Lê Minh Khuê
Lê Minh Khuê là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Những sáng tác của bà luôn nhận được sự yêu thích của bạn đọc và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tiểu sử và các sáng tác của nhà văn Lê Minh Khuê, quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung chi tiết dưới đây của loiphong.vn
1. Lê Minh Khuê là ai? Tiểu sử nhà văn Lê Minh Khuê
Lê Minh Khuê tên thật là Lê Thị Minh Khuê, sinh năm 1949 tại tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học, ông nội và ông ngoại đều là nhà nho nên từ nhỏ bà đã được giáo dục trong môi trường nề nếp, quy củ. Cha của nhà văn là thầy giáo dạy trung học. Mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ, bà được gia đình dì ruột nuôi dạy.
Nhà văn Lê Minh Khuê có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam
Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia lực lượng Thanh niên xung phong chống Mỹ. Hai năm sau đó, bà đã có những bài báo đầu tiên được xuất bản. Từ đó, bà bắt đầu con đường sáng tác và nổi bật nhất là truyện ngắn, truyện vừa.
Trước năm 1975, sống trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, Lê Minh Khuê đã ý thức được tinh thần của thời đại, sẵn sàng hòa mình vào dòng chảy của dân tộc. Các tác phẩm đều mang khuynh hướng sử thi hào hùng và cảm hứng lãng mạn; hướng về con người với lý tưởng sống cao cả - đó là điều cốt lõi trong sự nghiệp sáng tác của bà.
Sợi chỉ xuyên xuất trong các sáng tác của Lê Minh Khuê là cuộc sống đầy vất vả của quân dân Việt Nam trong kháng chiến. Nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh người trẻ tuổi ngày đêm chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa với tinh thần, ý chí sắt đá, sự lạc quan trong gian khổ.
Sau 1975, khi đất nước thống nhất, tác phẩm của Lê Minh Khuê có sự thay đổi rõ rệt từ nội dung cho tới nghệ thuật. Thay vì những tác phẩm bi tráng, khích lệ tinh thần, đề cao sức mạnh dân tộc thì đã chuyển sang việc tìm mọi ngóc ngách trong đời sống, những vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Nhà văn Lê Minh Khuê nhanh chóng bắt kịp sự thay đổi của văn học nước nhà, cho ra đời nhiều tác phẩm xuất sắc. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Lê Huy Thiệp, Lê Minh Khuê xứng đáng là nhà văn tiêu biểu của thời kỳ đổi mới - một vì sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.
Chiến tranh ám ảnh trên từng trang viết của nhà văn Lê Minh Khuê
Ngoài viết văn, Lê Minh Khuê từng viết bài cho báo Tiền Phong, phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, phóng viên Đài truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội nhà văn từ năm 1978 cho đến khi nghỉ hưu.
Truyện năm của Lê Minh Khuê còn được dịch sang tiếng Anh, xuất bản ở Mỹ. Tập truyện ngắn “Những bi kịch nhỏ” được dịch ra tiếng Đức, đạt giải thưởng xuất bản sách tại Hội chợ sách Frankfurt. Tập truyện ngắn Những ngôi sao, Trái đất, Dòng sông của Lê Minh Khuê nhận Giải thưởng văn học Byeong Ju Lee của Hàn Quốc.
Lê Minh Khuê có tên trong Từ điển Tiểu sử Văn học (Dictionary of Literary Biography) phần Southeast Asian Writers (các nhà văn Đông Nam Á) cùng với 5 nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Lê Minh Khuê nhận được nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật như:
● Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập truyện ngắn “Một chiều xa thành phố” năm 1987.
● Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập truyện ngắn “Trong làn gió heo may” năm 2000.
● Năm 2008, giải thưởng văn học mang tên văn hào Byeong-ju Lee của Hàn Quốc
● Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012
● Giải thưởng Thành tựu trọn đời cho văn học.
2. Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Lê Minh Khuê
Nhà văn Lê Minh Khuê đến với văn chương từ rất sớm, trong những năm tháng của cuộc đời, bà luôn say sưa ghi chép tất cả mọi biến động của cuộc sống để làm “chất liệu” cho các sáng tác của mình, truyền đạt nhiều thông điệp giản dị, ý nghĩa.
Đối với bà, viết chính là giãi bày suy nghĩ, cảm xúc bất chợt ùa về trong tâm hồn, đề cập tới nhiều trăn trở nơi khối óc. Công việc viết lách bắt nguồn từ nhu cầu tự thân, khi tác giả mang trong mình khát khao bày tỏ rung động trước cuộc sống mà họ quan sát được. Không những thế, Lê Minh Khuê còn ý thức được rằng văn chương là sự sáng tạo không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân, mang dấu ấn riêng của người viết.
Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Lê Minh Khuê
Đọc tác phẩm của Lê Minh Khuê độc giả sẽ khám phá được một thế giới nghệ thuật phong phú, đặc sắc; thậm chí là thấy được bản thân mình ở trong những chi tiết mà nhà văn dày công sáng tạo. Truyện ngắn của Lê Minh Khuê dù khốc liệt, gai góc đến đâu thì bạn vẫn sẽ cảm nhận được sự nữ tính, nhẹ nhàng trong tác phẩm, một dấu ăn làm nên tên tuổi của nhà văn.
Trong tác phẩm viết về chiến tranh, độc giả sẽ thấy được trái tim giàu lòng trắc ẩn, sự nhạy cảm của nhà văn qua từng câu chữ. Không nhìn nhận chiến tranh một cách thô ráp, trần trụi Lê Minh Khuê đã nhìn nhận cuộc chiến là phông nền làm nên sự lấp lánh những phẩm giá quý báu, tình cảm thiêng liêng giữa con người với con người.
Bằng lối viết nhẹ nhàng nhưng đầy khắc khoải, từng dòng văn của Lê Minh Khuê tuy giản dị nhưng chứa đựng rất nhiều ân tinh đẹp đẽ.
Tựu chung, các sáng tác của Lê Minh Khuê chủ yếu về đời sống chiến tranh, bom đạn máu lửa của con người nhưng vẫn giữ được tinh thần lạc quan. Đó chính là cuộc sống chiến đấu của những người trẻ tuổi trên tuyến đường Trường Sơn năm nào.
Bằng ngòi bút sắc sảo, gai góc, nhà văn bám sát những biến chuyển của xã hội dù là nhỏ nhất cũng như tâm lí nhân vật. Những lát cắt về cuộc sống trong tác phẩm của bà luôn muôn màu, muôn vẻ, ở đó có người sa ngã vào bước đường cùng và có cả những người giữ gìn được phẩm hạnh cao đẹp.
Một số nhận định về nhà văn Lê Minh Khuê
Cùng với đó là lối viết ấn tượng, không chỉ dịu dàng, nữ tính mà còn mang nét sắc sảo. Nhà văn Lê Minh Khuê mang tới luồng gió mới cho văn học Việt Nam về sự trẻ trung, sâu sắc. Với cái nhìn thấu suốt về số phận con người, Lê Minh Khuê giúp người đọc nhìn nhận thế giới qua nhiều lăng kính khác nhau, dù buồn phiền, mệt mỏi nhưng vẫn không mất đi tình yêu và niềm hy vọng.
3. Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Lê Minh Khuê
● Tôi đã không quên (truyện vừa, NXB Công An năm 1991, NXB Hội Nhà văn tái bản 2004)
● Một chiều xa thành phố (tập truyện, NXB Tác phẩm Mới năm 1986)
● Bi kịch nhỏ (tập truyện, NXB Hội Nhà Văn năm 1993)
● Trong làn gió heo may (tập truyện, NXB Văn Học năm 1999).
● Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa (tập truyện, NXB Phụ Nữ năm 2002);
● Những ngôi sao, Trái đất, dòng sông (tập truyện, NXB Phụ Nữ, năm 2008)
● The Stars, The Earth, The River (tập truyện, NXB Cubstone Press, Mỹ, năm 1996)
● Fragile come un raggio di sole (tập truyện, NXB O barra O, Italia, năm 2010)
● Màu xanh man trá (tập truyện, NXB Phụ Nữ năm 2003);
● Đoạn kết (tập truyện, NXB Phụ Nữ năm 1982)
● Một mình qua đường (tập truyện, NXB Hội Nhà Văn năm 2006);
● Những ngôi sao xa xôi (tập truyện, NXB Kim Đồng năm 1973, tái bản 2006)
● Nhiệt đới gió mùa (tập truyện, NXB Hội Nhà Văn năm 2012)
● Cao điểm mùa hạ (tập truyện, NXB Quân đội năm 1978)
● Lê Minh Khuê truyện ngắn (tập truyện, NXB Văn Học năm 1994)
● Monsunens sista regn (tập truyện, NXB Tranan, Thụy Điển, năm 2008)
● Kleine Tragödien (tập truyện, NXB Mitteldeutscher, Đức, năm 2011)
4. Lê Minh Khuê và truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
Có lẽ, “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm thành công nhất của nhà văn Lê Minh Khuê. Đây được xem là kiệt tác truyện ngắn của nhà văn, đồng thời tạo nên dấu ấn gắn liền với tên tuổi của bà. Mỗi khi nhắc tới Lê Minh Khuê mọi người đều nghĩ ngay tới truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Truyện ngắn, “Những ngôi sao xa xôi” được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ văn 9.
Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm tiêu biểu nhất của Lê Minh Khuê
Những ngôi sao xa xôi kể về cuộc chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong - tổ trinh sát mặt đường là Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống trong một cái hang, trên cao điểm tại vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ. Công việc của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá để san lấp hố bom, đánh dấu quả bom chưa nổ và phá bom.
Công việc nguy hiểm và họ thường xuyên phải đối mặt với cái chết nhưng trong họ vẫn không mất đi niềm vui, sự hồn nhiên của tuổi trẻ. Họ rất gắn bó, yêu thương lẫn nhau dù mỗi người một tính cách.
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mơ mộng cùng tinh thần lạc quan, dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng chính là hình ảnh đẹp của thanh niên Việt Nam trong năm tháng chống Mỹ cứu nước.
Trích đoạn trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” có cách kể chuyện tự nhiên, sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp làm tăng tính chân thực. Sử dụng ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua từng hành động, lời nói, suy nghĩ.
Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” cũng mang nhiều ý nghĩa, hình ảnh những ngôi sao xa xôi xuất hiện lặp đi lặp lại trong tác phẩm. Đó là những ngôi sao trên mũ của người chiến sĩ, là ngôi sao trên bầu trời quê hương, ngôi sao của hoài niệm, khát khao và hy vọng. Và đó cũng là biểu tượng về phẩm chất cách mạng anh dũng, kiên cường, gan dạ.
Lê Minh Khuê là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam, những đóng góp của nhà văn vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Truy cập loiphong.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác.