Tế công là ai? Truyền thuyết thú vị về Tế Công
Chắc hẳn sẽ có nhiều người biết đến tên gọi Tế Công thông qua những câu chuyện trong dân gian hay trên phim ảnh. Thế nhưng không phải ai cũng biết đây là vị thánh nào và sự xuất hiện của ngài ra sao. Ngày hôm nay Lôi Phong sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị nhất có liên quan tới Ngài.
1. Tìm hiểu Tế Công là ai?
Tế Công có tên đầy đủ là Tế Công Hoạt Phật hay còn được gọi bằng tên gọi khác đó là Tế Điên. Đây là một nhân vật đã được lưu truyền từ nhiều đời trong dân gian thông qua hình thức truyền miệng. Hình ảnh của Ngài là một ông Hoà Thượng chuyên đội mũ lệch, mắt lúc nào cung láo liêng, tay cầm theo một chiếc quạt rách.
Hình ảnh Tế Công là một vị Hoà Thượng đội mũ lệch cầm theo chiếc quạt rách
Tính tình của ông thì rất hào phóng và thích uống rượu, thích ăn thịt chó. Chính vì vậy người đời mới gọi ông là Tế Điên. Tuy nhiên ông lại là một người rất tỉnh, có tấm lòng từ bi và rất thích giúp đỡ người khác. Ông chuyên cứu khốn phò nguy và đã trở thành một hình mẫu giữa thời kỳ loạn lạc, khi mà các rối ren xuất phát từ những lòng tham và đã đến cướp của dân chúng cả ngày lẫn đêm.
Hình ảnh của Tế Công luôn muốn nói lên được cái ước muốn có thể tránh ác làm lành. Vì thế ông luôn được người đời coi trọng, tôn kính như những bậc chân tu.
Tính tình của ngài hào phóng và thích giúp đỡ người khác
2. Tiểu sử của ngài Tế Công
Theo như ghi chép lại từ thời xưa, Tế Công là người thuộc vào đời Nam Tống vào thời kỳ 1150 - 1209. Ông sinh ra tại huyện THiên Thai, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Ông đã quy y tại chùa Linh Ấn và được đặt với một pháp danh có tên là Đạo Tế.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình khá giả, cha là Lý Mậu Xuân còn mẹ là Vượng Thị. Hai ông bà này tới tận 30 tuổi vẫn chưa có một mụn con. Mong ngóng con từng ngày nên ngày đêm cả hai vợ chồng đã cầu Thần khấn Phật xin có được một đứa con. Trong một đêm nọ, Vương Thị đã nằm mơ và nhìn thấy bà được vị La Hán tặng cho đoá sen ngũ sắc. Khi nhận được đoá sen này bà đã nuốt và sau đó đã mang thai.
Giấc mơ cũng đã trở thành hiện thực, vào ngày 2 tháng 2 năm 1133, bà đã hạ sinh một cậu con trai. Lúc này hai vợ chồng rất vui mừng và đã tổ chức một bữa tiệc linh đình để đãi khách. Khi này có một vị cao tăng có tên là Tính Không cũng đã tới để chúc mừng. Ngài còn ban tặng cho đứa bé đó cái tên là Tu Duyên.
Ngài được sinh ra từ vào đời Nam Tống thời kỳ 1150 -1209
Tới năm 18 tuổi,Tu Duyên đã tới chùa Linh Ấn xuất gia. Ông tham gia học cùng những vị Pháp Không Nhất Bản tại nhiều chùa khác nhau. Sau đó ông đã vào núi Hổ Khâu để làm môn hạ ngài Hạt Đường Huệ Viễn và học tập nối dòng pháp này.
Chù Tình Từ đã bị cháy và thiêu dịu, ông đã đến chùa và đi hành hoá tại Lăng Nghiêm để giúp trùng tu lại. Người dân thuộc vùng Tân Hổ khi ăn ốc hay chặt đuôi để ăn. Nhà sư thấy vậy liền xin các vỏ ốc và mang chúng thả lại và trong nước. Những con ốc đó đã sống lại nhưng đều không có đuôi. Chính những điều này đã giúp thể hiện được tấm lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh.
Tế Công thị tích vào năm 1209, thọ 60 tuổi. Khi đó nhục thân của ông cũng đã nhập tháp ngay tại Hổ Bào. Hình tượng của ông đã trở thành một thánh nhân và được người đời nể phục. Nhân vật Tế Công cũng xuất hiện rất nhiều trong những tác phẩm văn chương, được người dân truyền miệng rộng rãi từ đời này qua đời khác.
Hình tượng Tế Công được lưu truyền từ đời này qua đời khác
3. Những câu chuyện thú vị kể về Tế Công
Truyền thuyết về Tế Công rất nhiều. Phần lớn đều kể về công đức mà Ngài giúp đỡ người dân xung quanh. Dưới đây là một số câu chuyện thú vị xoay quanh tới nhân vật này mà bạn nên biết.
3.1. Tế công và câu chuyện lấy củi từ dưới giếng
Theo như nội dung của câu chuyện đó, Tế Công đã sử dụng công năng vốn có của mình để có thể kéo gỗ ở dưới giếng lên. Khi đó đang trong quá trình xây dựng chùa Tịnh Tử tại Hàng Châu. Để có thể hoàn thành được đòi hỏi cần phải có rất nhiều gỗ, tuy nhiên các loại gỗ tốt đó thì tận mãi Tứ Xuyên cách chùa tầm 900 dặm. Các hoà thượng trong chùa đều cảm thấy vô vọng và không biết cách nào để lấy gỗ lên.
Tuy nhiên điều này lại không khó khăn đối với Tế Công. Ông đã sử dụng công năng của mình và chuyển được rất nhiều gỗ về để xây chùa. Lúc này các vị hoà thượng chỉ cần sắp xếp lại gỗ vào vị trí. Một vị hoà thượng lúc bấy giờ đã ra hiệu cho ông là đủ gỗ rồi. Tế Công khi đó cũng đã lấy lên một khối gỗ khác. Thế nhưng khi nghe tiếng ra hiệu của vị hoà thượng này thì ông đã dừng lại và một nửa khúc gỗ đó cũng vẫn đang chìm trong nước giếng. Để tưởng nhớ công ơn của Tế Công người đời đã quyết định lập nên đình tưởng niệm và đặt cho nó cái tên là Giếng Thần Mộc.
Tế Công lấy gỗ để xây dựng chùa Tịnh Tử
3.2. Tế Công và câu chuyện giúp đỡ vợ chồng già tại Đường Quạt
Câu chuyện về Tế Công và cặp vợ chồng già tại Đường Quạt cũng rất ý nghĩa và được người đời thường xuyên nhắc tới.
Ngày xửa ngày xưa, con đường này vẫn chưa có tên. Đây là nơi mà nhiều người dân nghèo làm nơi trú ngụ. Tại đây cũng có một cặp vợ chồng tuổi đã cao và mở cửa hàng nhỏ để sửa và bán quát. Công việc không được suôn sẻ đã khiến cho gia đình họ đã rất cực khổ và cơ cực.
Vào một ngày nọ, có một vị hòa thượng quần áo rách rưới và bước tới cửa hàng. Ông đã nhờ cặp vợ chồng già này sửa quạt cho mình. Người chồng khi đó đã nhìn vào chiếc quạt mo rách nát và thốt lên cười rồi nói quạt rách quá không thể sửa được. Mặc dù gia đình vợ chồng già đã rất nghèo nhưng họ lại cảm thấy thương cho vị hoà thượng kia. Vì vậy hai ông bà đã mủi lòng và quyết định thay thế cho vị hoà thượng này một chiếc quạt mới và không nói gì.
Tầm vài tiếng sau, vị hòa thượng đã quay trở lại cửa hàng. Hai ông bà cũng đã trao cho hoà thượng một chiếc quạt mới tinh. Lúc này ngài cảm thấy rất ngạc nhiên về chiếc quạt của mình và đã gửi lại tiền sửa. Bước ra khỏi cửa hàng, ngài đã nhìn theo xung quanh, miệng lẩm bẩm một điều gì đó rồi mỉm cười bước đi.
Khi hòa thượng đã đi mất ông bà kia mới phát hiện ra trên cửa của cửa hàng mình có một câu đối ghi là “Nghề quý có từ sự chăm chỉ và tấm lòng bao dung, Quạt đẹp mang tới sự thịnh vượng và phúc đức cho đời:.
Thế là từ đó về sau, câu chuyện này đã được lan truyền tới nhiều người. Kể từ đó cũng có nhiều khách tới cửa hàng quạt của cặp vợ chồng già hơn. Nhờ vậy công việc kinh doanh của cặp vợ chồng này ngày càng trở nên thuận lợi, họ kiếm đủ ăn và chẳng phải lo nghĩ tới vấn đề lương thực nữa.
Mãi tận sau này người đời mới nhận ra vị hòa thượng này chính là Tế Công. Con đường không tên này cũng đã được đặt tên là Đường Quạt.
Ngài đã giúp đỡ vợ chồng già làm nghề sửa quạt
3.3. Câu chuyện về Tế Công và đạo lý “điều gì không của bạn thì chắc chắn sẽ không thuộc về bạn”
Đây cũng là một câu chuyện nhỏ mà bạn nên biết khi muốn tìm hiểu về Tế Công.Theo câu chuyện đã kể lại rằng, trước kia có một vị hòa thượng bán đồ y phục của mình để đổi lấy 150 xu. Khi đó ông đã đứng trước cửa tiệm bán đồ và nói ai đến mang giúp tôi số tiền này. Khi đó có một người tỏ vẻ hảo hán bước đến và bảo Tế Công để ông ta mang giúp. Thấy vậy Tế Công liền nói tâm của ông ta xấu lắm và không để ông mang theo.
Vị hòa thượng này tiếp tục quay sang nhìn những người nghèo. Ông chia chia tiền cho họ, khi còn lại 5 xâu tiền thì vị hòa thượng lại nói anh hảo hán kia hãy đến mang giúp ông số tiền này đi. Bấy giờ người đàn ông đó đã nhanh chóng lao lại và giật 5 xâu tiền rồi bỏ chạy. Tế Công không hề đuổi theo, thấy vậy những người nghèo kia liền hỏi ông là mang tiền này đi đâu thì Tế Công chỉ đáp tuỳ các ông bà.
Vị Hoà Thượng tiếp tục đi tới một ngõ hẻm rồi dừng chân nghỉ ở đó. Sau khi cầm tiền chạy qua 17 ngõ, vị hảo hán kia cuối cùng vẫn gặp lại Tế Công. Lúc này Ngài nói “ Được lắm! Ngươi thật không may mắn rồi, nếu muốn lấy tiền ngươi phải đứng tại đó một lúc, còn nếu muốn cầm tiền chạy thì sẽ không được đâu. Bởi mệnh của người chỉ với 500 đồng, nếu cố tình lấy 5 xâ tiền thì ngươi sẽ bị bắt tới kiện tại huyện Tiền Đường. Vị hảo hán kia sau khi nghe xong vẫn chạy đi trốn. Khi đó Tế Công đã hét to đuổi theo, hoảng quá tên kia vội rẽ vào ngõ bên cạnh và không may va vào thợ bán đồ gốm, hắn ta đã làm vỡ 17 cái bát và 2 cái đĩa. Không còn cách nào vị hảo hán đã phải đền 4 xâu rưỡi tiền và anh ta chỉ còn đúng 500 đồng.
Tượng tế công với đạo lý điều gì không phải của bạn thì sẽ không thuộc về bạn
Qua những chia sẻ đã được chúng tôi nêu trên chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về nhân vật Tế Công rồi phải không nào. Có thể thấy hình tượng của Tế Công luôn gắn liền với những điều may mắn, từ bi, bao dung. Nếu bạn muốn thờ tượng Tế Công thì hãy liên hệ ngay cho Lôi Phong. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các mẫu tượng thờ thần phật, các vị chân tu chất lượng và có giá phải chăng nhất. Chắc chắn những sản phẩm mà công ty cung cấp sẽ giúp cho bạn hài lòng.