Nam Tào Bắc Đẩu và những thông tin thú vị mà bạn chưa biết
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua hai cái tên Nam Tào Bắc Đẩu. Theo hệ thống thần linh tứ phủ, đây chính là hai vị quan đã được phối xuống thờ hậu cận kề bên Đức vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai vị quan này Lôi Phong sẽ chia sẻ bài viết dưới đây.
1. Truyền thuyết về Nam Tào Bắc Đẩu
Nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng Nam Tào Bắc Đẩu là ai. Theo như truyền thuyết ghi chép lại thì đây vốn là những người phàm trần và là hai anh em sinh đôi trong một gia đình nọ. Họ được sinh ra trong một gia đình nghèo, khi đó bà mẹ đã rất già và mang thai đến tận 69 tháng mới sinh ra 2 cục thịt không có đầu và không có tay chân. Bà hoảng sợ định vứt chúng đi nhưng do tình thương mẫu tử thiêng liêng nên đã đem chúng cất ở xó nhà.
Đột nhiên sau 100 ngày, hai cục thịt này đã biến hoá thành hai chàng trai cao to, khoẻ mạnh và thông minh. Họ có một trí nhớ rất phi thường khi có khả năng ghi nhớ được tất cả mọi chuyện xảy ra ở khắp muôn nơi.
Theo truyền thuyết Nam Tào Bắc Đẩu là hai anh em sinh đôi và cùng phụng tá Ngọc Hoàng
Thấy vậy Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế đã tuyển hai anh em này tới để làm quan ở trên trời giúp Vua cha ghi nhớ về những việc sinh tử của loài người ở dưới trần gian. Ngài đã chia công việc cho hai anh em cụ thể đó là Nam Tào có nhiệm vụ ghi chép số sinh đứng bên trái, là phương Nam còn Bắc Đẩu có nhiệm vụ ghi chép số tử đứng ở bên phải, hay còn được gọi là phương Bắc.
Họ sẽ ghi chép lại thiên mệnh của từng người dưới trần gian kể từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Đồng thời còn có khả năng quy định về số kiếp giàu sang, nghèo hèn, lành hay dữ, khi chết đi sẽ đầu thai làm kiếm gì cùng với đó là ghi chép lại số kiếp đầu thai của các loài vật.
Hai vị quan luôn theo hầu cận kề vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
2. Câu chuyện liên quan đến tuổi thọ của con người do Bắc Đẩu ghi chép
Theo như sự tích kể lại, tại vùng Liêm Sơn, Thanh Liêm Hà Nam thuở bấy giờ có một chàng trai tên là Đô Kinh. Chàng sinh ra không được lành lặn như những người khác, không có mắt, yếu ớt thoi thóp thở. May mắn thay chàng đã được 1 bà mụ ban phép cho để khỏe mạnh và có một sức khỏe phi thường, đôi mắt trở nên long lanh, có khả năng nhìn xa trông rộng và đi mây về gió.
Lúc bấy giờ Bắc Đẩu rất hay chấm khiến nhiều thở mạng của con người phải ra đi. Bức xúc trước việc làm này, Đô Kình đã đạp mây gió để lên Thiên Đình. Chàng nhìn thấy Bắc Đẩu suốt ngày cầm dao bên mình trừ những lúc đi ngủ, ôm vợ mới để dao ở đầu giường. Nhân lúc cô vợ của Bắc Đẩu đi tắm, Đô Kình đã tới bế thốc cô nàng và ném tỏm xuống ao. Lúc này Bắc Đẩu đã vội vứt dao xuống và lao vào để cứu vợ. Ở trên này Đô Kình đã nhanh chóng tóm lấy con dao và phóng nó xuống dưới trần gian. Bắc Đẩu đã dùng sức lực đuổi theo và đã dùng tới rất nhiều quyền phép nhưng cũng không thể bắt được Đô Kình.
Bắc Đẩu giữ sổ tử quyết định tới mạng sống của loài người dưới trần gian
Từ đó trở về sau người trần đã không còn bị Bắc Đẩu đoạt mạng và đã sống thọ lên đến hàng trăm năm. Nhà Trời cũng đã nhiều lần đã làm mưa to gió lớn để đòi dao nhưng con dao thần này vẫn được Đô Kình giữ cẩn thận.
Một ngày nọ, ở quanh làng đột nhiên xuất hiện một con rắn thành tinh chuyên đi ăn thịt người. Đô Kình thấy vậy liền mang con dao tới để trị rắn. Khi tới nơi gọi mãi mà chẳng thấy con rắn đâu chàng liền ngồi xuống bên cây gỗ mục. Tuy nhiên cây gỗ mục này lại do con rắn hóa thành, nhân lúc này nó đã hất ngửa Đô Kình và văng con rao ra. Khi chàng Đô Kình ngã thì con rắn đã nhanh chóng ngoạm lấy con dao thần và chạy mất. Chàng gắng sức đuổi theo con rắn, nhưng Bắc Đẩu đã cùng với Thiên Lôi nhân cớ này phóng sét xuống và đốt chàng cháy thành than. Khi đó Bắc Đẩu cũng phải đổi hàng vạn con nghé tươi thì mới có thể chuộc được con dao thần về.
Ngọc Hoàng lúc này đã nghe được việc mà đô Kình làm và ngài thấy thương cho Đô Kình, trách Bắc Đẩu. Lúc đó ngài đã ra lệnh từ nay phải để cho loài người thọ tới 100 tuổi. Thế nhưng Bắc Đẩu lại sợ nếu như để loài người sống quá lâu thì có thể nhiều người sẽ nảy sinh mưu kế như Đô Kình. Chính vì vậy Bắc Đẩu đã lén bớt tuổi của họ, chỉ cho thọ tới 70 - 80 tuổi, phúc lắm thì mới cho vài người sống được 100 tuổi để lên trình với Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế.
3. Nam Tào trông coi về sự sống
Nam Tào tức Nam Đẩu Tinh Quân là vị thiên thần rất quan trọng trong Đạo Giáo, chưởng quản chùm sao Nam Đẩu, ở phương Nam. Có thuyết cho rằng chùm sao này trông coi về thọ mạng ngắn dài của nhân loại, cho nên có câu: “Nam Đẩu chú sanh, Bắc Đẩu chủ tử (Nam Đẩu trông coi về sự sống, Bắc Đẩu chủ quản về việc chết).” Trong Sưu Thần Ký quyển 3 của Can Bảo nhà Đông Tấn có ghi lại câu chuyện Nam Đẩu Tinh Quân và Bắc Đẩu Tinh Quân ban tặng thêm tuổi thọ cho người phàm. Quản Lộ tự Công Minh, vốn người ở đất Bình Nguyên đời Tam Quốc (220-264) diện mạo xấu xí, thích uống rượu.
Từ bé, Lộ ham xem thiên văn, thường đêm nằm nhìn trăng sao, thao thức không chớp mắt, cha mẹ ngăn cấm không được. Vừa lớn lên, Quản Lộ đã làu thông Kinh Dịch, hiểu hết nghĩa uyên thâm, biết đoán chiều gió, tinh thông khoa lý số và giỏi cả xem tướng. Nhân khi Quản Lộ đến Bình Nguyên, thấy khuôn mặt của Nhan Siêu hiện rõ nét sẽ chết yểu; nhân đó cha họ Nhan bèn van xin Lộ làm cho kéo dài thêm mạng sống.
Lộ bảo rằng: “Khi con ông về, hãy tìm loại rượu trắng, một cân thịt nai luộc chín, trứng, đem đến dưới cây dâu lớn phía Nam, nơi ấy có hai người đang ở đó, cứ rót rượu rồi đặt thịt luộc xuống; họ uống hết thì rót thêm. Nếu họ hỏi ông thì ông cứ vái lạy, đừng nói lời nào cả, ắt hai người đó sẽ cứu người.” Họ Nhan làm đúng theo lời dặn, quả nhiên thấy có hai người đang ngồi đánh cờ, bèn lẳng lặng đặt rượu thịt xuống trước mặt họ. Hai người say mê chơi, chỉ biết uống rượu ăn thịt, chẳng thèm nhìn xem thử ai ngồi một bên mình, rồi dần dần vừa đánh vừa ăn uống hết cả rượu thịt một cách ngon lành. Lúc bấy giờ, Nhan mới khóc òa lên và lạy lục xin cầu thọ. Hai ông giựt nẩy mình nhìn lại.
Đột nhiên, người ngồi phía Bắc ngước lên nhìn thấy họ Nhan, bèn hỏi: “Làm gì đến đây ?” Họ Nhan chỉ cúi đầu vái lạy. Người ngồi ở phía Nam chợt nói: “Đã uống rượu, ăn thịt người ta rồi, sao lại không có chuyện được chứ ?” Người phía Bắc bảo: “Hồ sơ đã định rồi.” Người phía Nam nói: “Cứ mượn hồ sơ xem sao.” Xem qua mới biết Nhan Siêu chỉ sống đến 19 tuổi, họ bèn lấy bút phê rằng: “Cứu nhữ chí cửu thập niên hoạt (cứu ngươi sống đến chín mươi tuổi).” Họ Nhan vái lạy tạ ơn trở về. Quản Lộ bảo họ Nhan rằng: “Bắc biên tọa nhân thị Bắc Đẩu, Nam biên tọa nhân thị Nam Đẩu; Nam Đẩu chú sanh, Bắc Đẩu chủ tử; phàm nhân thọ thai, giai tùng Nam Đẩu quá Bắc Đẩu (người ngồi ở phía Bắc là Bắc Đẩu, người ngồi ở phía Nam là Nam Đẩu; Nam Đẩu trông coi về sự sống, Bắc Đẩu chủ quản về việc chết; người phàm thọ thai, đều từ Nam Đẩu qua Bắc Đẩu.
4. Tại sao Nam Tào Bắc Đẩu lại được thờ ở di tích Kiếp Bạc
Tại những đạo quán hoặc những ngôi chùa của Việt Nam, tượng Nam Tào Bắc Đẩu thường được đặt tại tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế. Khi đó tượng Nam Tào được đặt ở bên tả còn tượng Bắc Đẩu sẽ được đặt ở bên hữu. Hai vị quan này đang được thờ phụng tại di tích Kiếp Bạc.
Lý do Nam Tào Bắc Đẩu được thờ ở di tích Kiếp Bạc bởi do quan niệm có liên quan tới Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương, Ngài được xem là vị Vua Cha của dân tộc ta và theo tín ngưỡng vọng của dân tộc Việt, ngài chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Chính vì vậy tại di tích Kiếp Bạc có thờ ngài nên có thêm cả Quan Nam Tào và Bắc Đẩu đi theo để hầu cận nên đã được thờ.
Nam Tào Bắc Đẩu được thờ ở di tích Kiếp Bạc
5. Đền thờ Nam Tào Bắc Đẩu nằm ở đâu?
Hai đền thờ Nam Tào Bắc Đẩu thuộc địa phận của xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Hai ngôi đền này đã được xây dựng từ rất lâu đời và đến nay vẫn thu hút được sự chú ý của rất nhiều du khách.
5.1. Tìm hiểu đền thờ quan Nam Tào
Đền thờ quan Nam Tào toạ lạc tại đỉnh núi Dược Sơn, thuộc xã Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương. Dược Sơn chính là một trong những nhánh của dãy núi Trán Rồng tiến ra sông Thương. Đứng ở đỉnh núi này du khách có thể chiêm ngưỡng được cảnh quan làng quê rộng lớn cùng với sông nước mênh mông.
Đền thờ Nam Tào ở đỉnh núi Dược Sơn, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Di chuyển từ chân núi Dược Sơn lên đến đỉnh núi sẽ gặp ngay đền Nam Tào. Ngôi đền có công trình kiến trúc khá là đồ sộ gồm nghi môn, gác trống, gác chuông, đền chính, hậu đường, tả hữu hành lang… Tổng diện tích của ngôi đền trên 2000m2 và được xây dựng với kiến trúc hình chữ đinh gồm có 3 gian tiền bái và hậu đường. Kiến trúc của đến lợp ngói mũi hài, mái đao cong toát lên vẻ đẹp trang nghiêm và cổ kính.
Bố trí của đền Nam Tào được sắp xếp theo kiểu trước thần sau Phật. Nơi đây còn được đặt thêm bàn thờ Quan Âm Thị Kính đang ngồi bế con trên núi đá.
Kiến trúc đền hình chữ đinh gồm có 3 gian tiền bái và hậu đường
5.2. Đền Bắc Đẩu
Đền Bắc Đẩu nằm ở ngay đỉnh núi Bắc Đẩu và cũng có các công trình kiến trúc tương tự như đền nam Tào. Trong đền các tượng thờ được bày trí theo kiểu tiền thần hậu Phật. Điểm ấn tượng nhất hấp dẫn du khách mỗi khi tham quan đó là tượng thờ vị quan Bắc Đẩu được đúc rỗng mang kich thước lên tới 1,3m trong tư thế ngồi. Tay phải của ngài cầm chiếc bút và bên tay trái cầm thêm cuốn Sổ Sinh Tử. Trên ngực của bức tượng có hàng chữ Nho được khắc nổi đó là “Bắc Đẩu chính là thần tượng”.
Bền Bắc Đẩu nằm ngay ở đỉnh núi Bắc Đẩu
Theo kể lại của người dân địa phương, tượng Bắc Đẩu trong đền là pho tượng duy nhất được giữ lại sau khi thực dân Pháp tới phá chùa. Trước kia đền Bắc Đẩu đã được xây dựng ở trên đỉnh núi. Thế nhưng do khu vực này rừng núi rậm rạp, có rất nhiều thú dữ nên người dân đã di chuyển đền xuống ngay sát vị trí chân núi. Tới năm 1989, khi đã vận động được kinh phí từ chính quyền và nhân dân địa phương thì người dân đã cùng nhau xây dựng lại 3 gian đền nhỏ để rước tượng về.
6. Lễ hội đền Nam Tào Bắc Đẩu diễn ra trong thời gian nào?
Những hoạt động của đền Nam Tào Bắc Đẩu đều có gắn liền với những hoạt động diễn ra tại đền Kiếp Bạc. Hàng năm cứ vào ngày 20 tháng 8 và ngày 28 tháng 9 người dân địa phương sẽ tổ chức các lễ rước từ các Giáp ra khu vực đền Kiếp Bạc để tiến hành các buổi lễ tế. Tiếp đó là rước kiệu về đền Nam Tào Bắc Đẩu.
Bên cạnh đó ở từng đền Nam Tào và đền Bắc Đẩu còn có những nghi lễ riêng biệt được tổ chức cho mỗi vị. Khi đó người dân các làng Dược Sơn, Vạn Yên và làng Bắc Đẩu sẽ tổ chức nghi thức dâng hương lên 2 vị quan này. Từ đó tại hai đền có nghi lễ rước bộ rất linh đình về Kiếp Bạc và dâng lên đức Thánh Trần.
Lễ hội Nam Tào Bắc Đẩu diễn ra gắn liền với hoạt động của di tích Kiếp Bạc
Bài viết trên đây là những thông tin có liên quan tới Nam Tào Bắc Đẩu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn đọc. Mong rằng qua đây sẽ giúp cho mọi người có thêm thông tin hữu ích để hiểu hơn về hai vị quan này và biết cách phụng thờ, tưởng nhớ tới các Ngài. Ngoài ra nếu bạn muốn thỉnh tượng Nam Tào và tượng Bắc Đẩu thì hãy liên hệ ngay cho Lôi Phong. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các bạn chọn mua được mẫu tượng hài lòng và ưng ý nhất.