Lá Bối 1973

● Nẻo về của ý (bút ký), Lá Bối 1967; An Tiêm 1972

● Am mây ngủ (truyện ngoại sử), Lá Bối.

● Bưởi (tập truyện ngắn), Lá Bối.

● Tố (tập truyện), Lá Bối.

● Văn Lang dị sử (truyện cổ tích, bút danh Nguyễn Lang), Lá Bối; An Tiêm 1975

● Đường xưa mây trắng, Lá Bối; Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2007.

● Truyện Kiều dịch ra văn xuôi, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn

● Truyện tranh Coconut - Monk, xuất bản ngày 25 tháng 1 năm 2006 bởi Nhà xuất bản Plum Blossom Books.

● Con gà đẻ trứng vàng, 2018

3.3. Khảo luận

● Đông phương luận lý học, Hương Quê 1950

● Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học, Lá Bối 1969

● Tương lai văn hóa Việt Nam, Lá Bối.

● Tương lai Thiền học Việt Nam, Lá Bối.

● Việt Nam Phật giáo sử luận (bút danh Nguyễn Lang), 3 tập, tập 1: Lá Bối 1974, 2 tập sau xuất bản ở nước ngoài sau 1975

● Thả một bè lau, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn 2008.

● ….

3.4. Khác

● Gia đình tin Phật, Đuốc Tuệ 1952

● Bông hồng cài áo, viết vào mùa Vu lan 1962; Lá Bối xuất bản lần 2, 1965

● Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày, Viện Hóa Đạo xuất bản 1973

● Trái tim của Bụt, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2006

● Hạnh phúc: mộng và thực Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2009.

● Không diệt không sinh đừng sợ hãi. Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2019.

● Từng bước nở hoa sen. Nhà xuất bản Văn hoá - Văn nghệ TP HCM, 2018

4. Những câu nói chiêm nghiệm về cuộc sống của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Những câu nói chiêm nghiệm về cuộc sống của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Những câu nói chiêm nghiệm về cuộc sống của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

1. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.

2. Hành động của tôi nói lên tôi là ai.

3. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.

4. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.

5. Nhiều người nghĩ rằng sự phấn khích là hạnh phúc… Nhưng khi bạn đang phấn khích, bạn không bình yên. Hạnh phúc thật sự được dựa trên sự bình yên.

6. Uống trà của bạn từ từ và cung kính, như thể nó là trục trái đất trên thế giới xoay chậm, đều, không vội vã hướng tới tương lai.

7. Tôi hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ tận hưởng từng phút của ngày hôm đó cho tôi sống.

8. Quá khứ đã qua, tương lai thì chưa đến, và nếu chúng ta không quay trở lại với chính bản thân mình trong thời điểm hiện tại, chúng ta không thể bắt nhịp với cuộc sống.

9. Nếu bạn yêu ai đó, món quà quý nhất bạn có thể tặng họ là sự có mặt của mình.

10. Vì bạn cười, bạn làm cuộc sống này đẹp hơn.

11. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.

12. Sự hiểu biết có nghĩa là vứt đi kiến thức của bạn.

13. Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa.

14. Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta.

15. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.

Với các thông tin có trong bài viết trên đây về Thích Nhất Hạnh, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, loiphong.vn sẽ cập nhật và gửi đến bạn trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger