Nghiệp là gì? Tìm hiểu về nguồn gốc, phân loại và cách hóa giải nghiệp
Đức Phật từng dạy về “nhân quả - nghiệp báo” nhưng Ngài lại không hề nói tất cả những gì chúng ta gặp phải ở đời sống này đều là tác động và ảnh hưởng của nghiệp ở kiếp trước. Vậy, nghiệp là gì? Nguồn gốc? Ai là người tạo ra nghiệp? Phân loại và cách hóa giải nghiệp báo như thế nào? Tất cả sẽ được loiphong.vn giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Nghiệp là gì?
Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích khái niệm “Nghiệp”, cụ thể:
Theo sách Từ điển Tiếng Việt nghiệp có nghĩa là: “Tổng thể nói chung những điều một người làm ở kiếp này, tạo thành cái nhân mà kiếp sau người đó phải chịu quả, theo quan niệm của đạo Phật”
Có nhiều cách giải thích khác nhau về “nghiệp”
Theo Bộ từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nghiệp là khái niệm của Phật giáo chỉ hành động, việc làm. Hành đồng về thân gọi là thân nghiệp, hành động về lời gọi là khẩu nghiệp hay ngữ nghiệp, hành động về ý gọi là ý nghiệp”
Trong Phật Quang đại từ điển: “Nghiệp nghĩa là sự tạo tác, tức chỉ cho những hoạt động của thân tâm như hành vi, hành động, tác dụng, ý chí hoặc chỉ cho những hoạt động của thân tâm do ý chí sinh ra. Nếu kết hợp quan hệ nhân quả thì nghiệp là năng lực được hình thành bởi những hành vi từ quá khứ, kéo dài cho đến hiện tại và cho mãi đến vị lai”
…
Tựu chung, nghiệp là những việc làm, hành động của con người sẽ tạo ra cái quả trong tương lai. Nghiệp cũng có thể được tạo ra trong đời này và đời trước. Hiểu đơn giản, nghiệp là những hành động, ý định, suy nghĩ của một người và nó có thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người đó ở hiện tại và tương lai.
Trong Phật giáo, nghiệp (tiếng phạn là Karma) là tư tưởng, lời nói, việc làm của con người hay còn gọi là ý muốn làm hoặc tác ý. Có nhiều loại nghiệp khác nhau như nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp báo,...
Nghiệp là một khái niệm quan trọng giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân, kết quả của những hành động của mình. Thông qua việc hiểu biết về nghiệp, chúng ta sẽ có những thay đổi trong hành động, lời nói để tạo ra những kết quả tốt đẹp hơn cho bản thân và người khác.
Ví dụ về nghiệp:
- Một người làm việc thiện, luôn giúp đỡ người khác sẽ phải chịu quả báo, bệnh tật.
- Một người giết người, trộm cắp sẽ phải chịu quả báo là tù tội, bệnh tật.
2. Nguồn gốc của nghiệp
Khi tìm hiểu về nguồn gốc của nghiệp bạn sẽ thấy sự phức tạp và có nhiều cách giải thích khác nhau. Một số cách giải thích khác về nguồn gốc của nghiệp được loiphong.vn cập nhật dưới đây:
- Trong Ấn Độ giáo, nghiệp được cho là có nguồn gốc từ Brahman - thực tại tối cao. Brahman là nguồn gốc của tất cả mọi thứ bao gồm cả nghiệp.
- Trong Jaina giáo, nghiệp có nguồn gốc từ karma - một loại năng lượng tinh vi. Karma được tạo ra từ những hành động, ý định và suy nghĩ của chúng ta.
- Trong Sikh giáo, nghiệp được cho là có nguồn gốc từ Akal Purakh, là đấng sáng tạo. Akal Purakh là người tạo ra tất cả mọi thứ gồm cả nghiệp.
- Trong Đạo giáo, nghiệp được cho là có nguồn gốc từ Thiên mệnh - ý chí của trời. Thiên mệnh là nguyên nhân của mọi thứ, bao gồm cả nghiệp.
Nghiệp có nguồn gốc từ vô minh
Nhìn chung, có thể hiểu rằng, nghiệp có nguồn gốc từ vô minh. Vô minh là sự thiếu hiểu biết về bản chất của thực tại. Khi con người bị vô minh che lấp, họ sẽ không hiểu được những hậu quả của những hành động của mình. Vậy nên, họ có thể sẽ tạo ra nghiệp ác và dẫn đến những kết quả xấu trong hiện tại, tương lai.
Nghiệp được hiểu là một quá trình nhân quả trong Phật giáo. Các hành động của chúng ta ở hiện tại sẽ tạo ra kết quả ở tương lai. Kết quả này có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tùy theo bản chất của hành động đó.
