Kinh Vu Lan
Kinh Vu Lan bao gồm lời Phật dạy chúng sinh về lòng yêu thương, bổn phận của con cái đối với cha mẹ của mình. Bản kinh này ngắn nhưng nó mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, thiết thực, mở ra những bài học đậm chất nhân văn cho con người. Bài viết dưới đây hãy cùng Lôi Phong tìm hiểu kỹ hơn về nội dung và ý nghĩa của kinh này nhé.
1. Giới thiệu kinh Vu Lan là gì?
Kinh Vu Lan với tên gọi đầy đủ đó là Kinh Vu Lan báo hiếu, đây là những lời dạy của đức Phật về tấm lòng hiếu thảo của con người. Quyển kinh ghi chép lại những lời mà Đức Phật đã dạy con người về tấm lòng yêu thương và những bổn phận của con cái với cha mẹ đang còn sống hoặc không may đã mất.
Bản kinh này mang những ý nghĩa vừa thiết thực vừa sâu sắc. Thông qua đây có thể phục vụ và đáp ứng được tấm lòng từ bi và hiếu thảo của những người con. Nó giúp họ thể hiện được những mong ước đền ơn, đáp nghĩa với đấng sinh thành, cứu giúp cho mẹ cha, những người đã hy sinh vất vả nuôi nấng thành tài.
Mặc dù kinh Vu Lan thuộc vào Đại thừa nhưng tận sâu bên trong của nó vẫn còn mang ý nghĩa về mặt Nguyên Thuỷ. Do đó khi tìm hiểu về kinh này bạn có thể liên hệ với một số bài kinh Tiểu Sư Tử Hống, Ước Nguyện của Kinh Trung Bộ thuộc bộ nguyên thuỷ cũng sẽ mang tới rất nhiều điều thú vị.
Kinh Vu Lan là những lời Đức Phật dạy về tấm lòng hiếu thảo của con người
2. Tổng quan về nội dung của Kinh Vu Lan
Kinh Vu Lan gồm có 3 phần chính đó là dẫn nhập, Chánh Kinh và hồi hướng. Đây chính là những nghi thức cơ bản, thuần Việt với nhiều sám nguyện, nó thường được tụng đọc ở mùa Vu Lan Báo Hiếu vào tháng bảy âm lịch hàng năm.
Ngoài ra bạn cũng có thể tụng đọc kinh Vu Lan hàng ngày để giúp hồi hướng công đức tốt đẹp cho cha mẹ của mình và giúp nhen nhóm lên truyền thống hiếu đạo cho các con cháu. Đồng thời nội dung kinh Vu Lan cũng có thể sử dụng đọc vào các dịp lễ chúc mừng sinh nhật của cha mẹ, chúc phúc cho ông bà hoặc đọc tại những buổi khoá lễ kỳ siêu cho linh hồn của cha mẹ đã khuất.
Niên đại xuất hiện Kinh Vu Lan được tìm hiểu là vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau công nguyên. Mặc dù bài kinh còn tính nguyên thuỷ và gắn liền với nền văn hoá của Trung Quốc thế nhưng giá trị giáo dục về đạo hiếu và đạo đức làm người trong cuốn kinh này rất lớn và không thể nào phủ nhận được.
Đọc kinh Vu Lan để giúp hồi hướng về những công đức tốt đẹp nhất cho cha mẹ của mình
>>> CLICK NGAY: để xem nội dung hoặc bản kinh về: Kinh Vu Lan
3. Nội dung chi tiết từng phần của kinh Vu Lan
Theo như chia sẻ ở trên, nội dung của Kinh Vu Lan gồm có 3 phần chính. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra nội dung chi tiết nhất cho từng phần để các bạn tiện theo dõi hơn.
3.1. Phần 1: Phần dẫn nhập - Nguyên nhân khiến cho Đức Phật thuyết kinh
Mục Kiền Liên là một đại đệ tử của Phật Thế Tôn. Ngài có tấm lòng hiếu thảo, mong muốn được giúp đỡ cho mẹ của mình từ đã lâu. Vì thế nhân dịp ngài được chứng đắng sáu phép thần thông nên đã sử dụng về các thần thông đó với mong muốn biết được mẹ quá cố của mình hiện đang ở đâu nhằm muốn báo đáp về công ơn sinh thành.
Khi đó Ngài sử dụng nhãn thông và soi suốt khắp sáu cõi thì thấy được rằng hiện mẹ mình đang thuộc cõi nga quỹ, đói khổ, trơ cả xương chỉ còn mỗi mình da và sống rất khốn khổ. Nhìn thấy vậy Mục Kiền Liên đã mang cơm đến để cho mẹ ăn.
Nhận được cơm, mẹ của Ngài liền vội vàng dùng tay trái để che đi bát cơm không cho ai nhìn thấy và tay phải dùng để bốc cơm ăn. Tuy nhiên khi miếng cơm gần tới miệng thì nó liền trở thành cục lửa than bốc cháy đỏ rực nên bà không ăn được. Tình cảnh này cứ như vậy và tái diễn trông vô cùng thương tâm.
Ngài Mục Kiền Liên trông thấy vậy nhưng chẳng thể làm được gì để cứu giúp cho mẹ nên rất bi ái. Sau đó Ngài trở về bạch với Đức Phật để có thể nhờ ngài Thế Tôn giúp đỡ.
Đức Phật thuyết kinh là do ngài Mục Kiền Liên muốn giúp cho mẹ thoát khỏi được bi ái
3.2. Phần 2: Chánh Kinh - Thế Tôn đã chỉ dạy cho Mục Kiền Liên phương pháp giúp cứu mẹ thoát khỏi cảnh lầm than
Sau khi đã nghe những từ Mục Kiền Liên, Thế Tôn đã giải thích cho Ngài được hiểu rõ bởi vì tính tham sân si của mẹ Ngài kiếp trúc rất sâu bày, nhiều nghiệp nên phải gánh thọ báo tương đương. Do đó dù là bất kỳ ai, kể cả những vị đạo sỹ, những vị thần, địa thần, quỷ thần hay Tứ Thiên Vương thì cũng chẳng có thể giúp đỡ được.
Biện pháp duy nhất có thể làm lúc này đó là sử dụng những uy lực của Chư Phật mười Phương thì mới có thể cứu giúp được cho mẹ ngài cùng với những người khác đang khổ nạn thoát ra được khỏi cảnh khổ.
Nhân vào ngày tự tứ của rằm tháng bảy, tất cả các hiền thánh tăng sẽ quy tụ ở Tăng Chúng nhằm đồng đẳng nhất tâm và tập hợp nhau lại để có thể trú xứ thọ lễ Tự tứ. Những vị tỳ kheo này đều là những người với đầy đủ giới hạnh trang nghiêm và có chánh định thù thắng, trí huệ thù thắng nên sẽ giúp tạo ra những giới pháp đạo đức vô cùng rộng rãi và mênh mông, có uy lực cảm biến và mang tới các tác động linh ứng cao.
Vào ngày nay tất cả mọi chúng ta nên vì cha mẹ đang sống trong hiện tại hoặc trong bảy đời quá khứ mà sắm sửa thêm những loại đồ ăn, thức uống, trái chăng hoa quả với đầy đủ hương vị, thơm ngon, với các loại nhang đèn, hương hoa để dâng lên cúng dường cho các vị Hiền Thánh tăng.
Theo Thế Tôn vào tự tứ của rằm tháng bảy nên cúng dường vì cha mẹ của mình
Nếu như những ai thực hiện điều trên với một tấm lòng thành kính nhất sẽ giúp cho cha mẹ ở đời này hoặc quá đãng sẽ thoát ra khỏi khốn khổ của 3 đường và không còn rơi vào cảnh nghèo nàn, khổ cực. Với cha mẹ của những ai đang còn sống sẽ nhận được phước lạc, sống lâu hơn.
Những món chay cúng dường sẽ được đặt ở vị trí trước bàn thờ của Phật ở tư gia hoặc những ngôi chùa, thấp. Trước khi thọ trai những vị chư tăng thập phương sẽ dùng định lực chú để nguyện cho trai chủ, chú nguyện cho cha mẹ bảy đời của trai chủ.
Ngài Mục Kiền Liên cũng đã thực hiện theo những lời mà Thế Tôn chỉ dạy. Ngay lập tức những tiếng rên rỉ của mẹ Ngài cũng đã không còn nữa và vào ngày đó bà cũng đã thoát ra được cảnh khổ của kiếp ngạ quỷ.
Mục Kiền Liên đã thực hiện theo lời Thế Tôn chỉ dạy và mẹ Ngài đã thoát được cảnh khổ của kiếp ngạ quỷ
3.3. Phần 3: Thế Tôn đã chỉ dạy về bổn phận và những phương pháp nhằm biểu đạt sự hiếu thảo đối với cha mẹ cho tất cả mọi người
Theo như những lời Đức Phật đã chỉ dạy bất kể ai từ người nghèo khổ, cực hèn tới hàng vương công phú quý đều có quyền bày tỏ về tấm lòng hiếu thảo của mình đối với cha mẹ ở hiện tiền hoặc quá cố thông qua vào rằm tháng bảy.
Ở ngày tự tứ mọi người sẽ soạn trai lễ để cúng dường Thập phương tăng. Khi đó hãy cầu nguyện cho cha mẹ của mình, những người đang còn sống sẽ được sống lâu, không bị ốm đau, bệnh tật, đủ ăn, đủ mặc, cầu cho cha mẹ ở bảy kiếp trước siêu thoát và thoát ra được cảnh khổ cực.
Mọi người cần tự thực hiện tấm lòng hiếu thảo của mình một cách thành tâm nhất. Phải luôn ghi nhớ về công lao của cha mẹ hiện tại và cha mẹ ở 7 kiếp trước và thực hiện việc cúng dường hàng năm.
Thế Tôn chỉ dạy mọi người sẽ soạn trai lễ cúng dường để cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống và cha mẹ ở 7 kiếp trước
4. Ý nghĩa của Kinh Vu Lan là gì?
Tùy thuộc vào bản kinh ngắn nhưng ý nghĩa của Kinh Vu Lan vô cùng sâu sắc. Từng câu từng chữ thể hiện ở trong kinh này đều toát lên những ý nghĩa cực kỳ vi diệu và có sự thâm sâu. Bản kinh này có thể dùng để tụng đọc mỗi ngày giúp hồi hướng công đức cho các cha mẹ ở hiện tiền. Đồng thời qua đây còn thể hiện được truyền thống đạo hiếu cho con cháu.
Đặc biệt sau khi nghiên cứu kỹ về bài kinh Vu Lan này sẽ giúp bạn nhận thấy được rất nhiều ý nghĩa cao diệu, nhân bản và đại từ đại bi của cuốn kinh hơn rất nhiều. Bản kinh này sẽ đề cập tới mọi người sự tha lực, nhưng khi hiểu rõ về sâu bên trong nó lại hàm chứa về những ý nghĩa của sự tự giác giác tha và tự lực giải thoát.
Kinh Vu Lan mang những ý nghĩa sâu sắc, vi diệu và thâm sâu
5. Hướng dẫn tụng niệm Kinh Vu Lan được linh ứng nhất
Mỗi câu, mỗi chữ trong Kinh Vu Lan đều mang tính ẩn dụ vô cùng cao nên nhiều người khi đọc qua một hai lần thì rất khó có thể hiểu hết được. Vì vậy khi tụng kinh này trước tiên bạn cần phải có một tấm lòng thành kính, tâm tha thiết trân quý về từng câu và từng chữ của bản kinh.
Trước khi bắt đầu vào tụng niệm cần rửa sạch sẽ tay chân, thân thể, súc miệng thơm tho mặc y phục trang nghiêm. Quá trình ngồi tụng niệm cần giữ cho thân thật ngay thẳng. Khi quỳ hoặc lạy phải giữ cho thân đoan nghiêm và miệng đọc ra với mức âm thanh đủ nghe.
Tụng kinh Vu Lan mỗi ngày với tâm tha thiết và lòng thành kính nhất
Bài viết trên là những thông tin có liên quan tới kinh Vu Lan mà bạn có thể tham khảo. Có thể thấy bản kinh này cùng với lễ hội Vu Lan Báo Hiếu luôn được lưu giữ và phát triển về chữ hiếu, đạo lý làm người của tất cả mọi người hiện nay. Vì vậy các bạn đừng quên tìm hiểu về cuốn kinh này để có thể bày tỏ được tấm lòng biết ơn và hồi hướng công đức cho cha mẹ của mình nhé.