Kinh Phổ Môn
Kinh Phổ Môn là bài kinh nói về hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm, được nhiều người lựa chọn để tụng niệm trong những dịp quan trọng như cầu an, khánh kỷ, lễ khởi công, lễ đáo tuế hay lễ an vị Phật,...Để hiểu rõ về nội dung, ý nghĩa của kinh Phổ Môn, quý bạn đọc hãy theo dõi những nội dung thông tin chi tiết dưới đây của loiphong.vn.
1. Kinh Phổ Môn là gì?
Kinh Phổ Môn là bài kinh nói về hạnh nguyện độ sanh của Bồ tát Quan Thế Âm, còn được biết đến với tên gọi là kinh Quan Thế Âm, Phẩm Phổ Môn. Kinh Phổ Môn giới thiệu về cách “quán chiếu” cuộc đời để đạt tới giác ngộ, giải thoát như phương pháp tu tập phổ biến và có hiệu quả trong cõi Ta bà.
Kinh Phổ Môn là gì?
Nguyên tác của kinh Phổ Môn được viết bằng tiếng Sanskrit, có 3 bản dịch chữ Hán, đó là:
● Bản dịch của Trúc Hộ Pháp mang tựa đề “Quan Thế Âm Bồ tát” là phẩm thứ 23 trong Chánh Pháp Hoa Kinh
● Bản dịch của ngài Cưu - ma - la - thập dịch có tự đề “Quan Thế Âm Bồ tát Phổ Môn Phẩm” là phẩm thứ 25 trong kinh Hoa Sen Chánh Pháp (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh)
● Bản dịch của hai ngày là Xà - na - quật - đa và Đạt - ma - cấp - đa dịch mang cùng tự đề với bản của Cưu - ma - la - thập dịch, là phẩm thứ 24 trong Thiên Phẩm Pháp Hoa Kinh.
Cả 3 bản dịch thì chỉ có bản thứ 3 là đầy đủ 2 phần văn xuôi và thi hóa phần văn xuôi. Bản dịch thứ 3 được mọi người sử dụng cho đến tận bây giờ. Bản dịch tiếng Việt được lấy từ bản chữ Hán của Cưu - ma - la - thập, được giữ nguyên phần thi hóa văn xuôi. Bởi nội dung có trong phần thi hóa văn xuôi lại không có trong phần văn và ngược lại, nội dung trong phần văn lại không có trong phần thi hóa văn xuôi.
2. Nội dung của kinh Phổ Môn như thế nào?
Nội dung của kinh Phổ Môn có 3 nội dung chính đó là:
● Thần lực trì danh Quan Âm
● Cứu thế độ sinh qua 33 ứng thân
● Phương pháp ngũ âm, ngũ quán
Nội dung của kinh Phổ Môn như thế nào?
Nội dung của kinh Phổ Môn là giới thiệu sự tương giao trong nhân quả, giữa Quan Thế Âm Bồ tát và chúng sinh. Quan Thế Âm là người ban niềm vui cho mọi người, là điểm tựa để nuôi dưỡng trí tuệ, tu thân tích đức, nỗ lực để trở thành bậc Thánh như Ngài.
>>> CLICK NGAY để xem nội dung hoặc tải tài liệu: Kinh Phổ Môn
3. Ý nghĩa của kinh Phổ Môn
Kinh Phổ Môn mang ý nghĩa ẩn dụ cao nên để hiểu hết ý nghĩa của bài kinh thì cần phải nghiên cứu sâu sắc. Đọc kinh không chỉ nhìn từng chữ để tụng mà quan trọng là phải hiểu được ý nghĩa bên trong. Tụng kinh không đồng nghĩa với việc ước gì đạt đó. Bồ tát không phải là thần linh có thể cứu nguy. Do đó, mục tiêu của việc tụng kinh không phải là để cầu xin, van xin sự giúp đỡ. Phương pháp tu tập quán chiếu cuộc đời mới là cốt lõi của Kinh. Nhờ quán chiếu cuộc đời theo phương thức duyên khởi và vô ngã, người tu học trì tụng, tư độ thoát chính mình ra mọi khổ đau.
Cốt lõi của việc tụng kinh là cách giúp chúng ta tu tập quán chiếu cuộc đời. Phương pháp này giúp cho con người khởi duyên để tự thoát ra khỏi đau khổ. Qua đó, bản thân sẽ thấy nhẹ nhàng, thanh tịnh hơn. Một ý nghĩa khác của kinh Phổ Môn đó là sự bao dung, tình thương mà Bồ tát ban cho chúng sinh thông qua cách thức độ sinh.
Ý nghĩa của kinh Phổ Môn
Kinh Phổ Môn nói lên tình yêu thương bao la của một vị Bồ tát qua phương pháp độ sinh với 33 ứng thân khác nhau, phù hợp với căn cơ và đối tượng của người tu tập. Hình ảnh 33 ứng thân gợi cho chúng ta tinh thần nhập thế đa dạng của Bồ tát vì sự nghiệp quy nhất là đem lại an lạc, hạnh phúc cho chúng sinh. Muốn độ sinh có hiệu quả, người hành đạo cần phải hiểu rõ tâm lý, hành vi của đối tượng.
Không có một vị Bồ tát nào có thể cứu giúp chúng ta cầu gì được đó, ước gì được nấy bởi luật nhân quả giống nghiệp báo. Kinh Phổ Môn chỉ ra 5 loại âm thanh hiện hữu trong cuộc đời đó là tiếng nhiệm mầu (Diệu Âm), tiếng quán chiếu cuộc đời (Quán Thế Âm), tiếng thanh tịnh (Phạm Âm), tiếng sóng vỗ (Hải triều Âm), tiếng siêu việt thế gian (Siêu việt thế gian Âm).
Đổi lại 5 âm thanh này là 5 pháp quán chiếu hay thiền định là quán chân thật (Chân quán), quán thanh tịnh (Thanh tịnh quán), quán trí tuệ rộng lớn (Quảng đại trí tuệ quán), quán cứu khổ (Bi quán) và quán ban tình thương (Từ quán). Chính nhờ nương vào 5 pháp quán này mà người tu học tự giải thoát chính mình, thoát khỏi mọi khổ ách của cuộc đời.
Khi tu tập 5 quán đó, mỗi người là một Bồ tát Quán Thế Âm tự cứu chính mình và tha nhân ra khỏi nhà lửa của khổ đau, bất hạnh.
4. Khóa lễ tụng kinh Phổ Môn
Khóa lễ tụng kinh Phổ Môn gồm có 3 phần:
Phần thứ nhất: Là nghi thức dẫn nhập, gồm 5 tiết mục như nguyện hương, đảnh lễ ba ngôi báu, tán hương, phát nguyện trì kinh và tán dương giáo pháp.
Phần thứ hai: Là phần chính kinh, giới thiệu về hạnh nguyện độ sanh của Bồ tát Quan Thế Âm.
Phần thứ ba: Là phần sám nguyện và hồi hướng, bắt đầu bằng bài kinh ngắn Bát Nhã Tâm Kinh. Bát Nhã Tâm kinh giúp người tụng niệm diệt trừ tất cả khổ đau trong cuộc đời bằng phương pháp quán chiếu 5 yếu tố hình thành nên con người.
Tiếp đó là 12 lời nguyện của Bồ tát Quan Thế Âm giúp cho người tu học hiểu rõ về bản nguyện cứu độ sinh của vị Bồ tát nổi tiếng về lòng từ bi. Các mục còn lại sẽ là niệm Phật, đọc sám hối, hồi hướng công đức, phục nguyện và nượng tựa ba ngôi báu.
Kinh Phổ Môn chủ yếu được tụng niệm vào các dịp cầu an, cầu bệnh, cầu tai qua nạn khỏi, cầu gia đạo bình an, cầu quốc thái dân an hay tụng vào những dịp như lễ an vị Phật, lễ khai trương, lễ khởi công, lễ sinh nhật, lễ cầu thọ, lễ chúc thọ,...
5. Nên tụng kinh Phổ Môn ở nhà hay ở chùa?
Tụng kinh Phổ Môn ở chùa hay ở nhà là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu gia đình bạn có bàn thờ Phật thì có thể thực hiện cầu an tại gia. Trường hợp nơi ở chật hẹp, ồn ào, điều kiện không cho phép thì bạn hãy thực hiện ở chùa.
Nếu bạn đến chùa nhờ thầy tụng kinh Phổ Môn hay thỉnh chư tăng đến nhà thì hiệu quả sẽ không bằng việc bạn tự thực hiện. Việc cầu an không phải là một nghi thức ban phước tránh họa mà là giúp xua đi những bất an trong ta.
Nên tụng kinh Phổ Môn ở nhà hay ở chùa?
Khi không có điều kiện thực hiện tại nhà bạn có thể tổ chức ở chùa nhưng vẫn nên tự mình tụng niệm, lễ bái chí thành thay vì chỉ dựa vào sự tụng niệm của chư tăng. Khi chư tăng tụng kinh thì bạn phải để hết tâm ý của mình vào từng lời kinh, tiếng kệ thì mới linh ứng.
Dù là tụng niệm kinh Phổ Môn ở nhà hay ở chùa thì bạn cũng cần phải chuẩn bị chu đáo, trang nghiêm. Những vật cần thiết trong lễ cầu an, tụng kinh Phổ Môn cần phải có là hoa quả, hương đèn,...Chúng ta dâng cúng những gì, tốt hay xấu, ít hay nhiều,...đều không quan trọng mà cốt yếu là mọi thứ xuất phát từ chính sự thành tâm, nghiêm cẩn trong khả năng của mỗi người.
Mỗi người nên hiểu rõ rằng, việc cầu an trước hết là quay về quán xét tự tâm. Khi bắt đầu chuẩn bị cho nghi thức cầu an là lúc tâm thức ta bắt đầu ngưng lắng trong các vọng niệm, bắt đầu xoay hướng về Tam Bảo, về sự trang nghiêm thanh tịnh trước Phật đài, tạo điều kiện cho sự tiếp nhận ý nghĩa kinh văn một cách sâu sắc hơn.
Hiểu đúng và vận dụng kinh Phổ Môn vào cuộc sống hàng ngày thì mọi sự bất an trong lòng ta sẽ được xua tan nhờ vào năng lực từ bi của Bồ tát Quán Thế Âm. Và đó cũng chính là năng lực đại bi được khởi sinh, nuôi dưỡng trong tâm thức của chúng ta trong buổi lễ cầu an.
6. Cách tụng niệm kinh Phổ Môn
Bồ tát Quan Thế Âm khởi đại nguyện cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh nên khi gặp khổ nạn, con người thường xưng niệm danh hiệu ngài để cầu mong sự bình an, an ổn. Sự tương giao giữa 2 tâm thức giúp chúng sinh đạt được sự an ổn. Để tụng kinh Phổ Môn bạn cần:
6.1. Chuẩn bị trước khi tụng kinh Phổ Môn
Trước khi tụng kinh Phổ Môn bạn cần phải lau dọn, bày bàn thờ Phật trang nghiêm, sạch sẽ. Tốt nhất là tự mình thực hiện, không nên sai bảo người khác trừ trường hợp là con cái trong gia đình, người tham gia có tâm nguyện cầu an. Sau đó, gia chủ đứng trước bàn thờ Phật chí thành lễ bái. Lúc này, nghi thức cầu an chính thức bắt đầu.
6.2. Cách tụng niệm kinh Phổ Môn
Từng câu, từng chữ trong kinh Phổ Môn có ý nghĩa rất lớn, thâm sâu và vi diệu, mang tính ẩn dụ cao; nếu chỉ đọc qua một hai lần thì khó có thể hiểu được. Do đó, khi tụng kinh, bạn cần phải hết lòng thành kính, phải có tâm tha thiết trân quý từng câu, từng chữ. Khi đứng, khi ngồi cần phải giữ thân cho ngay thẳng. Lúc lạy hay lúc quỳ phải giữ thân đoan nghiêm, miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe.
Cách tụng niệm kinh Phổ Môn
Điều quan trọng nhất khi tụng kinh Phổ Môn đó là phải thể nhập được những ý nghĩa trong kinh, ứng dụng và thực hành trong đời sống. Đọc, tụng kinh Phổ Môn không phải chỉ là để được Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ mà quan trọng hơn đó là chúng ta biết đến phương pháp “quán chiếu cuộc đời” và phương pháp “sống không sợ hãi” của vị Bồ tát nổi tiếng dung hòa, song hành giữa tình thương và trí tuệ để an lạc, sự thành thơi, tha nhân của mình được tạo lập từ hiện kiếp.
6.3. Lưu ý khi tụng niệm kinh Phổ Môn
Khi tụng niệm kinh Phổ Môn bạn cần lưu ý những điều sau:
● Chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, cẩn thận, ăn mặc trang nghiêm, nên rửa tay và súc miệng cho sạch sẽ.
● Có thể tụng theo bản dịch tiếng Việt để tạo hiệu quả tốt nhất, hiểu hết nghĩa của từng chữ, từng câu kinh.
● Cần phải tập trung hết sức, suy ngẫm về ý nghĩa của các câu kinh, tiếng kệ. Điều này sẽ giúp bạn hòa quyện với không khí trang nghiêm của buổi tụng kinh, thấm đẫm được ý nghĩa của các câu kinh Phổ Môn trong tâm trí.
Với các thông tin trên đây về nội dung, ý nghĩa và cách tụng niệm kinh Phổ Môn, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để có thêm nhiều thông tin khác quý bạn đọc hãy truy cập website loiphong.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.