3. Có bao nhiêu loại nghiệp
Có vô lượng chúng sanh là có vô lượng nghiệp. Tuy nhiên, trong bài viết này, loiphong.vn chỉ tạm thời phân loại nghiệp theo các phương diện biểu hiện, tính chất, vị trí,…
3.1. Xét về phương diện biểu hiện nghiệp báo
Là cái biểu hiện ra bên ngoài. Nghiệp thường biểu hiện qua thân, khẩu và ý:
- Nghiệp thân (kāya kamma): Là hành động cố ý, chủ ý (tư tác) biểu hiện thông qua thân hành.
- Nghiệp khẩu (vāca kamma): Là hành động cố ý, chủ ý (tư tác biểu hiện thông qua khẩu hành.
- Nghiệp ý (mano kamma): Là hành động cố ý, chủ ý (tư tác) biểu hiện thông qua ý hành.
Trong 3 nghiệp kể trên, nghiệp ý là quan trọng nhất. Tư tưởng con người bị phân tán hoặc chưa được tập trung, an trú thì nó yếu ớt nên mọi người thường lầm tưởng rằng nghiệp thân, nghiệp khẩu mới có sức mạnh. Khi tư tưởng con người được tập trung, quy tụ thành nhất điểm thì sẽ tạo nên một sức mạnh, một năng lực mà không cần đến sự tham gia của thân và khẩu.
3.2. Xét về phương diện tính chất nghiệp báo
Tính chất là xấu, tốt, thiện, ác. Đức Phật có dạy 3 loại nghiệp với 3 tính chất khác nhau, đó là:
- Nghiệp bất thiện (akusala kamma): Hành động do ta làm chủ, quy tụ những tâm sở bất thiện để tạo thành nghiệp bất thiện.
- Nghiệp thiện (kusala kamma): Là những hành động do ta làm chủ, quy tụ những thiện tâm sở để tạo tác những nghiệp lành.
- Nghiệp bất động (ānañja kamma): Là các bậc định hữu sắc và vô sắc do ta làm chủ để quy tụ các thiền chi.
3.3. Xét về phương diện vị trí (tức trú xứ, cảnh giới)
Bao gồm:
- Dục giới bất thiện nghiệp (kāmāvacana-akusalakamma): Do nghiệp nhân bất thiện, chúng sanh sẽ thọ quả khổ trong 4 cảnh giới đau khổ và người bất hạnh.
- Dục giới thiện nghiệp (kāmāvacana-kusalakamma): Do nghiệp nhân thiện, chúng sanh sẽ thọ quả ở trong cảnh giới người hạnh phúc hoặc 6 cảnh trời dục giới.
- Sắc giới thiện nghiệp (rūpavacana-kusalakamma): Do ý nghiệp bất động, chúng sanh sẽ thọ quả ở trong các cảnh giới hữu sắc tương ứng.
- Vô sắc giới thiện nghiệp (arūpavacana-kusalakamma): Do ý nghiệp bất động chúng sanh sẽ thọ quả ở trong các cảnh trời vô sắc tương ứng.
3.4. Xét về phương diện công tác (tức tác động)
Bao gồm 4 loại:
- Sanh nghiệp (janaka kamma): Là nghiệp chi phối một đời sống mới, tái tạo một đời sống mới.
- Trì nghiệp (upaṭṭhambhaka kamma): Là nghiệp gìn giữ, duy trì, hỗ trợ cho sanh nghiệp được tồn tại.
- Chướng nghiệp (upapīdaka kamma): Là nghiệp làm cho sanh nghiệp bị trở ngại, chướng ngại.
- Đoạn nghiệp (upaghātaka kamma): Là nghiệp chấm dứt, tiêu diệt sanh nghiệp và trì nghiệp.
Ngoài ra, còn có cách phân loại khác đó là:
Nghiệp gia tiên, dòng họ: Là con cháu sẽ hưởng nghiệp thiện hoặc ác nghiệp từ tổ tiên. Nghiệp được tích tụ từ đời này sang đời khác.
Nghiệp do chính bản thân mình tạo ra: Con người khi sinh ra và chết đi sẽ mang theo 2 thứ duy nhất đó là nghiệp và đức. Lúc sinh ra các bạn đến tay không thì khi chết đi cũng ra đi tay không.
3. Ai là người tạo ra nghiệp?
Theo quan niệm của Phật giáo, người tạo ra nghiệp không ai khác chính là con người. Mỗi người đều là chủ nhân của mọi hành động của mình và phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả của hành động đó.
Nghiệp chính là kết quả các hành động của bạn ở hiện tại
Như thông tin cập nhật ở trên, nghiệp là một quá trình nhân quả. Hành động của bạn ở hiện tại sẽ tạo ra những kết quả ở trong tương lai. Những kết quả này có thể là tích cực hay tiêu cực tùy vào bản chất hành động của bạn.
Chính vì thế, khi chúng ta tạo ra hành động thì đồng nghĩa với việc đang tạo ra nghiệp. Những nghiệp thiện chúng ta tạo ra sẽ mang lại nhiều kết quả tốt cho hiện tại và tương lai. Trái lại, những nghiệp ác mà chúng ta tạo sẽ mang lại kết quả không tốt cho hiện tại cũng như tương lai.
Chẳng hạn, nếu bạn làm việc thiện, giúp đỡ người khác thì sẽ có được cuộc sống hạnh phúc, an lành. Ngược lại, nếu bạn giết người, trộm cắp thì sẽ phải chịu quả báo, tù tội, bệnh tật,...
Con người chính là người tạo ra nghiệp. Việc tạo ra nghiệp ác hay nghiệp thiện sẽ phụ thuộc vào hành động của bạn. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải biết rằng, nghiệp có thể thay đổi nếu chúng ta tạo ra những nghiệp thiện. Thông qua việc thực hành thiện pháp chúng ta có thể chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt và có được hạnh phúc, giải thoát.
4. Cách hóa giải nghiệp
Phật dạy khi hóa giải nghiệp sẽ mang lại nhiều điều tốt lành trong cuộc sống, mọi bực bội sẽ tiêu tan, giữ cho tâm thanh tịnh, hóa giải việc ác, lỗi lầm ở trong quá khứ. Khi đó, bạn sẽ có được cuộc sống yên lành, tâm hồn thanh thản, bình yên.
Những cách hóa giải nghiệp đó là:
4.1. Hóa giải oán hận với người khác
Không một ai có thể làm vừa lòng tất cả mọi người nên sẽ có kết oan nghiệt. Để hóa giải mối nghiệp này thì cần giải oán và mở kết. Mở lòng mình ra chính là cách tốt nhất để hóa bỏ nghiệp. Phật không hóa giải được duyên người kết, tâm hướng Phật để lòng được thanh thản, hướng tới nhiều điều thiện, rũ bỏ điều ác.
Hóa giải oán hận với người khác
4.2. Thường xuyên sám hối, niệm Phật mỗi ngày
Những người khẩu Phật tâm xà dù có đọc bao nhiêu kinh Phật, đi bái Phật tứ phương thì cũng sẽ phải nhận nghiệp do mình tạo ra. Ăn chay, niệm Phật, sám hối cũng không thể nào hóa giải được hết nghiệp mình gây ra.
Nguyên do là bởi nghiệp chướng của người này quá nặng, tích tụ quá nhiều. Việc công đức niệm Phật phần nào sẽ giúp tiêu trừ nhưng để dứt sạch nghiệp thì không thể. Vậy nên, để không tích tụ nghiệp quá nhiều thì bạn hãy niệm Phật mỗi ngày, làm việc thiện thì mới mong giảm bớt được nghiệp chướng.
Thường xuyên sám hối, niệm Phật mỗi ngày
4.3. Làm nhiều việc thiện để tích đức
Thiền là yếu tố quan trọng, là phong thủy mạnh nhất để thay đổi vận mệnh của con người. Và làm việc thiện là cách tốt nhất để giải nghiệp chướng. Tu nhân tích được được coi là điều nên làm để thay đổi vận mệnh của con người.
Cứu người thoát khỏi nạn nguy được coi là công đức hàng đầu, được người người khen ngợi, được các bậc Thánh tán dương dù là ở bất kỳ nền văn hóa, tôn giáo nào trên thế giới. Bản chất của mọi tôn giáo đều hướng con người làm việc thiện.
Một trong những cách cứu người đơn giản như hiến máu nhân đạo; quyên góp sách vở, quần áo cho trẻ em vùng cao, bệnh nhân tại các bệnh viện,...
Làm nhiều việc thiện để tích đức
4.4. Sống bao dung, độ lượng
Nghiệp được sinh ra từ lòng tham - sân - si và sự đố kỵ. Từ đó sẽ mang tới nhiều điều không tốt cho cộng đồng và bản thân; đó chính là đang tạo nghiệp. Cách buông bỏ buồn phiền của bản thân cũng giúp bạn giải thoát được ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh, càng an nhiên thì nghiệp ác càng tiêu tan; tâm càng muộn phiền thì nghiệp ác ngày càng tích tụ.
Độ lượng, bao dung với người khác cũng chính là bạn đang bao dung, tha thứ với chính bản thân mình. Đây được coi là cách tạo nghiệp lành nhanh nhất, hiệu quả nhất và đơn giản nhất.
Sống bao dung, độ lượng
Khi nghiệp lành được sinh ra, nghiệp chướng hay ác nghiệp cũng sẽ tự hóa giải. Do đó, bạn hãy luôn tâm niệm rằng khoan dung, độ lượng sẽ mang lại phúc báu suốt cuộc đời.
Mong rằng, những thông tin chia sẻ trong bài viết “Nghiệp là gì? Tìm hiểu về nguồn gốc, phân loại và cách hóa giải nghiệp” sẽ giúp ích với bạn. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.