Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Những điều ít ai biết về Phật Thích Ca

Thứ Tư, 01/11/2023
Trần Xuân Bách

Đức Phật Thích Ca được nhiều người biết đến là một vị Phật có thật trong lịch sử thường xuyên xuất hiện trong kinh pháp nhà Phật. Tuy nhiên, giữa Phật Thích Ca và Phật A Di Đà vẫn không ít người bị nhầm lẫn và tưởng nhầm hai vị Phật này là một. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Phật Thích Ca và phân biệt rõ ràng giữa hai vị Phật này.

1. Tìm hiểu cuộc đời của Phật Thích Ca

1.1. Phật Thích Ca là ai?

Đức Phật Thích Ca nguyên là Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của một vương quốc nhỏ dưới rặng núi Hy Mã Lạp Sơn thuộc Ấn Độ thời xưa. Thái Tử ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ny nhằm ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch năm 624 TCN. Cho đến sau này, đại hội Phật giáo tổ chức ngày đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn 15 – 4 Âm lịch nhằm tưởng nhớ đến Ngài.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nguyên là Thái tử tộc Thích Ca

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nguyên là Thái tử tộc Thích Ca

Cha của Phật Thích Ca là vua của bộ tộc Thích Ca thời bấy giờ, Mười hai năm trước khi thế tử ra đời, những nhà tiên tri lừng danh của vương quốc đã tuyên bố rằng vị thái tử sau này sẽ trở thành một nhà vua vĩ đại nhất lịch sử nhân loại hoặc trở thành một nhà hiền triết nổi bật trong thế giới loài người.

Tuy nhiên, vì không muốn Đức Phật Thích Ca thành một vị tu sĩ như lời tiên đoán. Cha của Thái tử đã luôn giữ Ngài ở trong cung điện. Thái tử lớn lên trong sự xa hoa, lạc thú trong cung đúng như một vị vua chúa thời bấy giờ và không được phép nhìn thế giới bên ngoài, đặc biệt không được tiếp xúc với những nhà sư và tu sĩ.

Trong cung điện, Thái tử được học bắn cung, đánh kiếm, cưỡi ngựa, võ thuật đúng như một người nối dõi ngai vàng thực sự. Cho đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn cùng công chúa Đà La và cả hai có với nhau một cậu con trai.

Theo sử sách ghi chép, Ngài có mọi thứ tốt nhất trên trần gian nhưng trong suy nghĩ của Ngài luôn thấy mình thiếu thốn một thứ gì đó. Điều này đã lôi kéo Ngài khỏi những bức tường cao trong cung điện và ra ngoài vi hành trên đường phố kinh thành Ca Tỳ La Vệ. Ngài trông thấy bách tính lầm than, người già, người bệnh và những xác chết đang được mang đi hỏa thiêu.

Có thể nói Ngài chưa từng thấy những mặt tối này của xã hội và những cảnh tượng bi thảm ấy đã ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng. Cho đến khi người đánh xe nói với Ngài rằng mọi người đều phải chịu đựng sự già yếu, bệnh tật và chết chóc. Điều này khiến Ngài cảm thấy mình không thể sống an yên cả đời trong sự xa hoa như trước đây. Trên đường về cung điện, Ngài gặp một tu sĩ bước đi trên đường và Ngài quyết định rời cung điện tìm giải pháp cho sự đau khổ của cuộc đời con người.

Trong đêm khuya hôm ấy, Ngài từ giã vợ con và phi ngựa đến khu rừng, dùng gươm cắt tóc, thay trang phục tu sĩ đơn sơ. Vậy là vào năm 29 tuổi, Thái tử Tất Đạt Đa đã chính thức gia nhập vào nhóm người từ bỏ xã hội Ấn Độ thời bấy giờ để tìm hướng giải thoát.

Trải qua trăm ngàn tai kiếp Ngài đã hiểu thấu những bi ai chốn trần gian

Trải qua trăm ngàn tai kiếp Ngài đã hiểu thấu những bi ai chốn trần gian

Cùng xem video ý nghĩa về Phật Thích Ca Mâu Ni


>>> XEM NGAY: Những mẫu tượng Phật Thích Ca đẹp nhất hiện nay

1.2. Hình dáng của Phật Thích Ca

Có rất nhiều giả thiết miêu tả về ngoại hình của PHật Thích Ca trong kinh nhà Phật và các sự tích truyền miệng. Theo đó, Thái tử là một người có đầy đủ 32 tướng tốt và được rèn luyện sức mạnh lẫn ý chí, tâm hồn. Ngài được nuôi dạy chu đáo để hoàn thiện toàn diện cả về văn và võ.

Từ những năm niên thiếu, ông đã được truyền thụ võ công cao thâm và đặc biệt có sở trường trong việc bắn cung. Nhìn chung, trước khi trở thành tu sĩ  Ngài là một người có cơ thể cường tráng và phi phàm hơn những người khác thời bấy giờ.

Một tín đồ Bà la môn đã miêu tả chân dung Phật Thích Ca là có làn da đẹp, vẻ ngoài thần thái và oai nghiêm. Có thể nói ông dễ nhìn, đẹp sáng, thể hình và nét trang nghiêm đặc biệt khác người tạo cho người đối diện sự tin tưởng. Theo Anguttara Nikaya kinh số 36, Đức Phật Thích Ca được miêu tả là một người đẹp đẽ, vẻ ngoài trang nghiêm, tâm thanh tịnh và trầm tĩnh như một chú voi được thuần thục hoàn hảo.

Đôi mắt của Đức Phật Thích Ca thường nhìn xuống biểu thị sự quan sát về nội tâm. Giáo lý của Phật hướng đến giúp con người làm chủ mọi quả báo, đau khổ hay an lạc đời mình. Những lời khuyên răn của Phật giúp các quý phật tử tự sửa đổi hành vi trong cả hành động và tâm niệm sao cho đạt được sự an vui, hạnh phúc sau này. Xung quanh tượng Phật Thích Ca có những tia sáng hào quang chiếu rọi biểu thị là ánh sáng tri thức soi chiếu nhân gian. Nơi thờ đức Phật thường đặt tượng Ngài trên đài sen tượng trưng cho sự thanh cao, trong sạch và hàm ý giải thoát mọi trần ai, đau khổ của cuộc đời. Tìm được cái thanh tịnh ngay giữa sự ô uế mới chân thật là thanh tịnh.

Đức Phật Thích Ca có đủ 32 tướng tốt

Đức Phật Thích Ca có đủ 32 tướng tốt

Phật Thích Ca tọa thiền

Phật Thích Ca tọa thiền

Có không ít đệ tử trong quá trình tu hành chưa tôi luyện thành A la hán thường bị mê hoặc bởi vẻ ngoài của Ngài. Nhưng Đức Phật Thích Ca đã có lời khuyên răn rằng đừng nhìn vào hình dáng bên ngoài mà hãy dùng cái tâm thanh tịnh nhìn vào giáo pháp mà ông truyền tụng để cảm nhận được một Đức Như Lai chân thật nhất.


>>> Tìm hiểu thêm về: Ý nghĩa của câu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

1.3. Danh hiệu Phật Thích Ca nghĩa là gì?

Phật Thích Ca có hai tên hiệu là Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa và Thích Ca Mâu Ni. Mỗi tên gọi có những ý nghĩa khác nhau và đã được giải nghĩa trong nhiều bộ kinh Phật.

Tên gọi Kiều Đạt Ma: Là tên gọi thế tục của Thái tử trước khi rũ bỏ hoàng bào đến nơi cửa Phật. Điều Đạt Ma là họ tộc ở Ấn Độ. Hiểu theo tiếng Phạn, Kiều Đạt Ma chỉ sự hiền lành tốt đẹp và tên Tất Đạt Đa của Ngài hướng đến sự may mắn và cát tường. Tổng thể tên họ của Đức Phật Thích Ca trước đây có thể hiểu là “hoàn thành trọn vẹn”.

Tên gọi “Thích  Ca Mâu Ni”: Thế nhân xưa đã tôn Ngài trở thành Thích Ca Mâu Ni, trong đó Thích Ca chỉ bộ tộc của Ngài. Ngoài ra, theo tiếng Phạn Thích Ca còn có ý nghĩa tương tự như văn võ song toàn. Mâu Ni là cách gọi một cách tôn kính của người Ấn Độ với các bậc thánh nhân hàm ý chỉ những người cạo đầu tu hành và đạt chính quả. Nhìn chung, cái tên Thích Ca Mâu Ni có thể hiểu trọn vẹn là người cạo đầu đi tu thuộc tộc Thích Ca đã thành công giác ngộ.

Ngài tọa giữa tòa sen thanh tịnh và an lạc

Ngài tọa giữa tòa sen thanh tịnh và an lạc

 

2. Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Có không ít người khi mới tìm hiểu về Phật pháp thường nhầm lẫn giữa Phật Thích Ca và Phật A Di Đà. Cả hai đều là những vị Phật đầy tôn kính nhưng thực chất vẫn là hai vị Phật tách biệt. Trong đó, Đức Thích Ca là vị Phật có thật trong loài người sáng lập lên Phật giáo. Đức Phật Di Đà là vị Phật chỉ xuất hiện trong kinh Phật.

Vậy Phật Thích Ca và Phật A Di Đà ai tu hành đắc đạo hơn? Thực chất mỗi vị Phật có cơ duyên hội ngộ chúng sanh khác nhau nên không thể nói ai hơn ai được. Điều mà cả hai vị Phật muốn chúng sanh hướng đến là sự tin tưởng, yên bình và noi gương nhà Phật năng làm việc thiện, tránh việc dữ và một lòng thành tâm hướng Phật.

Tại cõi giới này, Đức Phật Thích Ca là vị Phật giáo hóa chúng sinh được người đời tôn kính tôn là chủ cõi Ta Bà. Ngài là một vị Phật có thật trong lịch sử được nhắc đến trong nhiều điển cố, điển tích về kinh pháp nhà Phật.

Đức Phật A Di Đà lại là vị Phật được thờ nhiều nhất trong các Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài có nghĩa là Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang hiểu đơn giản là thọ lượng vô biên và ánh sáng vô lượng.

Đức Phật Thích Ca hướng chúng sinh đến những đức tốt, tránh xa ác niệm

Đức Phật Thích Ca hướng chúng sinh đến những đức tốt, tránh xa ác niệm

 

Phật Thích Ca sau khi tu thành chính quả, Ngài đã sử dụng trí tuệ của mình và hiểu thấu nhân sinh thấy rõ sự vận hành của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Nhờ khả năng này, Ngài có thể thấy được quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà và những kiếp nạn để trải qua. Ngài còn hiểu thấu được đời sống sinh hoạt, môi trường sống của chúng sanh Tây Phương Cực Lạ do Đức Phật làm giáo chủ. Vì vậy, bạn có thể hiểu đơn giản là Phật A Di Đà chính là vị Phật được Đức Thích Ca giới thiệu làm gương cho chúng sanh noi theo.

Như lời dạy của Phật Thích Ca, con người sau khi ra đi muốn về cõi Tây Phương Cực Lạc thì trong quá trình sinh sống tại trần gian cần luôn hướng về điều thiện, siêng năng niệm kinh Phật. Sau  khi tái sinh cõi này, chúng ta lại tiếp tục cùng mọi người tu hành và hướng theo sự chỉ bảo của Phật A Di Đà cho đến khi thành Thánh quả giải thoát sang kiếp nhân sinh mới.

Còn hình dáng Phật Thích Ca, Ngài có thể búi tóc tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ "vạn". Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư

Theo miêu tả trong kinh Phật, hình dáng Phật A Di Đà có cụm tóc xoắn ốc, miệng thoáng cười, mắt thường nhìn xuống mang sự cảm thông cứu độ con người. Ngài khoác áo cà sa đỏ tượng trưng cho mặt trời và Ngài thưởng mặc áo để lộ ngực có chữ Vạn. Tư thế tay của Phật A Di Đà thường là tay làm ấn giáo hóa. Ngài có thể ngồi trên tòa sen tay ấn thiền và có hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ở hai bên.
Mắt phật Thích Ca mở ba phần tư, hay ngồi trên tòa sen và trước ngực Ngài không có chữ Vạn nếu mặc áo hở Ngực

Người đời tạc tượng Đức Phật Thích Ca làm gương cho thế hệ sau

Người đời tạc tượng Đức Phật Thích Ca làm gương cho thế hệ sau

 

3. Mối liên hệ giữa Phật Thích Ca và Phật Tổ Như Lai

Đức Phật Thích Ca sau khi tu thành Thánh quả được các phật tử tung hô thành Phật, Phật Đà hay Đức Thế tôn. Cho đến sau này, khi Phật giáo ngày càng truyền bá rộng khắp tại nhiều nước và lan truyền sang Trung Quốc ở thời nhà Minh người ta bắt đầu gọi Ngài với cái tên là Phật Tổ Như Lai. Phật Tổ Như Lai tức là người sáng lập là Phật giáo.

Như vậy, có thể nói Phật Tổ Như Lai và Phật Thích Ca cùng là một chỉ là danh xưng khác nhau. Những người con của Phật thường tri ân Ngài bằng cách thờ tranh Phật Thích Ca hay thờ tượng đồng, tượng vàng khắc hình dáng Ngài nhằm mong mỏi giải thoát bản thân khỏi những tham sân si đời thường. Ngoài ra, hình ảnh của đức Phật còn như lời nhắc nhở giúp những người tu hành luôn giữ tâm thanh tịnh, yên lành và một lòng hướng Phật.

Tượng Phật Thích Ca bằng đồng men cổ

Tượng Phật Thích Ca bằng đồng men cổ

Trên đây là những chia sẻ về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Hy vọng quý sư cô, sư thầy và quý Phật tử có thêm những hiểu biết về Ngài.

 

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger