Tiết lộ những điều bí ẩn về Mật Tông
Với những ai đã tu hành lâu năm chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với Mật Tông. Tuy nhiên với những người mới bắt đầu tìm hiểu thì đây chắc chắn là thuật ngữ khá mới mẻ mà nhiều người còn tò mò muốn khám phá. Để bạn hiểu rõ hơn về Mật Tông là gì và những thông tin có liên quan Lôi Phong đã chia sẻ bài viết dưới đây.
1. Mật Tông có nghĩa là gì?
Mật Tông chính là một từ gốc Hán thường được dùng trong 1 pháp môn có nguồn gốc từ sự kết hợp của Ấn Độ giáo với Phật giáo Đại thừa. Theo cách hiểu đơn giản nhất Mật được hiểu là bí mật của một tông phái và được các Chư Phật sử dụng để làm mật ngữ dạy trì chú, bắt ấn.
Mật Tông còn được gọi với nhiều tên khác như Mật Giáo Chân Ngôn Môn, Mật Thừa, Kim Cương… Pháp tu này sẽ có tính chất là liễu nghĩa và nó được căn cứ vào nơi tâm pháp bí truyền để hình thành. Nó được chia thành hai phái khác nhau đó là Kim Cương Thừa và Chân Ngôn Thừa.
Sự phát triển của pháp môn này gắn liền với nhiều luận sư có tiếng. Những người đã góp công vào việc đưa Mật Tông ngày càng phát triển và đã trở thành tôn giáo chính trong Tây Tạng và được phát triển rộng rãi tại nhiều quốc gia của Châu Á.
Mật Tông đã trở thành tôn giáo chính của Tây Tạng và nhiều quốc gia tại Châu Á
2. Nguồn gốc hình thành và phát triển của Mật Tông
Mật Tông đã được phát triển từ cuối thế kỷ thứ V đầu thế kỷ thứ V ở vùng đất Nam Ấn và thời bấy giờ đã chia thành 2 phái chính đó là Chân Ngôn Thừa và Kim Cương Thừa. Tư tưởng Mật Giáo được hình thành từ thời Phật Giáo Nguyên Thuỷ và nó được thể hiện một cách rõ ràng bởi những câu thần chú có trong bộ luật và Kinh Khổng Tước.
Sau nửa thế kỷ thứ VII, Ấn Độ giáo cũng bắt đầu học hỏi và tìm tòi về những học thuyết và lý luận trong Phật Giáo. Thế nhưng Phật giáo Đại Thừa đã bị gioiws hạn bởi phạm vị kính viện triết học và chỉ có thể hướng dẫn về những lý luận, sự học vấn và các tư duy ở nhân sinh quan. Do vậy Ngài đã bắt đầu từ mình tách ra khỏi quảng đại quần chúng. Lúc bấy giờ tại Ấn Độ cũng đã xuất hiện rất nhiều các hiện tượng mang tính huyền bí và siêu hình.
Để có thể giữ lại được những thế mạnh siêu hình vốn hình thành trước đó, phía Phật giáo Đại Thừa cũng đã tiếp cận nhanh hơn tới Ấn Độ giáo cùng với Bà La Môn giáo. Nhờ vào sự vững vàng vượt qua những khó khăn bởi Phật Giáo, mật tông đã có thể đứng vững và hình thành nên một hệ thống độc lập ở trong Phật giáo Đại Thừa.
Sự kết thừa của pháp môn này đã được bắt nguồn từ Đại Nhật Như Lai và truyền tới cho Kim Cương Bồ Tát. Mật Tông từ đó cũng đã phát triển phổ biến tại hướng Bắc sang tới Tây Tạng, Trung Hoa và nhật Bản rồi phát triển qua các nước miền Nam như Miến Điện, Campuchia, Lào và hình thành nên 2 nhánh Mật Giáo chính đó là Mật Tông Nam Tông và Mật Tông Bắc Tông.
Mật Tông phát triển vào cuối thế kỷ thứ V đầu thế kỷ thứ VI tại Nam Ấn
>>> XEM NGAY: Phật giáo là gì?
3. Quan điểm Mật Tông tại một số nước trên thế giới
Mật Tông đã được lưu truyền và giảng dạy cho học trò thông qua hình thức truyền miệng. Đây cũng là lý do tại sao tông phái này không được lưu truyền rộng rãi mà chỉ có những ai hữu duyeen mới có thể tìm hiểu được về nó. Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin trên thế giới Mật Tông cũng đã được phát triển ở trên nhiều quốc gia khác nhau, phổ biến tại các nước như.
3.1. Quan điểm Mật Tông tại Trung Quốc
Mật giáo tại Trung Quốc được biết tới ở thế kỷ VIII với sự truyền pháp của 3 vị cao tăng nổi tiếng Ấn Độ là Thiên Vô UÝ, Bắt Không Kim Cương. Khi được phát triển tại Trung Quốc đã có rất nhiều nhà sư công nhận vào tầm quan trọng của Phật giáo ở trong thời kỳ này và họ đã đến truyền dạy một giáo thuyết dung hợp giữa Thiền, Tịnh Độ với một trường phái khác.
Tại Trung Quốc, pháp môn này phát triển thịnh hành ở thời Đường. Càng về sau này thì Mật giáo càng suy thoái và tưởng chừng có thời kỳ suy vi hẳn.
Pháp Môn này phát triển thịnh hành ở thời nhà Đường tại Trung Quốc
3.2. Quan điểm Mật Tông tại Tây Tạng
Tại Tây Tạng trước khi xuất hiện tôn giáo Mật Tông thì tại đây chưa có bất kỳ tôn giáo nào là rõ ràng. Khi đó ở Tây Tạng chỉ có đạo Bon là của duy nhất người dân bản xứ. Người dân tại đây lúc bấy giờ cũng chỉ biết đến thờ cúng các vị chư thần, hung thần và ác quỷ.
Mật Tông đã được truyền vào Tây Tạng từ cuối thế kỷ thứ VIII.Khi đó nhà vua Trisong Detsen đã thỉnh rước hai vị cao tăng tới từ Ấn Độ có tên là Antarakshita và Đại Sư Liên Hoa Sinh. Ở đây, Kim cương thừa đã vùng với Phật giáo Đại thừa kết hợp với nhau tạo nên Lạt Ma Giáo.
Tại Tây Tạng Mật Tông phát triển vào cuối thế kỷ thứ VIII
Ở Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông đó là:
● Phái Kagyu.
● Phái Sakyu.
● Phái Cổ Mật.
● Phái Hoàng Mạo.
Đệ tử được thu nhập vào Mật Tông Tây Tạng chỉ khi đã được thông qua nghi lễ khai ngộ đặc biệt và được thực hành bởi Lạt Ma giỏi, có tên tuổi.
3.3. Quan điểm Mật Tông tại Nhật Bản
Mật Tông đã du nhập vào Nhật Bản vào cuối thế kỷ VIII và đầu thế kỷ IX. Pháp môn này được truyền bởi hai ngài đó là:
● Truyền Giáo: Đây là Đại Sư Tối Trừng và được gọi là Sơ Tổ của Thai Mật.
● Hoằng Pháp: Đây là đại sư Không Hải, lúc này nhà sư đã đi sang Trung Quốc tầm sư học đạo và trở thành một trong những môn đệ của Đại Sư Huệ Quả. Khi ngài trở về nước đã sáng lập nên trường Phái Chân Ngôn Tông. Trường phái này ngày càng trở nên hưng thịnh và quan trọng đối với nền Phật Giáo tại Nhật Bản.
Mật Tông tại Nhật Bản được lưu truyền bởi Truyền Giáo và Hoằng Pháp
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Những điều bạn chưa biết về Ngọc Hoàng Thượng Đế
3.4. Quan điểm Mật Tông tại Việt Nam
Pháp môn này đã được lưu truyền vào Việt Nam từ thế kỷ thứ VI, khi Tỳ Ni Đa Lưu Chi, một pháp sư Ấn Độ đã tới Việt Nam và dịch quyển Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì trong chùa Pháp Vân. Đây chính là bộ kinh của Mật Giáo và có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều Thiền. Mật Tông tại Việt Nam phát triển thịnh hành ở thời triều nhà Đinh, Tiền Lê.
Ở những trụ đá tại Hoa Lư Ninh Bình vào thời Đinh, thời Lê Đại Hành đều được điêu khắc các bản kinh PHật đảnh Tôn Thắng Đà La Ni, một bản kinh đặc trưng trong Phật Giáo. Điều này đã giúp chứng minh được thời gian hình thành Pháp môn này tại Việt Nam.
Kể từ khi hình thành tại Việt Nam, các chùa đã mở lớp và truyền dạy cho các tưng sĩ Việt nam biết về Mật Tông. Tới năm 1936, Thiền sư Nhẫn Tế được xem là vị tăng sĩ Việt Nam đầu tiên đã thọ pháp cùng với Lama Tây Tạng. Thiền sư này đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với Mật Tông đã được hình thành trên nhiều quốc giá khác nhau và kể từ đó pháp môn này đã ngày càng phát triển rộng rãi hơn tại Việt Nam.
Pháp Môn này ngày càng phát triển rộng rãi tại Việt Nam
4. Mật Tông thờ ai?
Khi chưa tìm hiểu một cách kỹ càng về Mật Tông nhiều người đã suy nghĩ rằng đây chính là trường phái Tà Đạo. Điều này có nghĩa là Mật Tông sẽ lấy danh nghĩa là Phật nhưng lại đi thờ ác quỷ và hung thần. Thế nhưng về sau này, khi những tu trì đã được truyền dạy chi tiết và đúng về pháp môn này thì họ mới hiểu được Mật Tông không phải là tà đạo.
Hình ảnh xuất hiện trong Pháp Môn này có hình ảnh của Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Phương Phật gồm các vị như Đại Nhật Như Lai, A Súc Bệ Như Lai, Bảo Sanh Như Lai, Phật A Di Đà mật Tông, Bất Không Thành Tựu Như Lai… Bên cạnh đó Mật Giáo còn thờ những vị Bồ Tát như Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, …
Mật Tông có hình ảnh của Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Phương Phật và các vị Bồ Tát
5. Điều kiện và những nghi thức để tu trì Mật Tông
Rất nhiều các phật tử đang tìm hiểu về Mật Tông và tu tập về phổ giáo này bởi họ cho rằng đây chính là một trong những pháp môn mang tới tác dụng vượt trội để hoạ có thể xoá giải được những điềm xấu. Tuy nhiên để có thể tu trì Mật Giáo được linh nghiệm nhất bạn cần nắm được những nghi thức và điều kiện hành trì sau đây.
5.1. Điều kiện để tu Mật Tông
Mật Tông được xếp vào một trong những pháp tu vô cùng đẳng cấp và có sự linh thiêng. Nên khi bạn có ý định tu pháp môn này thì cần phải có một cái tâm thật tịnh, tấm lòng từ bi, hiểu rõ và sâu sắc nhất về những lễ vô thường, tánh không… Đồng thời cần đặt mình vào phương hướng quy y an toàn và theo hướng tích cực nhất.
Cần tìm hiểu rõ về pháp môn này trước khi tu trì
5.2. Nghi thức tu Mật Tông
Các nghi thức tu Mật Tông rất đa dạng và đòi hỏi sự trang nghiêm, khó khổ mà những tu sĩ cần phải thực hiện đúng trong suốt thời kỳ tu hành. Những nghi thức hành lễ khi tu Mật Giáo này mà bạn nên biết đó là:
● Nếu hành trì Mật Tông cao cấp những tu sĩ cần phải chuẩn bị cho mình am riêng như hang, điện, rừng thiêng… Đồng thời phải thực hiện tu trong khoảng thời gian kể từ 1 tuần lễ cho tới 3 năm nhập thất.
● Những Chư Hành giả khổ hạnh sẽ tu Mật Tông theo thời khoá. Trong từng thời khoá gồm có 108 Thần chú Đại Bi, 1080 Thần Chú Vãng Sanh cùng Thần Chú Chuẩn Đề. Để đạt được tính linh nghiệm bạn cần kết hợp cùng với mõ trường canh để niệm chú.
● Hành giả khổ hạnh sử dụng không gian, phòng tu thoáng đãng, sạch sẽ ít đựng đồ vật nhằm mục đích tránh bị chi phối trong quá trình tu niệm. Đối với Phật tử cần phải có phòng riêng và không được vướng bận chuyện gia đình, họ cần phải có sự quyết tâm cao để việc tu hành có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Phật tử tu Mật Tông cần có phòng riêng và có sự quyết tâm trong tu hành
Trên đây là những thông tin có liên quan tới Mật Tông mà Lôi Phong muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nhất về pháp môn này để có thể thành tâm tụng trì và mang tới kết quả đẹp nhất, giúp bạn có được một tương lai tươi đẹp hơn.