Nghiệp báo từ việc sát sinh và cách hoá giải hiệu quả nhất
Sát sinh được xếp đầu tiên trong ngũ giới và gây ra rất nhiều nghiệp báo nghiêm trọng. Trong đạo Phật luôn răn dạy cần phải tránh xa việc làm này. Để giúp bạn biết được rõ hơn hậu quả của việc sát sanh và cách hoá giải hiệu quả Loiphong.vn sẽ mang tới nội dung sau.
1. Sát sinh trong quan niệm của đạo Phật
Sát sinh là hành động cướp đi mạng sống của các loài vật hoặc con người. Người đời ngày nay vẫn có tư tưởng con vật sanh ra là để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. Chính vì vậy việc họ sát sanh loài vật là hết sức bình thường. Tuy nhiên theo quan niệm của đạo phật hành động này sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khó lường.
Sát sanh không phải là một hành động bình thường đối với con người lương thiện. Đạo Phật rất quan trọng sinh mạng của chúng sinh, bình đẳng cả giữa vật và người. Chính vì vậy góc độ của sát sanh là vô cùng tàn nhẫn.
Sát sanh cùng với các hậu quả gây ra đã được Đức Phật đưa vào giới cấm thứ nhất của ngũ giới. Ngài đã nhìn thấy được nghiệp báo rất lớn từ việc làm này nên đây là điều cấm kỵ không làm trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Sát sinh là một hành động cướp đi mạng sống của loài vật hay con người
2. Yếu tố giúp đánh giá hành động sát sinh
Theo như quan điểm trong đạo Phật, để đánh giá được hành động sát sinh sẽ dựa trên 5 yếu tố cơ bản sau.
2.1. Đối tượng
Tuỳ thuộc vào từng đối tượng sau khi giết sẽ mang tới các tội nghiệt khác nhau. Trong đó:
- Tội nhẹ nhất chính là Thâu - lan giá, đối tượng không phải là người mà là loài quỷ.
- Tội năng tiếp theo là đối tượng động vật.
- Tặng nặng sau đó chính là con người. Ngay cả những hành vi cố tình tước đoạt mạng sống của người khác khi vẫn chưa hình thành như việc phá thai, nạo thai… cũng sẽ bị quy vào tội sát sinh.
- Tội nặng nhất trong sát sinh là giết hại cha mẹ, các bậc thánh, la hán… Nếu như mắc phải tội lỗi này sẽ bị đọa vào trong cảnh giới đau khổ ở địa ngục.
Tuỳ theo từng đối tượng sau khi giết sẽ có các tội nghiệt khác nhau
2.2. Tác ý
Tác ý là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá hành động sát sanh. Lý do là vì qu đây thể hiện ý thức, mục đích của những người thực hiện hành vi sát sinh. Một người vô ý giết hại con người, con vật sẽ khác hoàn toàn so với việc cố tình.
2.3. Nhận thức
Yếu tố nhận thức sẽ giúp xác định xem chủ thể hành vi sát sinh có đủ năng lực và nhận thức được về loài mà mình đang hoặc đã có ý định giết hại hay chưa. Yếu tố này cũng rất quan trọng trong việc xác định nghiệp báo của tội sát sanh.
2.4. Sự nỗ lực
Sự nỗ lực xuất phát từ ý chí muốn sát sinh được thể hiện bằng hành động hay ngôn ngữ. Những cách có thể dẫn tới hành động chấm dứt sinh mạng của một vật, con người bao gồm:
- Chính tay chủ thể thực hiện hành động sát sinh.
- Xúi giục người khác.
- Sử dụng vũ khí như đạn, dao, súng…
Dùng thủ đoạn để hạ sát như cạm bẫy, thuốc độc… - Dùng những yếu tố ma thuật, huyền bí…
2.5. Kết quả
Khi đã có đủ tác ý, nhận thức, sự nỗ lực và xác định cụ thể đối tượng sát sinh thì dù kết quả như thế nào cũng sẽ phân vào tội sát sanh. Các mức định tội có thể khác nhau tùy thuộc theo từng tình huống.
3. Hậu quả phải chịu từ việc sát sinh
Sát sinh sẽ mang tới rất nhiều hậu quả nặng nề mà theo góc nhìn của Đạo Phật đã tổng hợp lại cụ thể dưới đây.
3.1. Mất lòng từ bi, phát triển sự sân hận
Một con người có thói quen hoặc tư tưởng sát sinh sâu sắc thì họ thường bị mất đi tấm lòng từ bi, yêu thương, cảm thông. Thay vào đó họ sẽ hay nổi nóng, cảm giác luôn khó chịu và thường dùng tới vũ lực để có thể giải quyết vấn đề.
Sân hận chính là mặt trái của tấm lòng từ bi. Con người khi không có lòng từ bi thì sẽ không bao giờ có thể thoát ra được sự luân hồi. Đức Phật đã từng dạy, sân hận chính là 3 con rắn độc, là ngã quỷ, nhân của địa ngục, súc sanh.
Sát sanh là việc làm gây ra sự sân hận, làm mất đi tấm lòng từ bi của con người
3.2. Tạo sự thù oán, dễ dẫn tới chiến tranh
Thân thể, mạng sống chính là những điều quý giá nhất của con người và động vật. Chính vì thế khi bị giết loài vật sẽ trở nên vô cùng phẫn nộ và tức giận bởi vì bị làm đau, sợ hãi. Tiếng gào thét và kêu cứu của chúng trước cái chết là một sự minh chứng cho điều này.
Sự thù ghét này sẽ đi theo dòng nhân quả, có vay có trả. Những ai đã từng cướp đi sinh mạng của vật, người khác thì nhân quả báo ứng sẽ tới cho tới khi nào có đủ nhân duyên mà không cách nào hoá giải bớt được.
Những người làm nghề giết mổ các loài vật thường sẽ phải chịu dòng nhân quả, có vay có trả
3.3. Sát sinh sẽ tạo nghiệp
Với những người thường hành nghề sát sinh sẽ phải gánh chịu sự chi phối của nghiệp xấu. Kèm theo đó là các linh hồn loài vật đi theo để bám víu, phá phách. Hành động này không chỉ mang tới hậu quả về thể xác, tinh thần mà còn gây ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh. Vì thế đạo Phật khuyến cáo mọi người nên tu tập, ăn chay để ngưng nghiệp sát sinh, không bị rơi vào vòng vay trả sinh mạng của nhau.
Thế nhưng việc ăn chay trường không hề đơn giản. Lý do là vì chúng ta đã bị nghiệp báo dẫn dắt tái sinh, những phú tàng, thói quen từ nhiều đời nhiều kiếp về nghiệp ăn mặn. Điều này sẽ khiến cho chúng ta không có đủ nghị lực, sự hiểu biết sâu sắc về đạo Phật nên sẽ khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên không phải vì như vậy mà mọi người lại cho mình cái quyền tước đi sinh mạng kẻ khác để thỏa mãn cho thú vui ăn uống của bản thân.
Theo như lời đại đức Thích Phước Tiến đã nói “ Con gì có thể tha được thì tha”. Nếu chúng ta không thực hành ưn chạy được thì nên hạn chế khẩu phần thịt hàng ngày để hình thành thói quen sau này nhằm mang lại lợi lạc trên con đường tu học giải thoát.
Dù là con người hoặc loài vật thì đều là chúng sanh vô minh luân hồi trong 6 nẻo, khi chết đi cũng theo quy luật tự nhiên. Vì thế cớ gì sống lại đi gây ra đau khổ cho loài khác. Vì vậy người đệ tử Phật luôn có tâm nguyện, thực hành không giết hại chúng sanh. Chẳng những vậy còn phóng sinh, tích cực bảo vệ sự sống và môi trường xanh sạch.
Người hành nghề sát sinh sẽ phải chịu sự chi phối của nghiệp xấu
3.4. Khó có thể làm giàu
Theo như ghi chép trong kinh “ Sát sanh lợi bất cập hại”, Đức Phật có dạy rằng ta không thấy, không nghe người đồ tể sau khi giết hại con vật… được hưởng và sống trong khối tài sản lớn. Bởi vì người đồ tể đã giết các loài thú và có ác ý nhìn chúng bị giết.
Như vậy theo Đức Phật nếu chúng ta muốn làm giàu bằng nghề sát sanh thì không thể nào giàu lên được và cũng không thể thụ hưởng tài sản đó. Trong tất cả các nghề nghiệp thì sát sinh chính là ác nghiệp. Chính vì vậy mọi người nên cố gắng tìm cách chuyển sang một nghề an lành khác.
Những ai sát sanh khó có thể hưởng tài sản lớn
3.5. Thiểu mạng và chết yểu
Sát sinh khiến cho tuổi thọ của bạn bị giảm bớt đi do những nguyên nhân như tai nạn giao thông, lũ lụt, thiên tai, hoả hoạn, mắc bệnh nan y… Đối với những người thường xuyên hành nghề sát sinh sẽ gặp phải tai ương cho chính bản thân và gia đình bởi phải chịu sự chi phối từ nghiệp xấu và linh hồn loài vật bị giết bám víu.
Thiểu mạng, chết yểu chính là các cái chết bất ngờ, gây nên sự đau đớn. Những người này thường chết bởi nguyên nhân vô cớ mà không được đoán trước nên sẽ cảm thấy luyến tiếc, hoảng loạn.
Sát sanh sẽ khiến tuổi thọ của bạn bị giảm bớt
4. Cách sám hối để giảm nghiệp sát sanh
Chúng ta khi ăn ở sống đời tại gia thì khó có thể tránh khỏi việc sát sanh hoặc khi chưa biết tới nghiệp báo thì đã từng hành động, cướp đi sinh mạng chúng sinh rất nhiều. Nếu ai lỡ sát sinh thì nên đối trước Phật để có thể đảnh lễ sám hối, đối trước chư Tăng có giới đức thanh tịnh để được sám hối. Lúc này tội lỗi của mọi người sẽ phần nào được giảm bớt.
Khi đã biết tới Phật Pháp, mọi người nên khởi tâm từ đối với chúng sanh, hãy nói rằng “ Đây là vì kế sinh nhai, không còn cách nào khác. Chúng tôi thật tâm cũng cảm thấy rất áy náy, không muốn cũng không thích thú đối với việc sát sanh nhưng bắt buộc và miễn cưỡng phải làm”. Khi đã phát tâm như vậy thì tội sát sanh của mọi người cũng được giảm bớt đi phần nào.
Ngoài ra chúng ta cũng nên dành dụm tiền bạc để làm việc thiện, tăng phước báu thông qua việc phóng sinh, cúng dường Tam Bảo. Sau đó hãy mang phước báu đi hồi hướng cho các loài vật mà bản thân đã sát sinh. Con vật có thể vẫn chưa hết oán nhưng với cách này cũng sẽ giúp cho chúng ta giảm nhẹ được tội lỗi của bản thân mình.
Con người nên làm nhiều việc thiện, tăng phước báu bằng việc phóng sinh, cúng dường tam bảo
Sát sinh là một hành động gây ra rất nhiều nghiệp báo và nhân quả. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc làm này để từ đó có thể khắc phục dần dần ở trong tương lai.