Nguyên tắc thờ cúng gia tiên với người Việt Nam ở nước ngoài bạn nên biết
Thờ cúng gia tiên là một phong tục đã xuất hiện từ rất lâu đời đối với người dân Việt Nam. Đây được xem là một phong tục đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc và mang tính giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Tuy nhiên với những người Việt Nam khi sinh sống tại nước ngoài họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thờ cúng gia tiên. Chính vì vậy bài viết ngày hôm nay Lôi Phong sẽ chia sẻ tới các bạn những nguyên tắc thờ cúng tổ tiên với người Việt Nam ở nước ngoài cho bạn tham khảo.
1. Giới thiệu sơ lược về tín ngưỡng tổ tiên của người Việt Nam
Theo quan niệm của người Việt Nam gia tiên hay còn gọi là tổ tiên trước hết là những người mang cùng huyết thống với nhau như ông, bà, cha, mẹ, cụ, kỵ… là những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình. Tổ tiên là những người có công lao trong việc tạo dựng nên cuộc sống hiện tại chẳng hạn như những vị thành hoàng làng, nghề tổ… Ngoài ra tổ tiên của người dân Việt Nam còn là những người có công lao trong việc bảo vệ làng xóm, bảo vệ cho quê hương đất nước… Thậm chí trong tiềm thức của người Việt Nam tổ tiên còn là Mẹ Âu Cơ là các vị vua Hùng đã có công dựng nước.
Tổ tiên chính là những người đã có công lao tạo dựng nên cuộc sống hiện tại và người mang cùng huyết thống
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một quan niệm liên quan tới sự tồn tại của các linh hồn và mối quan hệ giữa người đã mất đối với người sống bằng những việc hiện hữu vô hình trong cuộc sống như dõi theo con cháu, ban phước lành, tài lộc cho họ.
Mặc dù trải qua rất nhiều biến cố của lịch sử, có nhiều tín ngưỡng dân gian đã vướng vào khó khăn và bị quy kết đó là mê tín dị đoan nhưng đối với tín ngưỡng thờ cúng gia tin của người dân Việt Nam vẫn luôn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người. Đây là một tín ngưỡng, phong tục mang tới ý nghĩa quan trọng. Nó không chỉ biểu thị cho ý thức luôn hướng tới cội nguồn, bày tỏ về tấm lòng hiếu thảo của người sống với người đã khuất mà còn mang nhiều giá trị sâu sắc về mặt tâm linh.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên luôn tồn tại trong tiềm thức của người dân Việt Nam
Nội dung của tín ngưỡng thờ cúng gia tiên cũng rất bình dị, mang tính thực tiễn và không có sự cực đoan giống như những tôn giáo khác. Thông qua việc thờ cúng tổ tiên các thế hệ trước sẽ làm gương cho thế hệ sau thấy được đây không chỉ là trách nhiệm đối với đấng sinh thành mà còn là việc để giáo dục và dạy dỗ cho con cháu nắm được truyền thống, bản sắc của dân tộc và lưu truyền nòi giống.
Lời khấn vái tổ tiên của con cháu trong khi thực hiện nghi lễ cũng rất giản dị, thông thường họ sẽ xin được che chở, phù hộ độ trì cho cuộc sống hàng ngày được yên bình, thành công và suôn sẻ nhất. Mặc dù không biết sự cầu xin đó sẽ ra sao nhưng trước hết con cháu sẽ cảm thấy được sự thanh thản về mặt tâm linh, trở thành điểm tựa vững chắc cho cuộc sống.
Nội dung của tín ngưỡng thờ cúng gia tiên bình dị và thực tiễn
2. Quan niệm về mặt thời gian và không gian thần linh xứ Việt và hiệu ứng kết nối với thần linh xứ Người
Người dân Việt Nam ở nước ngoài luôn có tinh thần chung đó là hướng về cội nguồn, dân tộc của mình. Điều này đồng nghĩa với việc họ luôn hướng về tổ tiên và các tín ngưỡng thờ cúng gia tiên nhằm bày tỏ được tấm lòng hiếu thảo, thành kính của con cháu đối với đấng sinh thành. Chính vì vậy người Việt Nam ở nước ngoài thường sẽ lập bàn thờ thần linh và gia tiên với mưu cầu sẽ được phù hộ độ trì và ban phước lộc. Bàn thờ sẽ được những người dân Việt ở nước ngoài đặt tại vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà mà họ đang sinh sống để thực hiện về các nghi thức y tôn theo giống với tín ngưỡng, phong tục thờ cúng tổ tiên Việt.
Người Việt Nam ở nước ngoài đặt bàn thờ và thực hiện các nghi thức tín ngưỡng tổ tiên theo đúng phong tục Việt Nam
Ở nước ngoài sẽ có sự khác về khí, trạch đất, thần linh, can chi do không gian và thời gian không trùng khớp đối với múi giờ Việt Nam. Vì vậy nhiều người thường sẽ thắc mắc rằng nghi thức thờ cúng gia tiên như thế nào thì mới ứng nghiệm được.
Theo như lý giải của sách Thọ Mai ra lễ, Kinh Dịch giải mã hay Tử vi tứ trụ, khi bạn đã lập bàn thờ theo tín ngưỡng Việt thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tuân theo các nguyên tắc và tín ngưỡng về gia tiên, tiền tổ Việt. Do đó mọi nghi lễ bạn sẽ thực hiện vào ngày Âm và sẽ được thần linh của bản địa mở cửa để cho thần linh Việt tới hỗ trợ bạn thực hiện nghi thức theo đúng với phong tục, truyền thống Việt Nam.
Nghi lễ thờ cúng gia tiên Việt sẽ được thực hiện vào ngày âm và được thần linh bản địa mở cửa để hỗ trợ
Tuy nhiên do ngày và giờ ở nước ngoài nơi mà bạn sống sẽ có phần khác nhau nên khí trạch và năng lượng tia đất cũng không giống nhau. Xét theo hệ Can Chi sẽ được tính dựa theo canh giờ 2 tiếng bằng 1 canh, trong đó canh Tý bắt đầu từ 23 giờ tới 1 giờ sáng, canh Sửu từ 1 giờ tới 3 giờ, canh Dần từ 3 - 5 giờ, canh Mão từ 5 - 7 giờ, canh Thìn từ 7 - 9 giờ, canh Tị từ 9 - 11 giờ, canh Ngọ từ 11 - 13 giờ, canh Mùi từ 13 - 15 giờ, Thân từ 15 - 17 giờ, Dậu 17 - 19 giờ, Tuất từ 19 - 21 giờ, Hợi từ 21 - 23 giờ…Do đó khi thực hiện nghi lễ cúng gia tiên bạn nên mở sách Bát Trạch Minh Cảnh để xem thời gian thuận lợi cho công việc và phải ứng với giờ địa phương nơi mà mình sống để việc làm lễ mới trở nên linh nghiệm được.
Việc áp dụng tín ngưỡng thờ cúng gia tiên với người Việt Nam ở nước ngoài chỉ khác cho những ngày tết Nguyên Đán. Bởi Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, do đó nếu cúng tổ tiên vào ngày này bạn cần phải tuân theo múi giờ của Việt Nam kể từ ngày 30 giao thừa của năm cũ sang năm mới và cho tới khi hết tết. Điều tiếp theo mà bạn phải nhớ đó là Địa trạch ở đâu có Thần linh ở đó. Do đó các thần linh nơi bạn đang cư trú sẽ có quyền theo dõi và phù ứng về vận may, tài lộc của bạn. Bạn nên xin các vị thần thổ công nơi quê hương mình cho kết nối giao dịch tâm linh với thần thổ công nơi bản xứ.
Cúng tết cổ truyền Việt Nam phải theo thời gian từ ngày 30 giao thừa tới hết tết
Sau khi đã bày lễ và dâng hương lên bàn thờ tại nơi mình đang cư trú bạn có thể khấn theo bài văn sau:
Con kính lạy các vị Thần Linh Thổ công nơi Ban thờ của gia tiên chúng con tại Việt Nam ở địa chỉ ( nêu rõ số nhà, số ngõ ngách, thôn, xóm, phường, xã, quận huyện, tỉnh) hãy kêu xin cho tín chủ con tên là:….. được kết nối với các Thần Thổ công nơi chúng con cư trú tại chung cư (địa chỉ) được liên thông các thông tin dẫn dắt sở cầu, sở nguyện của chúng con được cầu các việc (kinh doanh, thi cử, kí kết hợp đồng, cưới hỏi, di chuyển, về nhà mới…giỗ, tết)…. Và sau lời kêu cầu này, kính xin các Ngài sẽ kết nối cho chúng con được thỏa nguyện dâng sớ, dâng lễ và kính bái các thần linh, tiền chủ, tín chủ được y theo tín ngưỡng Việt Nam”
3. Nghi thức thờ cúng gia tiên với người Việt Nam ở nước ngoài
Để thờ cúng gia tiên của mình ở nơi xứ người gia chủ cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định. Mặc dụ không phải là một quy định cụ thể nhưng chính các quan niệm tâm linh này đã hướng mọi người đi theo những chuẩn mực chung. Dưới đây là một số nghi thức bắt buộc trong việc thờ cúng gia tiên bạn nên nắm được.
