Phượng Hoàng
Phượng Hoàng đã trở thành một loài chim huyền thoại và tới nay vẫn đang được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Nó mang những biểu tượng vô cùng sâu sắc cho sự tái sinh, đổi mới, sự vĩnh cữu và bất tử. Để tìm hiểu kỹ hơn về loài chim này cũng như những biểu tượng của nó hãy cùng với Lôi Phong khám phá về bài viết dưới đây nhé.
1. Phượng Hoàng là chim gì?
Phượng Hoàng được biết đến là một loài chim có thân hình rất to lớn với bộ lông nhiều màu sắc gồm có màu cam, tím, vàng trông như ngọn lửa sáng rực và ở bộ ngực của nó có màu đỏ thâm. Đuôi của con chim này dài và phần lông mào có màu xanh bạc.
Ở nhiều mô tả còn ghi chép lại đây là loài chim săn mồi lớn hơn cả so với Đại Bàng và mang một số nét đẹp giống với chim công. Nó được mệnh danh là quốc mẫu của các loài chim và xuất hiện trong truyền thuyết của nhiều quốc như Ai Cập, Trung Hoa, Hy Lạp… Những ghi chép đó đều ca ngợi về vẻ đẹp, tiếng hót cũng như sự tái sinh diệu kỳ của loại chìm nay. Chính vì vậy nó đã trở thành linh vật rất linh thiêng trong nhiều nền tôn giáo khác nhau.
Phượng Hoàng được mô tả là loài chim có thân hình to lớn lông nhiều màu như ngọn lửa sáng rực
2. Nguồn gốc xuất hiện của Phượng Hoàng
Hình ảnh của con chim Phượng Hoàng đã bắt nguồn từ Trung Quốc trong khoảng 7000 năm trước đây. Nó đã xuất hiện ở những miếng ngọc hay trên các tem vật tổ may mắn. Đây chính là tô tem của bộ lạc thuộc miền Đông Trung Quốc ở thời cổ đại.
Nhưng truyền thuyết ghi chép lại về Phượng Hoàng đều thể hiện đây là hình ảnh mang đại diện cho loài chim lớn của thời tiền sử và phổ biến tại Trung Hoa tiền sử. Có nhiều người còn cho rằng nó chính là sự hiện thân của loài chim thuỷ tổ.
Khoảng 2200 năm trước, ở thời nhà Hán, Phượng Hoàng được sử dụng để làm biểu tượng cho hướng Nam và được mô tả dưới dạng con trống và con mái đang quay mặt vào nhau. Đồng thời ở thời kỳ này nó cũng mang tượng trưng cho hoàng hậu hoặc các phi tần khi được xuất hiện cùng với rồng mang biểu tượng của vua chúa hoặc là hoàng đế.
Theo như văn hoá của Việt Nam thì hình ảnh của chim Lạc là sự khởi thuỷ và dần dần phát triển trở thành hình tượng của Phượng Hoàng trong nhiều thời kỳ phong kiến. Nó mang tượng trưng về những ước mơ hoài bão, bất chấp bão tố, giông ba để vượt qua mọi khó khăn và thử thách.
Loài chim này có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc khoảng 7000 năm trước
3. Truyền thuyết thú vị liên quan tới chim Phượng Hoàng
Theo như truyền thuyết đã được ghi chép lại có một lần Thần Mặt Trời nhìn xuống dưới trần gian và bắt gặp có một con chim kích thước lớn, bộ lông vô cùng mượt mà, óng ả. Nó đang tỏa ra những tia sáng lấp lánh màu vàng trông rất bắt mắt. Mê mẩn trước vẻ đẹp này của con chim Thần Mặt Trời đã ban ngay quyết định bất ngờ đó là ban cho nó sự bất tử.
Biết được điều này con chim khổng lồ đã vô cùng hạnh phúc và quyết định bay thẳng lên phía Thần Mặt Trời. Nó muốn dành tặng tiếng hót trong trẻo của bản thân để bày tỏ sự biết ơn và tạ ơn tới ngài vì đã ban tặng món quà giá trị đó.
Tuy nhiên sống mãi ở cuộc sống bất tử cũng đã khiến chim cảm thấy có sự tẻ nhạt và nhàm chán. Nó đang phải chạy trốn để thoát khỏi sự truy lùng của những người vẫn đang muốn chiếm đoạt lấy bộ lông quý và thần kì của mình. Chạy mãi chạy mãi nó đã tới sa mạc nắng cháy nơi mà không có bất kỳ một ai sinh sống ở nơi đây. Khi đó chim Phượng Hoàng đã tiếp tục cất lên tiếng hót trong trẻo và khiến cho Thần Mặt Trời cảm thấy rất vui.
Sau 500 năm, Phượng Hoàng vẫn sống mà chưa chết nhưng nó đã già đi. Tiếng hót mà chim cất ra chẳng còn trong trẻo như trước nữa và nó cũng chẳng có thể bay cao được. Vì thế chim đã xin Thần Mặt Trời để ngài ban cho sức khỏe và làm cho trẻ lại.
Khi nghe tiếng gọi của chim Thần Mặt Trời lại nhìn xuống dưới mặt đất. Ở trên đỉnh núi cao nhất có một cây cọ mọc lên và Ngài đã thấy con chim Phượng Hoàng đang nằm ở đó. Nó khoe ra bộ lông bóng bẫy, mượt mà và đón những tia nắng mà Thần Mặt Trời đang ban xuống.
Sau một tia nắng chói loá toàn thân của con chim này đã oá thành vòng lửa rực rỡ phát sáng cả vùng trời. Khi ngọn lửa này dần tắt đi con chim cũng đã biến mất vào không trung. Ngọn lửa ấy tắt hẳn để lại đống tro tàn và khi đống tro này rơi xuống chiếc tổ đã cuộn vào nhau và dần tạo ra một con chim nhỏ. Con chim này ngày càng lớn lên và đã trở thành loài Phượng Hoàng ngày trước. Qua đây đã cho thấy chim Phượng Hoàng đa tái sinh thêm lần nữa.
>>> Khám Phá: Ý nghĩa ít ai biết đến của Long Quy
4. Biểu tượng của chim Phượng Hoàng trong các nền văn hoá khác nhau
Ở mỗi nền văn hoá chim phượng Hoàng sẽ mang các biểu tượng khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ nhất về các biểu tượng này ở nội dung dưới đây nhé.
4.1. Biểu tượng của chim Phượng Hoàng trong văn hoá phương Tây
Ở một số thần thoại của người phương Tây Phượng Hoàng được xem là loài chim lửa thần thánh và rất linh thiêng. Người Hy Lạp còn xem đây chính là biểu tượng của thần mặt trời Apollo và nó mang tới biểu tượng cho sự bất tử, ánh sáng của trí tuệ và sự tái sinh mạnh mẽ.
Đối với người Ai Cập còn xem đây là loài chim giống với cò hoặc diệp. Nó được người Ai Cập cổ đại xem như biểu tượng của thần thánh và được thờ phụng cẩn thận ở Heliopolis. Còn đối với người Hindu, chim Phượng Hoàng được xem là loài chim chúa đã xuất hiện tại cuốn kinh vệ Đà.
Nhìn chung biểu tượng Phượng Hoàng trong văn hoá phương Tây chính là sự hồi sinh. Nước mắt của nó có thể giúp chữa lành những vết thương dù nặng hay nhẹ. Đặc biệt loài chim còn sở hữu giọng hót du dương, coi như liều thuốc chữa lành tinh thần cho mọi người. Đối với máu và thịt của nó còn giúp cho con người được trường sinh bất tử và đối với phần lông giống như những lá bùa hộ mệnh giúp mọi người chống lại điều ác.
Theo nền văn hoá phương Tây chim Phượng Hoàng biểu tượng cho sự hồi sinh mạnh mẽ
4.2. Biểu tượng của Phượng Hoàng trong nền văn hoá người phương Đông
Nền văn hoá phương Đông đã miêu tả Phượng Hoàng là loài chim có sự kết hợp tuyệt vời của những điểm xinh đẹp nhất của các giống loài như vẻ đẹp của đầu gà, cổ cao của chim hạc, bộ đuôi mượt mà óng ả của chim công, mỏ diều hâu, tóc trĩ, vẩy cá chép và bộ móng chim ưng… Những bộ phận trên cơ thể của nó đều mang những ý nghĩa tượng trưng riêng biệt.
Đầu chim Phượng Hoàng đại diện cho công lý và sự đức hạnh. Đôi mắt long lanh mang biểu tượng của mặt trời và mọng trăng. Lưng dài có thể cõng cả bầu trời, cánh chính là gió, đuôi là sự tinh tú và lông tượng trưng cho cây cỏ còn chân sẽ là đất.
Nhờ vào những vẻ đẹp này sẽ giúp mang tới điềm lành và sự quý giá vượt bậc. Chính vì thế ở nền văn hoá phương Đông hình ảnh của chim Phượng Hoàng xuất hiện rất nhiều tại kiến trúc cung đình hay những món đồ trang sức quý giá của các bậc đế vương.
Đối với nền văn hoá phương Đông loài chim đại diện cho công lý và sự đức hạnh
>>> XEM NGAY: Nguồn gốc và ý nghĩa của Long Lân Quy Phụng
4.3. Biểu tượng của chim Phượng Hoàng trong nền văn hoá của dân tộc Việt
Đối với nền văn hoá dân tộc Việt Phượng Hoàng thuộc 1 trong bộ tứ linh Long Lân Quy Phụng. Hình ảnh của loài chim này đã xuất hiện từ thời Đinh, Tiền Lê ở những viên gạch nền hình vuông kích thước to lớn.
Chim Phượng Hoàng được miêu tả ở đây có 2 con và được bố cục thành 1 hình tròn tương xứng ở giữa của viên gạch. Cổ của nó dài, mỏ quặp nhìn gần giống với chiếc mỏ vẹt. Phần đuôi dài và có nhiều tua phân bố dài ngắn khác nhau và tạo thành một chùm. Cánh chim xòe rộng giống như đang ở trong tư thế bay lượn.
Ở thời Lý, loài chim này mang biểu tượng cho hoàng hậu và các nữ giới trong lớp quý tộc. Hình ảnh của chim được mô tả với đôi chân dài như hạc, chân trái đứng thẳng ở đài sen gồm có các ngón dài và bộ móng sắc nhọn. Chân phải của nó co lên như đang thể hiện nhịp điệu múa.
Thời nhà Trần, loài chim này cũng được trang trí ở nhiều vị trí khác nhau. Tới thời Lê Sơ lại là sự xuất hiện của chim ở những bức bia đá, bình gốm. Mặc dù trải qua rất nhiều thời kỳ lịch sử nhưng hình tượng của con chim này vẫn thể hiện sức sống mạnh mẽ và trở thành một đề tài hết sức quen thuộc trong kiến trúc và điêu khắc nước nhà.
Tại Việt Nam chim Phượng Hoàng xuất hiện ở nhiều thời kỳ lịch sử
5. Hình tượng của chim phượng Hoàng trong phong thuỷ
Xét về mặt phong thuỷ chim Phượng Hoàng cũng mang tới rất nhiều biểu tượng khác nhau có thể kể đến như sau.
5.1. Phượng Hoàng mang biểu tượng của sự kết hợp âm dương
Từ thời xa xưa tới nay hình ảnh chim Phượng Hoàng thường xuất hiện thành đôi với một con chim đực được gọi là Phượng và con chim cái được gọi là Hoàng. Chúng mang biểu tượng cho sự kết hợp của âm dương hài hoà và đại diện cho mối quan hệ nam nữ.
Loài chim này mang biểu tượng cho sự kết hợp âm dương hài hoà
5.2. Loài chim mang vẻ đẹp của sự quyền quý và cao sang của phụ nữ
Theo mô tả loài chim này có bộ lông óng ánh, sắc vàng xen lẫn sắc đỏ rất lung linh và bắt mắt. Tiếng hót của nó thánh thót trong veo nên chính vẻ đẹp này đã giúp cho chim Phượng Hoàng mang tượng trưng cho người phụ nữ tinh tế, nhã nhặn và vô cùng cao sang, quyền quý.
Loài chim mang tới vẻ đẹp của sự quyền quý và cao sang của người phụ nữ
5.3. Chim Phượng Hoàng là biểu tượng cho cái đẹp vĩnh viễn sự quyền uy cao quý
Được biết loài chim này có khả năng tái sinh nên nó sẽ mang tới biểu tượng cho cái đẹp vĩnh cửu. Chim Phượng Hoàng cũng có thể tự chữa lành được vết thương của mình nên nó còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự quyền quý và thần thánh.
Chim Phượng Hoàng là biểu tượng của cái đẹp vĩnh viễn
5.4. Loài chim biểu tượng cho 5 đức tính quý báu của con người
Theo chuyên gia phong thuỷ đây là một loài chim biểu tượng cho 5 đức tính quý báu của con người. Theo đó phần đầu tượng trưng cho sự đức hạnh. Đôi cánh luôn sải rộng mang ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần trách nhiệm cao. Chiếc lưng cong dài tượng trưng cho việc đối nhân xử thế vô cùng khéo léo. Phần ngực là biểu tượng của một tấm lòng nhân đạo. Cuối cùng là phần bụng có ý nghĩa của sự đáng tin cậy.
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cơ bản nhất có liên quan tới Phượng Hoàng. Qua đây có thể thấy được rằng loài chim này mang tới nhiều biểu tượng rất cao quý và vô cùng ý nghĩa. Hy vọng đây sẽ là chia sẻ có ích để bạn hiểu rõ nhất về chim này.