3.1. Nghi thức cúng
Vào các ngày rằm, mùng 1, lễ tết, gia chủ sẽ bày lễ vật, đồ cúng lên bàn thờ rồi đốt đèn, nến, thắp hương và khấn, vái lạy nhằm bày tỏ về tấm lòng biết ơn, hiếu thảo của mình với tổ tiên và cầu xin ban phước lành. Đây không chỉ là cách để giúp gợi nhớ về cội nguồn, bày tỏ tấm lòng thành mà còn là những lời cầu xin cầu mong cho tổ tiên, những người đã mất chở che cho người con sống.
Ngoài ra người Việt Nam ở nước ngoài còn thường làm các lễ cúng giỗ trong tục thờ cúng tổ tiên vì họ quan niệm rằng ngày giỗ là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng đay là lúc để con cháu nhớ ơn những người sinh thành ra mình. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng là cách để giúp giữ trọn được chữ Hiếu với những người đã khuất.
Người Việt ở nước ngoài lập bàn thờ và dâng lễ cúng để cúng tổ tiên
3.2. Nghi thức khấn
Người thực hiện khấn sẽ nhẩm thầm trong miệng đầy đủ những thông tin như tên gia chủ, ngày, tháng, năm, nơi ở, mục đích của buổi lễ, người được cúng, tên của các thành viên trong gia đình, lời câu mong… Thông qua bài khấn tất cả các mong cầu của con cháu sẽ được gửi gắm tới ông bà tổ tiên.
Ngoài ra nhiều người sẽ lựa việc khấn theo bài văn khấn lễ đã được ghi chép lại trong sách Bên cạnh đó nhiều người còn khấn theo hình thức nghĩ gì nói lấy miễn là bày tỏ đủ tấm lòng thành kính.
Thực hiện nghi thức khấn nhẩm thầm trong miệng
3.3. Cách thức vái
Vái là cách thức thường được áp dụng ở thế đứng. Người vái sẽ chấp hai bàn tay lại để ở trước ngực sau đó đưa lên ngang trên đầu. Đầu hơi cúi, lưng khom xuống rồi ngẩng lên và thực hiện động tác vái theo nhịp lúc cúi xuống, ngẩng lên. Trong từng trường hợp khác nhau người ta sẽ vái 2, 3, 4 hoặc là 5 vái.
Nghi thức vái khi thờ cúng gia tiên
3.4. Cách thức lạy
Lạy là một hành động để bày tỏ tấm lòng thành kính và chân thành nhất của con cháu đối với tổ tiên của mình. Đối với đàn ông và đàn bà sẽ có các thế lại khác nhau. Đồng thời có các trường hợp lạy mang ý nghĩa riêng biệt đó là 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy và 5 lạy.
● 2 lạy 2 vái: Thường được sử dụng khi đi phúng điếu, là vai dưới của những người quá cố.
● 3 lạy 3 vái: Thường áp dụng khi đi lễ Phật vì 3 lạy sẽ mang tượng trưng cho Phật, Pháp và Tăng.
● 4 lạy 4 vái: Được áp dụng khi cúng người quá cố là người bề trên của mình như ông bà, cha mẹ hay các thánh thần.
● 5 lạy 5 vái: Đây là cách lạy thường được mọi người sử dụng trong những ngày giỗ tổ vua Hùng.
Lạy là một nghi thức để bày tỏ tấm lòng thành kính và chân thành nhất của con cháu đối với người đã mất
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp tới các bạn một số thông tin về tín ngưỡng thờ cúng gia tiên với người Việt Nam ở nước ngoài. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể thực hiện được tốt việc thờ cúng tổ tiên của mình bên xứ người nhằm đạt được linh ứng cao nhất. Các bạn đừng quên truy cập thêm vào Lôi Phong để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích nhất về việc thờ cúng gia tiên nhé.